Các khía cạnh xã hội của phát triển bền vững: Sản phẩm xây dựng từ chất thải (đất đá

Một phần của tài liệu Hướng tới phát triển bền vững - Hướng đi cho các nước đang phát triển (Trang 93 - 94)

Sơ lược về doanh nghiệp

Nghiên cứu điển hình này được thực hiện vào năm 2003 trên cơ sở hợp tác giữa Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc, Tập đoàn Anglo, Trường Đại học Kỹ thuật Delft và các đại diện khác từ các ngành công nghiệp mỏ Nam Phi.

Động lực thực hiện ThP

Các đối tác của dự án cùng nỗ lực tìm phương thức phát triển bền vững cho ngành công nghiệp mỏ. Công nghiệp mỏ là một ngành chủ chốt tại Nam Phi và có một số ảnh hưởng tiêu cực đi kèm như sau:

> Độ an toàn và tình trạng sức khỏe của công nhân ở nhiều công ty thấp; > Sự lan tràn HIV/AIDS ở nhiều vùng;

> Sử dụng và quản lý đất đai không phù hợp, bao gồm đất của dân bản địa và các khu vực được bảo vệ (khu vực sinh thái);

> Lạm quyền và thiếu tin tưởng giữa các cộng đồng địa phương;

> Tác động tiêu cực đến môi trường đi kèm với quá trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản trong quá khứ và hiện tại (bao gồm đất đá thải, các vấn đề hậu khai thác và mất đa đạng sinh học);

> Sử dụng khoáng sản thiếu hiệu quả trên toàn thế giới, đồng thời khả năng tái chế và chu trình khép kín của nhiều loại khoáng sản ở mức thấp;

> Gia tăng khai thác mỏở quy mô nhỏ, do những người dân nhập cư nghèo thực hiện ở ven các khu vực mỏ khoáng sản, trong điều kiện làm việc nguy hiểm và gây ra tác động đáng kểđến môi trường. Một giải pháp sơ bộđược xác định nhằm mục đích tìm cách sử dụng các chất thải trong khai thác mỏ để làm vật liệu xây dựng và làm đường. Điểm hạn chếđối với các loại nguyên liệu này nằm ở sự có mặt và thẩm thấu các kim loại nặng và các chất khác, các đặc tính ăn mòn và xâm thực cũng như phóng xạ.

Hơn nữa, ngay cả khi 100% nguyên liệu dùng trong xây dựng nhà cửa và đường sá được bắt nguồn từ các loại chất thải này thì cũng chỉ chiếm 1-2% mức tăng hàng năm của tổng lượng chất thải mỏ và như vậy là gần như không đáng kể. Do đó, sản xuất các sản phẩm (mới) từ chất thải loại này không được coi là một giải pháp dài hạn nhằm giảm và loại bỏ hoàn toàn các vấn đề về môi trường do chất thải này gây ra.

Phát triển sản phẩm từ chất thải mỏ nên tính đến nhu cầu giảm sử dụng nguyên liệu nguyên khai cho xây dựng nhà cửa và cầu đường, đánh giá khả năng sử dụng nguồn nguyên liệu giá rẻ của địa phương và phát triển kinh tếđịa phương bao gồm tăng cường hoạt động kinh doanh và sử dụng lao động. Đối với các tập đoàn khai thác mỏ, loại hình hoạt động này không có ý nghĩa đáng kể về mặt môi trường mà chỉ có đóng góp ở khía cạnh kinh tế. Tuy nhiên, phương pháp này có tính hợp lý cao xét trên yếu tố phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Các giải pháp cải tiến

Sản phẩm phổ biến nhất sản xuất từ chất thải mỏ là các sản phẩm dùng cho ngành xây dựng như các loại gạch xây nhà tiêu chuẩn.

Gạch thông thường được coi là loại sản phẩm “giá trị thấp”. Nếu chất thải mỏ được bán rẻ và các thiết bị cũng như công nghệ không yêu cầu cao thì việc sử dụng chất thải mỏ trong thị trường gạch sẽ tăng nhanh. Nhưng nếu mức giá bán thấp hơn làm giảm lợi nhuận kinh tế thì có thể gây ra suy giảm việc sử dụng chất thải mỏ, ngay cả khi sản lượng lớn hơn.

Để tránh tình trạng nói trên, các dự án cần chú trọng sản xuất các sản phẩm « thông minh » với giá trị cao hơn bên cạnh các loại gạch thông thường. Bước đầu, khâu thiết kế hiệu quả hơn sẽ giảm trọng lượng gạch mà vẫn giữ nguyên khả năng chịu lực và cải thiện hiệu quả thẩm mỹ (đối với trường hợp gạch trang trí), từđó mở rộng phạm vi ứng dụng các chất thải mỏ. Thực tế là trọng lượng gạch nhẹ hơn sẽ tiêu tốn ít nguyên liệu hơn (tức là tiêu thụ ít chất thải hơn). Tuy nhiên không nên coi đây là

điểm hạn chế, vì dù có sử dụng tối đa lượng chất thải mỏ đểđáp ứng nhu cầu xây dựng thì cũng không thể giải quyết được khối lượng khổng lồ các chất thải loại này.

Một số phương thức thiết kế cải tiến khác bao gồm:

¾ Gạch tự khóa không dùng vữa trong quá trình xây dựng, do đó, giảm sử dụng sản phẩm vữa có giá thành cao;

¾ Gạch rỗng (nhẹ hơn) cho phép dùng với các khung ghép cố định hoặc lắp thêm các ống lõi mà không nhiều thao tác.

Hình 47. Gạch ép và gạch làm từ chất thải mỏ

Cũng có thể tạo ra một số sản phẩm khác có giá trị kinh tế cao hơn như dầm đỡ cửa sổ (lanh-tô), ngói…và các sản phẩm được sử dụng tại các địa điểm công cộng như lềđường, bưu điện, rào chắn v.v...

Trên quan điểm phát triển bền vững thì các sản phẩm xây dựng nhà ở là quan trọng nhất. Vấn đề nhức nhối ở các nước đang phát triển là việc thiếu các nhà ở chất lượng tốt nhưng giá rẻ. Các nguyên liệu và công nghệ chính thống vẫn chưa phải là giải pháp phù hợp với đại bộ phận dân nghèo trong xã hội. Chất thải công nghiệp mỏ, có sẵn rất nhiều và với mức giá thấp, có thể là một phần của giải pháp.

Để biết thêm chi tiết: xem UNIDO (2003)

Một phần của tài liệu Hướng tới phát triển bền vững - Hướng đi cho các nước đang phát triển (Trang 93 - 94)