Hạn chế và nguyên nhân tồn tại 1 Hạn chế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp (Trang 59 - 63)

I. Đánh giá thực trạng thu hút ĐTTTNN vào khu công nghiệp – khu chế xuất

2.Hạn chế và nguyên nhân tồn tại 1 Hạn chế

2.1. Hạn chế

Trong thời gian qua, mặc dù các KCN, KCX bước đầu đã thể hiện được vai trò không thể thay thế của mình trong quá trình CNH, HĐH. Tuy vậy, sau nhiều năm phát triển, bên cạnh những ưu thế, những thành tựu nổi bật, các KCN, KCX cũng đã bộc lộ một số khiếm khuyết, cản trở phát triển bền vững của nước ta. Điều này thể hiện ở một số mặt sau:

- Việc phân bố các KCN, KCX giữa các vùng còn bất hợp lí. Thành lập quá nhiều KCN, KCX ở cùng một vùng trong khi khả năng thu hút đầu tư hạn chế, không phát huy được hiệu quả của vốn đầu tư xây dựng hạ tâng kỹ thuật và xã hội cho các KCN. Điều này vô hình trung đã hình thành nên các KCN, KCX có chức năng tương tự nhau ở các địa phương, dẫn tới tình trạng cạnh tranh gay gắt, tự phát, chạy đua theo “phong trào”, làm cho hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp, các địa phương không khai thác được những lợi thế riêng có của các địa phương trong việc phát triển các KCN, KCX. Hơn nữa giữa công tác quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch chưa ăn khớp nhau. Nhiều quy hoạch được duyệt, thậm chí đã đi vào xây dựng kết cấu hạ tầng thì địa phương lại thay đổi quy hoạch về diên tích, ranh giới, gây ra sự hoài nghi về tính ổn định của môi trường đầu tư và hiệu lực của các cơ quản quản lí nhà nước cấp Bộ, ảnh hưởng xấu đến thu hút nguồn vốn đầu tư vào các KCN, KCX

- Trong thời gian qua, để khuyến khích các thành phân fkinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào các KCN, KCX, các địa phương đang ra sức “ganh đua, cạnh

tranh” để thu hút các nguồn vốn đầu tư về các KCN, KCX ở địa phương mình. Nhiều địa phương đã ban hành những ưu đãi riêng “xé rào” để thu hút đầu tư, chấp nhận dùng ngân sách địa phương bù lỗ. Đièu này không chỉ làm ảnh hưởng đến Ngân sách nhà nước, mà còn dẫn đến tình trạng chèn lấn, ngáng chân nhau trong việc thu hút đầu tư, làm giảm hiệu quả của các KCN, KCX, không tận dụng được lợi thế của các địa phương, các doanh nghiệp. - Xu hướng đầu tư vào KCN, KCX của các doanh nghiệp trong và ngoài nước

đang ngày càng tăng. Tuy nhiên cơ cấu đầu tư còn nhiều bất cập. Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN, KCX đều là các dự án thuộc ngành lắp ráp máy móc hoặc công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, tiêu dùng như dệt, sợi, may mặc, da dày …. Còn các dự án đầu tư vào những ngành đòi hỏi công nghệ tiên tiến hiện đại như điện, điện tử, vật liệu mới còn quá ít. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn mặt bằng công nghệ quốc gia mãi mãi đi sau các nước, và chỉ là người gia công chế biến cho nước ngoài.

- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN, KCX tuy gia tăng về số lượng vốn đăng ký nhưng giảm về số lượng vốn đầu tư thực hiện. Quy mô bình quân mỗi dự án có năm sau có chiều hướng thấp hơn năm trước. Các dự án đã cấp giấy phép nhưng triển khai thực hiện rất chậm. Thực tế này cho thấy KCN, KCX trong vùng còn nhiều bất cập trong quy trình thực hiện các thủ tục, khiến KCN, KCX của vùng chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư từ các công ty lớn, xuyên quốc gia, nắm giữ những công nghệ gốc, sản xuất những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao. Hơn nữa, mặc dù có trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào KCN, KCX nhưng phần lớn là các nước ở châu Á (chiếm gần 80%), còn những nước châu Âu, Bắc Mỹ - những nước có kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại lại có vị trí khá khiêm tốn trong cơ cấu đầu tư vào KCN, KCX. Đây là một dấu hiệu cần tiếp tục quan tâm, nghiên cứu trong thời gian tới.l

- Theo số liệu điều tra, hầu hết lực lượng lao động ở các địa phương có KCN, KCX chưa đáp ứng được trình độ chuyên môn, không quen với môi trường

sản lao động công nghiệp, chưa đáp ứng được những yêu cầu của công nghệ quản lý, sản xuất hiện đại của các doanh nghiệp trong KCN, KCX. Trình độ đại học và trên đại học trong các KCN, KCX chỉ chiếm có 4,5% tổng số lao động, tron gkhi đó lao động giản đơn chiếm tới 60%. Chính vì vậy mà tỷ lệ thất nghiệp của các địa phương có KCN, KCX vẫn ở mức cao, trong khi các doanh nghiệp lại thiếu lao động.

