IV Nợ Dài Hạn
1 Hệ số thanh toán ngắn hạn (lần) 2 08 06 38 8 2Hệ số thanh toán nhanh (lần)0.750.540.430.60
2.3.4 Một số hạn chế và nguyên nhân của hoạt động huy động vốn
Mặc dù đã có những thành tựu to lớn từ hoạt động huy động vốn của công ty cổ phần Lilama 10, công ty vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế trong hoạt động này. Hoạt động huy động vốn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan nên những khó khăn của bên trong cũng như bên ngoài công ty cũng sẽ dẫn đến hạn chế của công tác huy động vốn tại công ty.
Một trong những hạn chế lớn nhất của công tác huy động vốn là việc chưa đa dạng hóa được các nguồn huy động. Hiện nay công ty mới triển khai việc huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu, vay ngân hàng, 1 vài tổ chức cho thuê tài chính và huy động từ nội lực của công ty. Ngoài ra công ty còn tăng vốn điều lệ dựa vào vốn của nhà nước, mà cơ quan trực tiếp là tổng công ty. Trong các nguồn này thì việc huy động vốn từ các tổ chức cho thuê tài chính là hầu như không đáng kể trong khi nguồn này là một trong những nguồn tiềm năng có thể tận dụng trong thời gian tới.
Theo quy định của pháp luật, công ty cổ phần Lilama 10 được phép huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như: phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay các trung gian tài chính, các tổ chức thuê mua tài chính, và huy động trực tiếp từ bản thân công ty. Trong các nguồn này thì công ty mới chỉ triển khai bước đầu việc huy động vốn dựa vào việc phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, cũng như phát hành hạn chế những giấy tờ có giá. Đối với các nguồn huy động nội bộ thì nguồn từ nội bộ công ty cũng như nguồn từ nước ngoài cũng chưa được phát huy mặc dù tiềm năng của các nguồn này là rất lớn.
Nguyên nhân của hạn chế này là do công ty mới được cổ phần hóa, cơ cấu tổ chức còn mang nặng tính bao cấp của nhà nước, chưa thực sự chủ động trong việc tìm kiếm nguồn huy động vốn. Công ty đã nỗ lực hết mình trong việc huy động vốn nhưng do chưa có kinh nghiệm trong các lĩnh vực phát hành trái phiếu, cổ phiếu, các giấy tờ có giá, cũng như việc tổ chức lại bộ mày cơ cấu nhân sự khiến cho việc huy động vốn qua các hình thức trên còn chưa đạt như mong muốn. Toàn bộ thành viên trong công ty có hơn 2000 người, trong đó chủ yếu là công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ đại học, trên đại học chưa nhiều (cụ thể, trình độ trên đại học chỉ có 2 người, trình độ đại học có 154 người, công nhân kỹ thuật lên tới 1117 người). Với cơ cấu lớn
như vậy, việc huy động vốn từ nội bộ nhân viên công ty là một điều không dễ dàng, cùng với việc cơ cấu tổ chức còn mang tính nhà nước nên thay đổi các phương thức huy động vốn không thể thực hiện ngay được. Muốn huy động được vốn lớn thì yêu cầu công ty phải có đội ngũ cán bộ chuyên môn có nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm, đồng thời công ty phải có vốn lớn, uy tín cao trên thị trường để công chúng, các nhà đầu tư và cả nhân viên trong công ty tiếp nhận và tin tưởng.
Khó khăn này có thể được hỗ trợ bởi uy tín của tổng công ty, kinh nghiệm làm việc của công ty tổng rất quan trọng trong việc hỗ trợ các công ty thành viên, nhưng do Tổng công ty có rất nhiều thành viên nên sự giám sát quan tâm đến hoạt động của công ty còn bị hạn chế. Chính sách của Tổng công ty đối với công ty cổ phần Lilama 10 còn chưa được cụ thể, rõ ràng, cơ chế công ty mẹ, công ty con chưa thực sự giúp ích được cho công ty.
