Tác động đến môi trường đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 45)

II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BĂNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH

2. Tình hình đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Thanh Hóa

2.5.1.3. Tác động đến môi trường đầu tư

Tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước được rà soát, điều chỉnh phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế của tỉnh, cơ bản khắc phục được sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ giữa các ngành, các cấp. Phân cấp quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: tổ chức, bộ máy, cán bộ, đầu tư xây dựng, quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi, quản lý tài sản công … được đẩy mạnh. Công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật đã đi vào nề nếp. Cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực trọng điểm liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp và công dân được tập trung chỉ đạo và có chuyển biến tích cực. Một số thủ tục hành chính đã được áp dụng giải quyết theo cơ chế “một cửa liên thông”. 100% cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện đã thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số 130 của Chính phủ; các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện có kết quả Nghị định số 43/2006/NĐ- CP của Chính phủ về tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước được đẩy mạnh, mang lại hiệu quả thiết thực trong chỉ đạo điều hành.

Ngân sách nhà nước tập trung vào các lĩnh vực phát triển kinh tế xã của tỉnh nên môi trường đầu tư của tỉnh đã và đang được cải thiện một cách rõ rệt. Nhờ môi trường đầu tư được cải thiện và thay đổi đã đáp ứng được yêu cầu khuyến khích các thành phần kinh tế chủ động trong việc phân bổ vốn vào hoạt động sản xuất kinh

Tỷ trọng của khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế cá thể tăng dần qua các năm, tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước giảm dần ( năm 2000 là 38.5%, năm 2009 là 24.7%), tỷ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước vẫn giữ mức trên 50%

Hoạt động xuất, nhập khẩu

Với xu hướng mở cửa và hội nhập của cả nước, kinh tế đối ngoại của Thanh Hóa đã đạt được một số kết quả bước đầu.Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn năm 2005 đạt trên 105,3 tr.USD, trong đó giá trị hàng hóa xuất khẩu là 72,7 tr USD ; dự kiến năm 2010, có thể đạt 300 - 350 triệu USD . Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu gồm lạc nhân, xi măng, quặng các loại, đá ốp lát, đá hoa, hải sản đông lạnh, dưa chuột, súc sản, hàng tre đan chất lượng cao, hàng may mặc, đồ thủ công mỹ nghệ... Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, ôtô, phân đạm...

Phát triển doanh nghiệp

Công tác phát triển doanh nghiệp được các ngành, các cấp quan tâm chỉ đạo; tính đến hết tháng 6/2009, số doanh nghiệp thành lập mới là 5.540 doanh nghiệp, tăng 2.824 doanh nghiệp so với năm 2005, vốn điều lệ bình quân của doanh nghiệp đạt 6 tỷ đồng. Trong 5 năm cổ phần hóa và sắp xếp 18 doanh nghiệp nhà nước và các nông trường, theo đúng kế hoạch phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Sau cổ phần hoá nhiều doanh nghiệp đã chủ động xây dựng các phương án phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu mở rộng thị trường; tổ chức bộ máy được sắp xếp gọn nhẹ hơn, giảm được 50% lao động gián tiếp so với trước khi chuyển đổi. Theo báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của 59 doanh nghiệp; năm 2008 lợi nhuận đạt 52.416 triệu đồng (trước cổ phần hóa lỗ 701 triệu đồng), nộp ngân sách trên 55.497 triệu đồng, tăng 2,1 lần so với năm trước cổ phần hóa.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w