.Một số kiến nghị nhằm phát huy tác động tràn của ĐTTTNN tại KCN, KCX vùng KTTĐ Bắc Bộ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp (Trang 76 - 78)

I. Phương hướng mục tiêu của Nhà nước

a..Một số kiến nghị nhằm phát huy tác động tràn của ĐTTTNN tại KCN, KCX vùng KTTĐ Bắc Bộ

KCX vùng KTTĐ Bắc Bộ

Để tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển của các KCN, tăng cường thu hút FDI, tận dụng ngoại lực và phát huy nội lực nhằm mục tiêu “công nghiệp hoá rút ngắn”, có thể đưa ra một số nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy tác động tràn và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam triệt để khai thác các tác động tích cực đó

i. Đổi mới và tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, tạo thuận lợi thu hút các công ty xuyên quốc gia và thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ

Như chúng ta đều biết, các công ty lớn trên thế giới, đa quốc gia hay xuyên quốc gia, là những người có tiềm năng tài chính hùng mạnh, có thị phần lớn, nên bản thân họ chắc chắn sẽ sẵn sàng hơn trong việc chuyển giao công nghệ, chia sẻ tri thức. Theo số liệu thống kê, hiện nay trên thế giới có tới 60.000 công ty xuyên quốc gia (TNC) với khoảng 250.000 chi nhánh trên khắp thế giới, chiếm 25% giá trị của nền sản xuất toàn cầu, 65% kim ngạch thương mại quốc tế, 70% đầu tư nước ngoài, 90% công nghệ cao. Các nước có nhiều TNC nhất ( số liệu 1993) lần lượt là : Đức, Nhật Bản, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Mỹ, Pháp, Anh, Canada, Hàn Quốc. 100 TNCs lớn nhất chiếm 1/6 FDI. Trên quy mô toàn cầu, đầu tư trực tiếp của TNCs là 222 tỷ USD(1993)

Thực tiễn phát triển ở châu á những năm gần đây cho thấy, ấn Độ là nước đã rất thành công trong lĩnh vực thu hút các công ty lớn đến đầu tư, tiến hành hoạt động sản xuất - kinh doanh ở nước mình. Số liệu thống kê chỉ ra rằng, phần lớn dòng vốn FDI chảy vào nước này đều từ các TNC lớn trên thế giới. Tính đến năm 2005, hơn 100 trong số 500 công ty lớn nhất thế giới (thuộc nhóm Fortune 500) đã có mặt tại ấn Độ, trong khi con số này ở Trung Quốc chỉ là 33.

Đối với Việt Nam, việc công ty Intel - nhà sản xuất hàng đầu thế giới về chip điện tử - đầu năm 2006 đã triển khai dự án trị giá 605 triệu USD tại Khu công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh là một tín hiệu tốt đẹp; hy vọng sẽ mở ra nhiều triển vọng thu hút các nhà đầu tư lớn với các dự án công nghệ cao.

Bên cạnh những biện pháp mang tính ưu đãi, thì yếu tố rất quan trọng để thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư lớn chính là sự phát triển mạnh, hiệu quả và bền vững của ngành công nghiệp phụ trợ trong nước. ở đây có vai trò rất lớn của các chính sách của Nhà nước, bởi thông thường các công ty nước ngoài có thể không dễ nhận biết được các nhà cung ứng tiềm tàng trong nước hoặc họ cảm thấy quá phức tạp, thậm chí tốn kém để liên hệ và làm việc với những người này. Mặt khác, họ cũng có thể ngập ngừng trong việc đầu tư nhằm xây dựng các năng lực địa phương bởi năng lực hiện có là quá thấp so với mức yêu cầu của họ hoặc đơn giản là các nhà cung ứng trong nước không có điều kiện tiếp cận với công nghệ hoặc nguồn lực tài chính cần thiết để có thể đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp FDI.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ cần áp dụng các biện pháp nhằm khuyến khích và tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Những biện pháp như vậy có thể rất đa dạng, ví dụ như: (i) Thúc đẩy thương mại và đầu tư; (ii) Hỗ trợ việc tạo ra và làm sâu sắc các mối liên kết; (iii) Đào tạo nguồn nhân lực; và (iv) Trực tiếp tài trợ.

