Giảm chi phí vốn và xác định cơ cấu vốn hợp lý

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn cho các dự án của công ty Cổ phần Lilama 10 (Trang 70 - 72)

IV Nợ Dài Hạn

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA

3.2.2 Giảm chi phí vốn và xác định cơ cấu vốn hợp lý

Như đã nói ở các phần trước, chi phí vốn đi vay chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng chi phí vốn, do đó giảm chi phí vốn cũng đồng nghĩa với giảm chi phí vốn đi vay. Vốn vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng, vay các cá nhân trong và ngoài công ty là một trong các nguồn huy động vốn của công ty

chiếm vai trò quan trọng trong việc huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty cần nghiên cứu thật kỹ để đưa ra được mức lãi vay hợp lý, theo sát tình hình thị trường và có thể giảm thiểu được chi phí vay vốn mà vẫn thu hút được một lượng lớn các khoản vay này. Điều này không thể dễ dàng làm được do tình hình kinh tế trong nước luôn luôn biến động, dự báo lãi suất có thể không chính xác cùng với tâm lý của các tổ chức cá nhân cho vay vốn thường bị dao động theo tình hình thị trường, vì vậy trong thời gian tới, công ty cần tích cực xây dựng được những chính sách vay vốn và đưa ra mức dự báo hợp lý, tập hợp được đội ngũ cán bộ chuyên trách có chuyên môn nghề nghiệp cao để thực hiện được nhiệm vụ này. Song song đó, theo dõi tình hình biến động của tâm lý các cá nhân, tổ chức cho vay vốn để có những hành động trấn an tâm lý kịp thời, tránh tình trạng rút vốn gấp, bán tháo trái phiếu, cổ phiếu của công ty làm ảnh hưởng tới tình hình huy động vốn chung của công ty.

Cơ cấu vốn giữa vốn đi vay và vốn chủ sở hữu của công ty cũng là một trong các nhân tố làm tăng hoặc giảm chi phí vốn. Việc tăng tỷ lệ vốn vay cũng đồng nghĩa là chi phí vốn đi vay tăng lên, làm giảm lợi nhuận sau thuế của công ty. Đồng thời, với đặc điểm của công ty là thường đầu tư vào các dự án lớn có thời gian thu hồi vốn lâu, công ty cần có một lượng lớn vốn tập trung trong một thời gian dài, vì vậy rủi ro mà các khoản vốn đi vay mang lại sẽ càng tăng lên khi mà lãi suất các khoản vay dài hạn thường cao hơn các khoản ngắn hạn, và việc sử dụng vốn chủ sở hữu đầu tư cho các dự án này thường có sự an toàn cao hơn gấp nhiều lần so với việc đi vay. Vì vậy, công ty cần xác định hợp lý giữa tỷ lệ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cơ cấu vốn của công ty ở từng thời điểm khác nhau sẽ khác nhau, và trong thời điểm khủng hoảng kinh tế này, việc đi vay trở nên khó khăn thì việc huy động vốn chủ sở hữu ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết. Các chính sách tăng vốn chủ sở

hữu đã trình bày ở trên sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí vốn, tăng lợi nhuận và qua đó công ty sẽ tăng được một lượng vốn huy động cho các dự án của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn cho các dự án của công ty Cổ phần Lilama 10 (Trang 70 - 72)

w