Thực trạng thu hút ĐTTTNN vào sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp – khu chế xuất của vùng kinh tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp (Trang 41 - 48)

II. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp khu chế xuất tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và đầu tư nước

2.2. Thực trạng thu hút ĐTTTNN vào sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp – khu chế xuất của vùng kinh tế

trong khu công nghiệp – khu chế xuất của vùng kinh tế Bắc Bộ

2.2.1. Tình hình ĐTTTNN vào sản xuất kinh doanh ở KCN-KCX vùng KTTĐ Bắc Bộ

Tính hình đến năm 2006, tổng số vốn ĐTTTNN đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong KCN, KCX của vùng là 4.095 triệu USD, chiếm 3.462 triệu USD, một số dự án bị rút giấy phép còn lại là 3.061 triệu USD, chiếm 86,17% tổng số vốn ĐTTTNN đầu tư vào KCN, KCX cả vùng.

Bảng 2.7: Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sản xuất kinh doanh trong các KCN, KCX của Vùng giai đoạn 1993-2006

Năm Vốn đăng

kí (tr.USD) với tổng Tỷ lệ so vốn (%)

Tốc độ tăng giảm liên hoàn

(%)

Vốn thực

hiện (tr.USD) giảm liên hoàn Tốc độ tăng (%)

1994 0 0 -100 0 -1001995 38,29 1 - 18,64 1995 38,29 1 - 18,64 1996 73,77 2 93 41,09 120 1997 96,97 3 31 56,17 37 1998 1,85 0 -98 0,68 -99 1999 41,55 1 2.146 20,07 2.851 2000 48,12 1 16 20,75 3 2001 476,83 14 891 218,95 955 2002 290,91 8 -39 79,49 -64 2003 226,08 7 -22 41,23 -48 2004 523,64 15 132 110,11 167 2005 422,4 12 -19 422,4 284 2006 991,04 29 135 18,76 -96 Tổng 3.462 100 1.296,34

Nguồn: tổng hợp từ Vụ Quản lý KCN-KCX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Giai đoạn 1993-1997, lượng vốn ĐTNN vào sản xuất kinh doanh của các KCN, KCX trong vùng tăng dần nhưng tương đối thấp, chiếm tỷ lệ nhỏ (13%) trong tổng vốn đăng ký ĐTTTNN qua 14 năm do việc xây dựng cơ sở hạ tầng KCN rất chậm, thời gian xây dựng KCN thường là 5-7 năm, cầu tiêu dùng thấp nên đầu tư kém hiệu quả, các nhà đầu tư chỉ đầu tư cầm chừng , môi trường đầu tư kém hấp dẫn hơn so với vùng KTTĐ Nam Bộ.

Giai đoạn 1998-2000, lượng vốn sụt giảm do Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính và sự canh tranh mạnh mẽ của các quốc gia trong khu vực (đặc biệt là Trung Quốc) đối với việc thu hút ĐTNN nên lượng vốn ĐTTTNN đổ vào cả nước nói chung và vào KCN nói riêng suy giảm. Tổng lượng vốn đầu tư vào KCN tại vùng trong giai đoạn này chỉ chiếm 2% tổng lượng vốn qua 14 năm.

Trước tình hình đó, Việt nam đã tiến hành cải thiện môi trường đầu tư, ban hành những chính sách ưu đãi thích hợp và cùng với sự phục hồi của nền kinh tế khu vực, tình hình thu hút ĐTNN từ năm 2001 đã khởi sắc trở lại.

Số vốn ĐTTTNN tăng đột biến vào năm 2001 và giữ ở mức tương đối cao, đặc biệt là 3 năm gần đây (riêng lượng vốn 3 năm đã chiếm tới 66% tổng lượng vốn đầu tư vào KCN của cả vùng trong 14 năm), nhờ vậy lượng vốn giai đoạn này cao hơn hẳn so với lượng vốn cả giai đoạn trước.

