Sau khi đã lựa chọn các lĩnh vực công nghiệp và các công ty tham gia dự án, cần nghiên cứu kỹ các đặc điểm và nhu cầu của các công ty được chọn.
4.4.1. Khả năng tiếp thu của Công ty
Phần lớn các kiến thức mà công ty sử dụng trong đổi mới sản phẩm là các kiến thức từ bên ngoài. Do phần lớn những đổi mới là du nhập từ bên ngoài hơn là được tạo ra từ bên trong, khả năng sử dụng các kiến thức bên ngoài là một phần rất quan trọng tạo nên năng lực đổi mới. Như vậy khả năng tiếp thu - tức là khả năng nhận ra giá trị của thông tin mới, dung nạp và ứng dụng nó vào thực tiễn kinh doanh sản xuất của một công ty - là vô cùng quan trọng.
Công tác xây dựng năng lực tiếp thu ở một công ty trải qua hai giai đoạn. Trong giai đoạn đầu tiên, công ty nỗ lực nâng cao khả năng tiếp cận với kiến thức mới. Giai đoạn này cần đến văn hóa chia sẻ kiến thức của công ty. Giai đoạn thứ hai bao gồm các nỗ lực nâng cao khả năng sử dụng các kiến thức bên ngoài, tức là biến đổi và triển khai nó trong doanh nghiệp.
Hiểu được về các năng lực kỹ thuật công nghệ hiện tại và khả năng tiếp thu kiến thức của một công ty sẽ giúp xác định được các kiến thức cũng như các chiến lược đổi mới phù hợp. Theo Ngân hàng Thế giới (xem Hình 28), các công ty có thểđược xếp vào một trong 4 loại, dựa trên:
(1) mức độ nhận thức của công ty về sự cần thiết của thay đổi
(2) mức độ ban lãnh đạo công ty nhận thức về cái gì phải thay đổi và cần làm gì để thay đổi.
Ở mức độ thấp nhất là các công ty không có khả năng thực hiện sự thay đổi hay đổi mới. Tùy thuộc vào một công ty ở vào giai đoạn phát triển nào mà nó cần đến những cách hỗ trợ khác nhau để thúc đẩy sự tiến bộ của công ty, giúp công ty chuyển từ góc phần tư phía dưới bên trái sang góc phần tư phía trên bên phải (từ kiểu 1 sang kiểu 4).
Nếu công ty có một lực lượng lao động được đào tạo tốt, nó sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận công nghệ nước ngoài và phát triển nhanh hơn. Sự sáng tạo và vai trò của các kỹ năng kỹ thuật và tay nghề cấp trung là điều quyết định cho việc hấp thụ và sử dụng các công nghệ mới cũng như cho hoạt động nghiên cứu và phát triển không chính thức của công ty.
Hình 28: Nhóm công ty theo trình độ công nghệ và khả năng tiếp thu kiến thức
¾ Công ty thuộc loại nào (theo Hình 28: 1, 2, 3 hay 4)? > Biểu mẫu N7
4.4.2. Xác định chiến lược đổi mới sản phẩm ThP đúng đắn cho công ty
Đổi mới sản phẩm cần phải thực hiện dần dần, trên nền tảng của các nguồn lực và khả năng sẵn có của công ty. Phụ thuộc vào khả năng tiếp thu và các kỹ năng kỹ thuật của công ty mà có thể áp dụng các phương pháp sau:
1> Các công ty vừa và nhỏ có trình độ kỹ thuật thấp:
Việc cần làm: ổn định sản xuất và xây dựng năng lực cạnh tranh Đổi mới: xây dựng nhận thức về tiềm năng đổi mới
2> Các công ty vừa và nhỏ có trình độ kỹ thuật trung bình:
Việc cần làm: phát triển tính cạnh tranh
Đổi mới: Nâng cao các kỹ năng cơ bản, khuyến khích tiếp nhận và ứng dụng các ý tưởng mới
3> Các công ty có trình độ kỹ thuật khá:
Việc cần làm: Hỗ trợ phát triển thị trường, quốc tế hóa công việc kinh doanh Đổi mới: Xây dựng năng lực đổi mới nội tại
4> Các công ty giàu có cỡ vừa chuyên về nghiên cứu và phát triển:
Việc cần làm: Phát triển thị trường quốc tế, xâm nhập chuỗi cung toàn cầu
Đổi mới: Thúc đẩy sự tham gia của hoạt động nghiên cứu và phát triển vào mạng lưới đổi mới quốc tế, vào công cuộc chuyển giao và phổ biến công nghệ.
¾ Công ty thuộc nhóm nào trong số 4 nhóm đề cập ở trên? > Biểu mẫu N7
Một cách tiếp cận từng bước là cần thiết cho các doanh nghiệp SME thường gặp khó khăn về thu xếp các khoản đầu tư lớn. Các SME có thể thực hiện các điều chỉnh đơn giản, chi phí thấp và hoàn vốn
nhanh. Các giải pháp kiểu nâng cao hiệu suất sinh thái hay sản xuất sạch hơn, nhờ làm giảm chi phí sản xuất, có thể mang lại lợi nhuận ngay. Với những lợi nhuận thu được này, công ty có nhiều thuận lợi hơn trong việc thu xếp tài chính cho những giải pháp đòi hỏi đầu tư lớn (như là thiết kế và phát triển sản phẩm). Như vậy, một dự án ThP có thể bắt đầu với việc thực hiện sản xuất sạch hơn để chuẩn bị về tài chính cũng như hỗ trợ cho các giải pháp lớn hơn sau này.
4.4.3. Lựa chọn công ty sản phẩm hay công ty sản xuất
Một công ty sản phẩm là công ty phát triển, tạo dựng thương hiệu và sản xuất (có thể là một phần) sản phẩm của mình. Một công ty sản xuất là công ty không đưa ra sản phẩm mang thương hiệu riêng của mình ra thị trường mà chủ yếu gia công cho các công ty khác. Ví dụ như một công ty kẽm nhúng nóng gia công cho các công ty khác. Những khác biệt vềđặc điểm của các công ty này là:
Các công ty sản phẩm có kinh nghiệm hơn về phát triển sản phẩm mới và sẵn sàng hơn cho những hoạt động đổi mới sản phẩm (thường là đổi mới mang tính đột biến). Một công ty sản xuất muốn chuyển đổi (một phần) thành công ty sản phẩm thường gặp phải vấn đề hạn chế về năng lực nội tại và kinh nghiệm trong xác định thị trường tiêu dùng, về phát triển sản phẩm và về tạo dựng thương hiệu. Các công ty này nên có phương pháp đổi mới sản phẩm mang tính cải tiến dần dần hơn là đột biến. Ngoài ra, các công ty sản xuất cần nhiều hỗ trợ hơn để nâng cao năng lực phát triển sản phẩm của mình.
¾ Công ty thuộc nhóm nào trong số 4 nhóm đề cập ở trên? > Biểu mẫu N7