2.3.2. Nâng cao năng lực tiếp thu công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam Để phát huy tác động tích cực của KCN và các doanh nghiệp FDI về mặt đổi mới công nghệ, bản thân các doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng cho mình một “năng lực hấp thu” đủ mạnh. Ngoài những yếu tố phụ khác, năng lực này thể hiện tập trung ở trình độ phát triển nguồn nhân lực; mức độ trang bị máy móc, thiết bị hiện đại (tất nhiên là cả tiềm lực tài chính) và năng lực quản lý công nghệ của doanh nghiệp. Đây là những yếu tố mà doanh nghiệp Việt Nam còn bộc lộ những “lỗ hổng” không dễ khỏa lấp trong một thời gian ngắn.

Với quyết tâm từ phía Nhà nước, thể hiện trong việc triển khai “Đề án Phát triển thị trường công nghệ” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2005, với nỗ lực từ phía cộng đồng doanh nghiệp, cùng với sự hỗ trợ của quốc tế, chúng ta có thể hy vọng sẽ sớm nâng cao được năng lực này.

2.3.3. Tăng cường công tác thông tin và dự báo kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố. Nó thể hiện trên nhiều khía cạnh, dưới nhiều góc độ và được đo lường ở hai cấp độ: từng sản phẩm và toàn doanh nghiệp. ở cấp độ sản phẩm, đó có thể là các yếu tố: giá thành, chất lượng, mẫu mã, thị phần, mức độ đáp ứng thị hiếu, hiệu quả hoạt động quảng cáo, tiếp thị,... Còn riêng ở cấp độ toàn doanh nghiệp, đó là những yếu tố rất quan trọng như: thương hiệu, uy tín và đặc biệt là chất lượng và hiệu quả của công tác quản trị doanh nghiệp.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, cần làm rất nhiều việc để bảo đảm và từng bước nâng cao các yếu tố liệt kê ở trên, nhưng có lẽ bao trùm lên và liên quan đến tất cả các yếu tố là cần nhanh chóng tăng cường công tác thông tin và dự báo kinh tế và áp dụng những thông tin, dự báo đó một cách khôn ngoan, có chọn lọc và thực sự hiệu quả.

Muốn bảo đảm và tăng cường các yếu tố tạo thành năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần và phải biết tìm kiếm, khai thác nhiều loại thông tin. Điều đầu tiên là cần nhanh chóng mở rộng việc khai thác Internet tại các ban quản lý và các doanh nghiệp trong KCN. Theo quan sát của chúng tôi, Ban Quản lý Hepza của Tp. Hồ Chí Minh đã thành lập Trung tâm Thông tin để chủ động thu thập và cung cấp thông tin cho các dối tượng. Đây là một mô hình tốt để phát triển và sớm hình thành mạng thông tin nội bộ kết nối các Ban Quản lý trong cả nước để cùng nhau chia sẻ thông tin.

Hiện nay, trong khuôn khổ Chương trình quốc gia về Công nghệ Thông tin, đang từng bước xây dựng hạ tầng kỹ thuật kết nối mạng trong cả nước. Vì thế, không cần thiết xây dựng mạng riêng cho lĩnh vực KCN, mà nên sử dụng công nghệ Internet để kết nối và triển khai thông tin

Đồng thời, cần mở rộng hợp tác với các tổ chức nhà nước có chức năng về thông tin và dự báo, như Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học – Công nghệ Quốc gia, Trung tâm thông tin và dự báo Kinh tế xã hội Quốc gia…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp (Trang 76 - 78)