Biểu 2.7: Tỷ trọng dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sản xuất kinh doanh trong KCN, KCX của 3 vùng KTTĐ

16% 3% 3%

81%

Vùng KTTĐ Bắc Bộ Vùng KTTĐ Trung Bộ Vùng KTTĐ Nam Bộ

Biểu 2.8: Tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sản xuất kinh doanh trong KCN, KCX của 3 vùng KTTĐ 16% 3% 81% Vùng KTTĐ Bắc Bộ Vùng KTTĐ Trung Bộ Vùng KTTĐ Nam Bộ

Nguồn: tổng hợp từ Vụ Quản lý KCN-KCX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trong 3 vùng KTTĐ, vùng KTTĐ Nam Bộ hiện là khu vực dẫn đầu về tổng lượng vốn và số dự án thu hút được. Trong số 2.182 dự án, vùng KTTĐ Nam Bộ đóng góp 1.754 dự án, chiếm 81% tông số dự án ĐTTTNN vào các KCN cả nước; có số vốn chiếm 81% tổng lượng vốn vào sản xuất kinh doanh của các KCN. Tiếp theo là vùng KTTĐ Bắc Bộ với số vốn chiếm 16% tổng số dự án và tổng số vốn đầu tư với 359 dự án và 3061 triệu USD vốn.

Rõ ràng, dù đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng nhưng vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn chưa khai thác triệt để được tiềm năng của các tỉnh, thành địa phương trong vùng, chưa tạo được điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại vùng.

2.2.2. Tình hình thu hút ĐTTTNN tại vùng KTTĐ Bắc Bộ vào sản xuất kinh doanh phân theo ngành nghề:

Đến nay, các KCN của vùng đã thu hút được 3.613 triệu USD vốn ĐTTTNN vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Cũng như tình hình chung các KCN cả nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN của vùng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, với số

vốn chiếm 95,67%, cao hơn tỷ trọng công nghiệp của cả nước (81,85%), kế đến là ngành dịch vụ với số vốn chiếm 3,64%.

Bảng 2.7: ĐTTTNN vào sản xuất kinh doanh trong KCN của vùng phân theo ngành nghề STT Tên ngành Vốn đăng kí (tr.USD) %theo ngành Vốn thực hiện (tr.USD) %theo ngành I. Công nghiệp 3.456,2 95,67 832,96 92,87 1 CN nặng 2.975,18035 82,35 758,831253 84,61 2 CN nhẹ 469,098388 12,98 73,055618 8,15 3 CN thực phẩm 11,886339 0,33 1,074 0,12

4 II. Nông lâm

ngư nghiệp 25,0775 0,69 13,511394 1,51 III. Dịch vụ 131,44 3,64 50,41 5,62 5 Dịch vụ 5,2565 0,15 1,25 0,14 6 GTVT-Bưu điện 6,65002 0,18 0 0 7 Văn hoá-Y tế- Giáo dục 20,648 0,57 3,556896 0,4 8 Xây dựng 98,885 2,74 45,6 5,08 Tổng 3.613 100 896,88 100

Nguồn: tổng hợp từ Vụ Quản lý KCN-KCX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trong lĩnh vực công nghiệp đáng chú ý nhất là hai lĩnh vực công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ; lượng vốn đầu tư tính riêng 2 lĩnh vực này là hơn 3.400 triệu USD, chiếm 99,6% lượng vốn đăng ký vào lĩnh vực công nghiệp, trong đó công nghiệp nặng chiếm 86,1% còn công nghiệp nhẹ chiếm 13,5%. Trong các dự án ĐTTTNN vào KCN của vùng, các dự án sản xuất linh kiện, chi tiết máy bằng thép và nhựa và các dự án lắp ráp chiếm tỷ trọng lớn. Các dự án công nghiệp nhẹ sản xuất ra số chủng loại sản phẩm khá phong phú như may mặc, dệt, bao bì và các sản phẩm gia công; công nghiệp thực phẩm chiếm tỷ trọng không đáng kể. Đó là vì vùng có lợi thế dồi dào về nguồn nhiên liệu, đặc biệt là trữ lượng than lớn ở Quảng Ninh (98% cả nước) có điều kiện khai thác tương đối dễ dàng, thuận lợi cho việc sản xuất các chi tiết máy cần gia công ở nhiệt độ

cao. Tuy vậy, khối lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực cơ khí, điện tử và điện còn rất khiêm tốn. Các dự án này đã thu hút lượng lớn các lao động ở địa phương, tác động tích cực đến tình hình xã hội của vùng, nhưng đồng thời cũng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường do các chất thải công nghiệp xả ra nguồn nước và không khí, cần có các biện pháp để hạn chế và kiểm soát ô nhiễm từ nhà máy, đảm bảo phát triển bền vững.