- Trong các KCN, KCX ở nước ta hiện nay, việc phát triển hạ tâng kỹ thuật vẫn được tiến hành theo hình thức Nhà nước giao đất cho doanh nghiệp phát triển hạ tầng thuê đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hoặc thuê lại đất đã phát triển hạ tầng. Doanh nghiệp muốn đầu tư vào KCN, KCX thuê lại đất đã xây dựng hạ tầng của doanh nghiệp phát triển hạ tầng. Giá thuê đất trong KCN, KCX bao gồm giá đất thô cộng với chi phí giải toả, chi phí đầu tư phát triển hạ tầng và lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó không tính được quyền cho thuê đất thô (của Nhà nước). với quyền cho thuê hạ tầng (của doanh nghiệp phát triển hạ tầng), dẫn đến hiện tượng một số doanh nghiệp hạ tầng đầu cơ đất. Điều này làm cho giá thuê đất ở trong KCN, KCX nhiều khi cao hơn so với giá thuê đất ở bên ngoài KCN, làm độn chi phí của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thấp.

- Công tác đền bù giải phóng mặt bằng ở các KCN, KCX còn nhiều bất cập, hạn chế, vừa phức tạp, vừa tốn nhiều thời gian, tiền bạc. Nhiều KCN, KCX còn phải mất 2-3 năm mới đền bù giải toả xong. Điều này đã đẩy chi phí xây dựng tăng lên, dẫn đến giá cho thuê đất tăng cao, làm giảm tính hấp dẫn của KCN, KCX.

- Thực tế trong thời gian qua, việc phát triển các KCN, KCX không hài hoà với phát triển các công trình xã hội (nhà ở, các công trình giáo dục, y tế… phục vụ đời sống cho người lao động và gia đình họ làm việc trong các KCN, KCX). Nhà ở cho người lao động ở các KCN, KCX đang là vấn đề gay gắt nổi lên trong những năm gần đây. Nguyên nhân chủ yếu là công nhân làm

việc trong KCN, KCX phần lớn là dân nhập cư từ các tỉnh khác, không có nhà ở, làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp.

- Vấn đề môi trường trong và xung quanh các KCN, KCX cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. KCN, KCX là nơi tập trung số lượng lớn các nhà máy công nghiệp. Tại đây nếu chất thải công nghiệp không được xử lí tốt sẽ làm cho môi trường bị ô nhiễm trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống và sức khoẻ của người lao động và nhân dân trong vùng. Thế nhưng do sự phát triển không đồng bộ theo quy hoạch và chưa quan tâm đúng mức nên ô nhiễm môi trường ở hầu hết các KCN, KCX đang trong tình trạng báo động đỏ, đe doạ sự phát triển bền vững trong thời gian tới.

2.3. Nguyên nhân

Những hạn chế trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN, KCX của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bắt nguồn chủ yếu từ các nguyên nhân:

- Chưa có sự chỉ đạo thống nhất trong phát triển KCN, KCX giữa các tỉnh, thành trong vùng.

- Thiếu một quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và KCN, KCX trong Vùng. Quy hoạch phát triển KCN, KCX chưa gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của ngành và lãnh thổ.

- Sự tham gia và phối hợp của các ngành, các cấp trong quản lý phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển công nghiệp, KCN trong Vùng còn lỏng lẻo. Quá trình hình thành và phát triển các KCN còn tự phát.

- Công tác chuẩn bị và xúc tiến đầu tư còn thực hiện chưa tốt và còn gặp nhiều khó khăn.

- Chưa có chính sách cụ thể cho sự phát triển các KCN, KCX trong vùng. Trong quá trình phát triển KCN, KCX, việc phát hiện ra và điều chỉnh các chính sách liên quan đến quản lý phát triển chưa kịp thời.

- Quá chú trọng vào phát triển các KCN tập trung quy mô lớn, trong khi thực tế đòi hỏi phát triển KCN có quy mô phù hợp

Những năm qua, chúng ta chưa chú trọng hình thành các cụm côn nghiệp nhỏ ở địa phương. Các KCN lớn thành lập nhưng hoạt động không hiệu quả, dẫn đến tình trạng các KCN lớn thiếu vốn đầu tư và thu htú đầu tư hạn chế nên việc xây dựng tiến hành chậm và manh mún, cơ sở hạ tầng không đồng bộ, tỷ lệ lấp kín KCN thấp, trong khi tình trạng ô nhiễm môi trường tại các địa phương do các cơ sở sản xuất thủ công phân tán ngày càng trở nên trầm trọng.

Chương III: Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài tại khu công nghiệp - khu chế xuất vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp (Trang 59 - 63)