Về nguyên nhân khách quan thì sự yếu kém kinh nghiệm của thị trường tài chính, nhất là thị trường chứng khoán cũng làm giảm khả năng huy động vốn qua cổ phiếu, trái phiếu của công ty. Tính thanh khoản của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán là rất thấp. Công ty khi phát hành cổ phiếu ra công chúng cũng rất khó có thể huy động được một lượng lớn vốn do tính kém hấp dẫn của thị trường chứng khoán trong thời gian khủng hoảng kinh tế hiện nay. Nếu có phát hành thêm thì cũng chỉ có thể phát hành được một số lượng nhỏ, mà chủ yếu là từ nội bộ trong Tổng công ty và trong bản thân công ty. Việc phát hành này cần phải có sự hỗ trợ của Tổng công ty và được pháp luật quy định chặt chẽ.
2.3.4.2 Chi phí vốn cao
Chi phí vốn ở đây được hiểu là chi phí nợ. Chi phí nợ trung bình của công ty là khoảng 12 – 14%/năm là tương đối cao. So với các công ty khác cùng ngành thì mức này là chưa thực sự hợp lý. Trong nợ của công ty thì chi
phí cao nhất thuộc về các khoản vay (có thời điểm lãi suất vay lên đến 20%/năm) là cao hơn hẳn so với các khoản lãi suất ở các nguồn huy động vốn khác. Chính khoản nợ này chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí nợ của công ty khiến cho chi phí trung bình của nợ ở mức cao.
Nguyên nhân của vấn đề này một phần nằm ở cơ cấu các thành phần nợ là chưa hợp lý do hoạt động của công ty chưa phát triển các phương thức huy động vốn có chi phí thấp hơn như phát hành thêm cổ phiếu, tăng vốn điều lệ… Đặc biệt là việc sử dụng vốn chủ còn hạn chế do công ty vẫn còn bị phụ thuộc vào Tổng công ty. Những hạn chế trong việc cấp vốn chủ, huy động thêm vốn chủ đối với công ty Lilama 10 cũng làm tăng chi phí vốn do công ty phải sử dụng nhiều nợ. Trong khi chi phí của nợ cao nhưng công ty vẫn phải huy động nhằm hoàn thiện các hoạt động của dự án, để các dự án diễn ra bình thường và giữ chân được khách hàng, tạo lập mối quan hệ và hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà cổ đông giao phó. Chính sự ràng buộc không đáng có này làm giảm tính độc lập trong việc huy động vốn của công ty. Mỗi khi muốn huy động thêm vốn điều lệ, công ty phải chờ xem xét của Tổng công ty – cổ đông chính của công ty và phải được nhà nước cho phép, điều này đã hạn chế rất nhiều hoạt động tăng thêm vốn chủ do rất mất thời gian, thủ tục thiếu tính nhanh gọn mà nhu cầu vốn lại rất cấp thiết.
2.3.4.3 Cơ cấu vốn thiếu hợp lý
Một điều có thể dễ dàng nhận thấy trong cơ cấu vốn của công ty cổ phần Lilama 10 thì nợ chiếm tỷ trọng ngày càng cao, cao nhất là năm 2006 lên đến 84.6% trong tổng nguồn vốn, sang năm 2007 tỷ lệ này có giảm đi do huy động thêm vốn chủ sở hữu nhưng xu hướng này lại tiếp tục tái diễn khi đến năm 2008 lại tăng (năm 2007 tỷ lệ nợ/tổng vốn là 62.3% thì sang năm 2008 là 67.8%). Điều này là khá bất lợi cho tính an toàn tài chính của công ty, nếu gặp khó khăn, công ty sẽ gặp rủi ro rất lớn về nguồn vốn. Mà điều này thì
có thể xảy ra khi nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển, còn chưa thực sự ổn định và chưa có sự minh bạch trong cạnh tranh. Nguồn vốn chủ sở hữu có ưu thế là chi phí vốn thấp lại không được công ty sử dụng triệt để, khi tỷ lệ này ngày càng giảm từ năm 2004 đến năm 2006, sang năm 2007 xu hướng này bị phá vỡ song vẫn chưa ổn định. Nếu công ty sử dụng nhiều vốn nợ thì chi phí nợ ngày càng tăng, lợi nhuận của công ty cũng theo đó giảm xuống. Điều này có nghĩa là nếu công ty tăng cường sử dụng vốn chủ sở hữu thay thế nợ sẽ làm tăng lợi nhuận của công ty. Trong hoàn cảnh vốn chủ tăng mạnh trong năm 2007 (từ 40 tỷ năm 2006 lên đến 90 tỷ năm 2007), thì sang năm 2008 mức vốn điều lệ lại không tăng khiến cho vốn chủ sở hữu tăng lượng không đáng kể, điều này buộc công ty vẫn phải sử dụng nhiều vốn nợ để hoàn thành tiếp các dự án và mở rộng thêm hoạt động của công ty. Vấn đề đặt ra là công ty phải sử dụng nợ nhưng nên lựa chọn những nguồn có chi phí thấp hơn và tính ổn định cao hơn.