Tuy là vùng chuyên canh nông nghiệp lâu đời, có đường bờ biển và tuyến sông, thuận lợi để phát triển nông nghiệp nhưng các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp chỉ bắt đầu xuất hiện từ năm 2000, và chiếm tỷ lệ rất nhỏ, các dự án lớn đa phần là khai thác và chế biến các sản phẩm gỗ từ vùng núi phía Bắc. Lĩnh vực này kém thu hút đầu tư là do năng suất nông nghiệp ở vùng còn thấp, phương pháp canh tác lạc hậu, các sản phẩm nông nghiệp còn thiếu và chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng, kém hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Các dự án ngành dịch vụ tuy xuất hiện rất muộn, từ năm 2004 nhưng đã có số dự án (17 dự án) và chiếm tỷ trọng lớn (3,64%) hơn so với ngành nông- lâm-ngư nghiệp(11 dự án). Đó là do các dự án đầu tư vào dịch vụ đòi hỏi phải xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh mà gần đây các KCN của vùng mới đáp ứng được.

2.2.3. Vốn ĐTTTNN tại vùng KTTĐ Bắc Bộ phân theo đối tác:

Đến nay đã có gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ tiến hành đầu tư vào KCN của vùng, chủ yếu tập trung ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương, đứng đầu là Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc với lượng vốn chiếm từ các nước châu Á chiếm 57% tổng vốn ĐTTTNN vào KCN của Vùng.

Bảng 2.8: Tình hình ĐTTTNN vào sản xuất kinh doanh phân theo đối tác đầu tư (hết 2006)

STT Đối tác Vốn đăng kí Vốn thực hiện

1 Hàn Quốc 517,25 315,59

2 Nhật Bản 493,19 476,57

3 Trung Quốc+Hồng Kông 319,4 37,21

4 Hà Lan 231,5 24,5

5 Đài Loan 142,32 11,9

7 Thái Lan 62,5 27,73

8 Hoa Kỳ 57,77 3,3

9 Malaysia 20,59 6,15

10 Các nước khác 436,65 236

Nguồn: tổng hợp từ Vụ Quản lý KCN-KCX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Xét theo từng quốc gia thì Hàn Quốc có số vốn đầu tư lớn nhất, tiếp đến là Nhật Bản và Trung Quốc. Tuy số vốn bình quân mỗi dự án của ba quốc gia này như Nhật Bản (3,4 triệu USD/dự án) không cao như Hồng Kông (9,4 triệu USD/dự án) nhưng số dự án và tổng số vốn đầu tư của mỗi nước lại dẫn đầu là do các nước này đầu tư vào những ngành công nghiệp nhẹ như hàng tiêu dùng, thiết bị, linh kiện có giá trị thấp. Đây là nhưng ngành không đòi hỏi lượng lớn vốn đầu tư, do vậy vốn bình quân trên mỗi dự án thường thấp hơn những dự án vào các ngành cơ khí, luyện kim hay các ngành nghề điện tử khác.

Biểu đồ 2.9: Tỷ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sản xuất kinh doanh trong KCN của vùng phân theo đối tác đầu tư (hết năm 2006)

19% 18% 18% 12% 24% 6% 5% 16%

Hàn Quốc Nhật Bản Trung Quốc+Hồng Kông

Châu Âu và Bắc Mỹ Đông Nam Á Đài Loan Các nước khác

Nguồn: tổng hợp từ Vụ Quản lý KCN-KCX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các nước châu Âu và Bắc Mỹ mặc dù đầu tư chỉ chiếm 24% nhưng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là số dự án và nguồn vốn từ Hoa Kỳ bắt đầu tăng lên, với mức

vốn bình quân mỗi dự án là 8,2 triệu USD/dự án, là bước khởi đầu tích cực cho quan hệ thương mại Mỹ-Việt.

Các nước ASEAN cũng chiếm một vị trí đáng kể về số dự án cũng như mức vốn đầu tư. Mặc dù khá tương đồng về khí hậu, tập quán nhưng do tiềm lực còn hạn chế nên lượng vốn còn thấp.

