QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 56)

II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BĂNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH

1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA

1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA THANH HÓA

1.1. Quan điểm phát triển tỉnh Thanh Hóa theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020

Căn cứ vào đường lối phát triển kinh tế - xã hội đất nước đã được xác định tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X là đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp; vào định hướng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của vùng Bắc Trung Bộ,Vùng KTTĐ Bắc Bộ đến năm 2020 và Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XVI; xuất phát từ tiềm năng, lợi thế và các cơ hội phát triển của tỉnh..., từ nay đến năm 2020 tỉnh Thanh Hoá sẽ phát triển theo các quan điểm cơ bản sau:

- Phát huy cao độ tiềm năng và vị thế của tỉnh, trên cơ sở đó huy động và sử dụng mọi nguồn lực tạo tốc độ phát triển nhanh và toàn diện kinh tế- xã hội, quốc phòng an ninh, sớm thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển so với các tỉnh trong vùng và cả nước, tiến tới xây dựng Thanh Hoá trở thành một trong những trung tâm kinh tế-văn hóa, xã hội mạnh của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước.

- Phát triển nền kinh tế hiệu quả và bền vững gắn với bảo vệ môi trường, có cơ cấu hợp lý và sức cạnh tranh cao, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch chất lượng cao. Coi trọng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá an toàn và bền vững, xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao đa dạng, hiệu quả.

- Đầu tư tập trung, có trọng tâm, trọng điểm để hình thành các khu vực động lực và nhóm sản phẩm chủ lực; ưu tiên đầu tư để phát triển nhanh KKT Nghi Sơn, tạo bước đột phá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo phát triển hài hòa giữa các vùng trong tỉnh.

- Từng bước phát triển hài hoà, hợp lý giữa các vùng. Ưu tiên phát triển mạnh kinh tế biển và vùng ven biển, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế toàn tỉnh. Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước và nguồn vốn ODA để đầu tư phát triển vùng trung du miền núi, sớm đưa vùng trung du miền núi phía Tây thoát khỏi tình

trạng kém phát triển.

- Tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa các lĩnh vực xã hội, đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của tỉnh. Kết hợp phát triển kinh tế với từng bước thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, chú trọng công tác xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, ổn định xã hội, tăng cường sự đoàn kết giữa các dân tộc trong tỉnh.

- Coi trọng phát triển khoa học, công nghệ; nâng cao chất lượng nghiên cứu và chuyển giao các sản phẩm khoa học-công nghệ vào sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng sản phẩm.

- Tăng cường củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; giữ vững ổn định chính trị để phát triển kinh tế- xã hội.

1.2. Mục tiêu phát triển tỉnh Thanh Hóa theo kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020

1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2015, Thanh Hóa nằm trong tốp trung bình của cả nước (một số chỉ tiêu đạt mức tiên tiến). Đến năm 2020 xây dựng Thanh Hoá cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, có cơ cấu kinh tế hợp lý, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và hiện đại và là một trong những trung tâm kinh tế, giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục - thể thao, khoa học - kỹ thuật của vùng Bắc Trung bộ và cả nước, an ninh chính trị ổn định, xã hội văn minh và khối đại đoàn kết dân tộc vững chắc.

1.2.2. Các mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 đạt 17 - 18 %/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt trên 19%/năm. Đến năm 2015 GDP bình quân đầu người của Thanh Hóa đạt mức trung bình cả nước và sẽ vượt mức trung bình cả nước sau 2015.

- Tạo sự chuyển biến căn bản và vững chắc về cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, giảm mạnh tỷ trọng nông nghiệp (gồm cả lâm nghiệp và thuỷ sản), tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế. Đến năm 2015 GTGT ngành nông nghiệp chiếm 15,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm 47,6% và dịch vụ chiếm 36,8%

khoảng 10%; công nghiệp - xây dựng chiếm 52% và dịch vụ chiếm 38%, đáp ứng yêu cầu của một tỉnh công nghiệp.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 800 - 850 triệu USD và năm 2020 đạt trên 2 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 19-20%/năm.

b) Mục tiêu xã hội

- Hạn chế tốc độ tăng dân số, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong tỉnh năm 2015 dưới 0,65% và khoảng 0,5% năm 2020.

