Giá tri tài sản vô hình

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty hàng không Việt Nam (Trang 39 - 40)

Một doanh nghiệp được đánh giá là mạnh khi nó có uy tín cũng như thương hiệu mạnh trên thị trường trong nước và quốc té. Điều này được thể hiện qua giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp. Giá trị này đem lại cho doanh nghiệp nguồn lợi vô giá. Đó là tiêu chí để khách hàng nhận ra sản phẩm sản phẩm của doanh nghiệp so với các sản phẩm của doanh nghiệp khác. Việc doanh nghiệp có thương hiệu mạnh trên thị trường sẽ thu hút một lượng lớn khách hàng trung thành sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Chính thương hiệu cũng như tên doanh nghiệp sẽ góp phần đem lại niềm tin cho khách hàng về những loại sản phẩm phù hợp, luôn được khách hàng quan tâm chú trọng.

Như đã phân tích, ở thị trường trong nước, VNA được coi là một đại gia lớn, hầu như không có đối thủ. Kết quả này một phần là do chính sách của Nhà nước ta trước đây đã hạn chế sự hình thành các hãng hàng không tư nhân, một phần là do lĩnh vực này đòi hỏi lượng vốn đầu tư rất lớn mà đây lại chính là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam, theo như lý thuyết kinh tế thì VNA được xem như là hãng độc quyền tự nhiên. Việc phân tích này khiến cho người ta đặt ra câu hỏi vậy VNA đã làm gì để có được thị phần lớn như vậy khi các nguyên nhân đều là yếu tố tất nhiên. Rõ ràng VNA có thuận lợi hơn những doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực khác, nhưng VNA không hoàn toàn dựa vào các yếu tố tự nhiên đó để duy trì hoạt động, VNA đã phát huy rất tốt những lợi thế sẵn có tạo ra thêm những giá trị mới nhằm khẳng định hình ảnh của mình. Trong quá trình phát triển TCT rất chú trọng đến nâng cao giá trị hình ảnh sản phẩm, quảng cáo. tuyên truyền, khuyến mãi, dịch vụ hậu đãi cho khách hàng,…Những đổi mới trong nhận thức và trong hành động đã đem lại cho TCT những tài sản vô hình thực sự vô giá.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty hàng không Việt Nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w