Trong quá trình xây dựng và phát triển KCN, các địa phương luôn coi nhà ĐTNN là đối tác chính. Các dự án ĐTNN thường là các dự án có vốn đầu tư lớn, hàm lượng công nghệ và năng lực quản lý cao hơn so với các dự án đầu tư trong nước. ĐTNN còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa bàn, tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và tạo việc làm cho lực lượng lao động đang gia tăng. Vì vậy các địa phương đang tích cực nâng cao uy tín và hình ảnh của địa phương đối với các đối tác đến tìm kiếm cơ hội đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi và môi trường đầu tư hấp dẫn nhằm tăng cường vốn ĐTNN trong các KCN tại địa phương.

Với việc gia nhập WTO, các đối tác ngày càng quan tâm đến Việt Nam nhiều hơn. Ngoài các đối tác truyền thống ở vùng châu Á- Thái Bình Dương, các đối tác từ châu Âu và Mỹ cũng bắt đầu xem xét các cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Tuy không có điều kiện thuận lợi như vùng KTTĐ Nam Bộ, vùng KTTĐ Bắc Bộ cũng là một địa điểm đầu tư hiệu quả đối với các đối tác.

2.2.4. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sản xuất kinh doanh trong các KCN của vùng phân theo địa phương:

Đến nay, các KCN, KCX của vùng đã thu hút được 359 dự án ĐTTTNN vào sản xuất kinh doanh. Dẫn đầu là Hà Nội với 125 dự án, có lượng vốn đăng ký 1.049 triệu USD chiếm 34% lượng vốn đăng ký ĐTNN vào KCN của vùng. Tiếp đến là Hải Phòng với 514 triệu USD, Vĩnh Phúc với 441 triệu USD và Bắc Ninh 307 triệu USD. Tỷ lệ thực hiện vốn của Hà Nội cũng đứng đầu, tiếp theo là Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh. Điều này phần lớn do Hà Nội có nền kinh tế-xã hội ổn định và cơ sở hạ tầng dịch vụ tương đối hiện đại, giao thông thuận lợi với các vùng khác, tiêu dùng thị trường lớn nên đầu tư hiệu quả hơn các tỉnh còn lại. Hải Phòng là cảng giao thông huyết mạch của toàn

vùng ra biển Đông, có vị trí cửa ngõ thuận lợi và các thành phần kinh tế năng động, giúp các dự án ĐTNN triển khai hiệu quả.

Bảng 2.9: Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất kinh doanh trong các KCN, KCX của vùng phân theo địa phương

STT Tên tỉnh Số

dự án Vốn đầu tư (tr.USD)đăng kí thực hiện

Quy mô bq (tr.USD/dự án) Tỷ lệ thực hiện (%) 1 Hà Nội 125 1.049 887 8,39 84.6 2 Hải Phòng 72 514 318 7,14 61.9 3 Quảng Ninh 5 30 10 6 33.3 4 Hải Dương 23 195 92 8,48 47.2 5 Hưng Yên 26 165 60 6,34 36.4 6 Vĩnh Phúc 65 441 157 6,78 35.6 7 Bắc Ninh 43 307 143 7,14 46.6 8 Hà Tây 0 0 0 - -

Nguồn: tổng hợp từ Vụ Quản lý KCN-KCX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Về quy mô dự án, tính bình quân của vùng là 8,52 triệu USD/dự án. Dẫn đầu là Hải Dương với 8,48 triệu USD, tiếp đến là Hà Nội, Hải Phòng và Bắc Ninh.

Quy mô vốn bình quân dự án của vùng và các địa phương thấp hơn so với quy mô vốn bình quân cả nước (8,9%), do điều kiện vùng còn nhiều hạn chế về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hiệu quả đầu tư và thị trường tiêu thụ nên các nhà ĐTNN có xu hướng đầu tư các dự án lớn vào các KCN tại vùng KTTĐ Nam Bộ là nơi được coi là chắc chắn hơn. Các dự án đầu tư vào vùng KTTĐ Bắc Bộ thường là các dự án nhỏ, thời gian thu hồi vốn nhanh nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất.

Riêng Hà Tây, do chính sách địa phương còn nhiều bất cập, các điều kiện ngoài hàng rào còn yếu, hơn nữa mới thành lập khu công nghiệp Bắc Phú Cát vào năm 2002 nên vẫn chưa có dự án ĐTTTNN đăng ký đầu tư.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w