- Duy trì và củng cố vững chắc thành quả phổ cập THCS, hoàn thành phổ cập THPT trước năm 2020. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tỉnh lên 45% năm 2015 và 55 - 60% năm 2020 (trong đó lao động qua đào tạo nghề là 45%).

- Từ nay đến năm 2020, mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 5 vạn lao động. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị từ 4,0% năm 2010 xuống dưới 3% năm 2020; giảm tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn xuống còn khoảng 5% năm 2015 và dưới 3,5% năm 2020.

- Mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn hiện nay) khoảng 3 - 5%.

- Hoàn thiện mạng lưới y tế từ tỉnh đến xã, bản. Phấn đấu 100% số trạm xá xã có bác sỹ trước năm 2015; Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn khoảng 18 - 20% vào năm 2015 và dưới 10% vào năm 2020.

- Đến năm 2015 toàn bộ hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường đến trung tâm xã và cụm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 90% số xã có điện và 100% dân số được xem truyền hình.

c) Mục tiêu bảo vệ môi trường

- Nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 53 - 54% năm 2015 và trên 60% vào năm 2020, đảm bảo chức năng phòng hộ đầu nguồn và đóng góp lớn vào nền kinh tế. Bảo vệ môi trường nước ngầm, nước mặt, vùng biển và ven biển.

- Đến năm 2015 toàn bộ các đô thị trong tỉnh có công trình thu gom và xử lý chất thải tập trung hợp vệ sinh; 100% số cơ sở sản xuất mới được trang bị các thiết bị xử lý chất thải hoặc áp dụng công nghệ sạch; khoảng 80% số cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường và đạt 90% vào năm 2020.

- Đến năm 2015 toàn bộ 100% dân số thành thị được sử dụng nước sạch, khoảng 90% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đạt 100% vào năm 2020.

kiềm chế gia tăng tội phạm và tệ nạn xã hội. Ngăn chặn kịp thời âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.

- Đến năm 2015, cơ bản xây dựng xong hệ thống đường tuần tra biên giới; hoàn chỉnh hệ thống đường vành đai biên giới, đường ra biên giới theo tiêu chuẩn đường cấp V, cấp VI miền núi. Hoàn thành việc kiên cố hoá các đồn, trạm biên phòng theo tiêu chuẩn, tăng số đồn trạm biên phòng lên 20 km/đồn.

1.3. Quan điểm sử dụng vốn ngân sách nhà nước

Nguồn vốn ngân sách nhà nước chủ yếu giành cho phát triển kết cấu hạ tầng nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách do Trung ương quản lý sẽ tập trung thực hiện các công trình hạ tầng lớn, quan trọng đang và sẽ được triển khai thực hiện trên địa bàn. Dự kiến nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước được sử dụng như sau:

- Hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội cho vùng Trung du - Miền núi, nhất là các vùng cao, vùng sâu, vùng xa theo các chương trình mục tiêu của Chính phủ.

- Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo các chương trình dự án lớn của các Bộ ngành Trung ương thực hiện trên địa bàn tỉnh

- Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Nghi Sơn, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các dự án phát triển sản xuất, kinh doanh theo cơ chế ưu đãi khuyến khích đầu tư, phát triển lưới điện hạ thế nông thôn, điện chiếu sáng tại các khu đô thị.

- Nâng cấp cải tạo hệ thống giao thông, trong đó tập trung chủ yếu vào các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, kiên cố hoá đường đến trung tâm xã, các tuyến giao thông đến các vùng sản xuất hàng hoá nông lâm nghiệp tập trung...

- Phát triển kết cấu hạ tầng xã hội, trong đó ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực: kiên cố hoá trường, lớp học và các trung tâm y tế tuyến huyện; kiên cố hoá theo tiêu chuẩn các phòng khám đa khoa khu vực, các trạm xá xã.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN, khu du lịch, khu đô thị mới.

- Đầu tư cho an ninh quốc phòng: xây dựng hoàn thiện hệ thống đường ra biên giới, đường tuần tra biên giới, tăng cường cơ sở vật chất các đồn, trạm biên phòng tại các địa bàn xung yếu.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w