Những hạn chế này gây ra bởi khó khăn cả khách quan lẫn chủ quan. Việc huy động thêm vốn điều lệ là xu hướng tất yếu mà công ty phải thực hiện nhằm nâng cao tính tự chủ của nguồn vốn, nhưng để thực hiện công tác này thì còn vô vàn khó khăn cả về chính sách của Tổng công ty lẫn chính sách của nhà nước cũng như cơ chế huy động vốn hiện nay. Phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu là một kênh huy động thêm vốn chủ rất hiệu quả, chi phí thấp nhưng theo quy định của pháp luật, trong một thời gian hoạt động nhất định, công ty phải có tỷ suất lợi nhuận cao, ổn định thì mới được phép phát hành thêm kênh huy động vốn này. Mà điều này lại cản trở trực tiếp đến công ty khi kinh nghiệm huy động vốn bằng kênh trái phiếu, cổ phiếu chưa nhiều (mới sử dụng kênh huy động vốn này từ năm 2007), uy tín của công ty trên thị trường chứng khoán chưa lớn. Công ty đang còn rất non trẻ trên thị trường chứng khoán.
Cơ cấu vốn của công ty chưa hợp lý một phần cũng bắt nguồn từ việc chưa đa dạng hóa hoạt động sử dụng vốn của công ty. Việc sử dụng vốn cho các dự án trung và dài hạn (các công trình thủy điện, nhiệt điện thường có thời gian hoàn thành từ 3 – 5 năm), nên việc lựa chọn các nguồn huy động trung và dài hạn của công ty trở thành bất đắc dĩ. Các nguồn này thường có chi phí cao. Hoạt động chưa đa dạng cũng làm giảm lợi nhuận giữ lại khiến cho vốn chủ sở hữu cũng không thể tăng nhanh được.
2.3.4.4 Một số hạn chế khác
- Uy tín của công ty ở thị trường nội địa và khu vực chưa được cải thiện nhiều nên phương thức huy động vốn trước kia công ty đã từng sử dụng – Bạn hàng ứng vốn dưới hình thức cung cấp thiết bị, công nghệ, doanh nghiệp tìm kiếm mặt bằng sản xuất và lao động,... không còn được sử dụng
- Chưa có nhiều các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, sản xuất các thiết bị chuyên dùng và phụ tùng thay thế, cải tạo các máy móc thiết bị không còn phù hợp thành công nghệ mang tính phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phù hợp với thế mạnh về mặt hàng sản xuất của mình bởi phát huy tối đa năng lực của bản thân công ty cũng chính là tạo ra khả năng huy động vốn từ nội bộ công ty .
- Sự hỗ trợ vốn từ NSNN hầu như không có, công ty phải tự huy động thêm nếu có nhu cầu sử dụng (chủ yếu huy động từ vay CB-CNV, vay ngân hàng), việc vay vốn nhiều khi gặp khó khăn hoạc nếu có vay được thì khối lượng vốn thường nhỏ nên không đủ khả năng đầu tư đồng bộ thiết bị, hoạt động đầu tư thường mang tính chắp vá, tình thế hơn là tăng cường năng lực sản xuất cho tương lai.
- Môi trường đầu tư ở trong nước nói chung, ở công ty cổ phần Lilama 10 nói riêng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nên doanh nghiệp ít có cơ hội tiếp xúc, kêu gọi vốn đầu tư từ các đối tác trong và ngoài nước.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác cũng chi phối và ảnh hưởng tới việc huy động vốn tại công ty như: Tỷ lệ trích lập quỹ đầu tư phát triển thấp ( 50% lợi nhuận sau thuế) trong khi số dư tại quỹ đầu tư phát triển thấp, tỷ lệ trích khấu hao TSCĐ chưa thật hợp lý, thị trường vốn ở Việt Nam chưa phát triển hoàn thiện, ...v..v.