Tuy có rất nhiều lợi thế để cạnh tranh và phát triển, nhưng Việt Nam không phải là không có những điểm yếu trong việc tăng cường khả nămg cạnh tranh. Những yếu điểm có thể đề cập đến như sau:
Thứ nhất, xét về chỉ số cạnh tranh của nền kinh tế, Việt Nam xếp thứ 65/80 nước được tham gia xếp hạng vào năm 2002, năm 2004 giảm 17 bậc so với năm 2003, năm 2005 giảm 4 bậc so với năm 2004 trong các nước được xép hạng.
Thư hai, sức cạnh tranh và năng lực quản lý doanh nghiệp còn yếu, thiếu sự chuẩn bị để ứng phó hiệu quả với quá trình hội nhập đang diễn ra ngày càng sâu rộng.
Xét tiêu chí cạnh tranh của sản phẩm như giá cả, chất lượng, mạng lưới tổ chức tiêu thụ và uy tín doanh nghiệp thì sức cạnh tranh của hàng Việt Nam thấp hơn so với khu vực và trên thế giới.
Thứ tư, những đặc điểm về nguồn lao động mà từ trước tới nay vẫn được coi là lợi thế dường như ngày càng mất dần, do vấp phải sự cạnh tranh của các nước trong khu vực nhất là Trung Quốc, việc phát triển các mặt hàng mơí đang gặp khó khăn về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, quản lý và thâm nhập thị trường tiêu thụ.
Thứ năm, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế chưa tương xứng với mức đầu tư, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, chưa phát huy được lợi thế so sánh cạnh tranh của ngành, sản phẩm. Khu vực dịch vụ tuy được đầu tư khá nhưng tỷ trọng tăng chậm trong cơ cấu GDP, hệ thống dịch vụ phục vụ cho phát triển sản xuất vừa thiếu vừa yếu và kém hiệu quả, cơ cấu lao động chuyển dịch rất chậm, không bắt kịp sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cũng chưa phù hợp với cơ cấu kinh tế.
Mặc dù việc phát huy các nguồn nội lực cho đầu tư phát triển có nhiều tiến bộ, có sự tăng lên của đầu tư nước ngoài nhưng nguồn vốn trong nước nhỏ bé và không ổn định, nguồn vốn nước ngoài giải ngân chậm, đồng thời còn đầu tư dàn trải không tập trung và công cuộc đầu tư chưa phát huy được những hiệu quả như mong muốn, hoạt động tài chính tiền tệ tuy có phát triển
nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro, lãi suất tiền đông cao so với tiền USD và cao so với khả năng sinh lời của nền kinh tế, làm tăng chi phí đầu vào sản xuất kinh doanh, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Vốn huy động từ hệ thông ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn, nhưng lại được sử dụng cho vay trung và dài hạn, do vậy các ngân hàng chịu sức ép bất lợi về lợi nhuận cho nên điều kiện gia tăng vốn càng khó khăn hơn. Trong khi đó nguồn vốn huy động tư thị trường chứng khoán tuy dồi dào nhưng hàm chứa nhiều bất ổn và thường được sử dụng chưa hiệu quả chưa đúng mục đích là đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, phương thức thanh toán chưa đa dạng, châm chạp, xảy ra nhiều sự cố, khắc phục sự cố chậm và chưa thực sự quan tâm tới người sử dụng, do vậy làm tăng khó khăn ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nhìn chung sự chuẩn bị ứng phó với những cách thức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế của nước ta còn chậm và chưa có bài bản, Nguyên nhân của nó là do thiếu một chiến lược tổng thể hội nhập kinh tế của quốc gia, dẫn tới sự lúng túng trong xây dựng chiến lược của từng bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp. một số chính sách phát triển kinh tế còn đưa vào đời sông chậm, môi trường kinh doanh chưa thực sự bình đẳng, chính sách chưa sát với thực tế, chưa nhất quán, khó thực hiện.