Những điều kiện thuận lợ

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty hàng không Việt Nam (Trang 62 - 64)

 Điều kiện tự nhiên

Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, là đầu mối giao thông quan trọng của khu vực và quốc tế. Vị trí địa lý chính là thuận lợi lớn cho các ngành vận tải phát triển, đặc biệt là ngành vận tải hàng không.

 Điều kiện chính trị - xã hội

Việt Nam có một nền chính trị ổn định dưới sự quản lý của Nhà nước. Hệ thống luật pháp đang ngày càng cải thiện tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh.

 Kinh tế tăng trưởng

Trong vòng 7 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã trở thành nền kinh tế năng động nhất Đông Nam Á với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm lên tới 7-8%. Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, chỉ sau Thái Lan và trở thành đối thủ cạnh tranh với Brazil về xuất khẩu cà phê.

Việt Nam cũng đã thích nghi với nền kinh tế thị trường. Kể từ những cải cách năm 2001, thành phần kinh tế tư nhân đã tạo them nhiều việc làm cho người dân.

Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang dẫn đầu nền kinh tế Việt Nam. Thành phố đang tăng gấp đôi số lượng đường quốc lộ liên tỉnh, đào một đường hầm dưới song và dự kiến xây dựng hệ thống tàu điện ngầm đầu tiên ở Long Thành, trên con đường dẫn tới khu nghỉ mát Vũng Tàu. Tuy nhiên, Hà Nội cũng không muốn thua kém: một vành đai các thành phố vệ tinh hiện đang nở rộ xung quanh thủ đô.

Năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Quan hệ ngoại giao với "cựu thù" Mỹ được tái lập. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ thực sự trở thành một ngôi sao sáng trong số các nước đang nổi lên vào năm ngoái: Việt Nam được kết nạp vào WTO vào ngày7/11 và tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh APEC ngay sau đó với sự tham dự của tất cả các lãnh đạo trong khu vực và hàng trăm nhà báo quốc tế.

Dù hơi muộn song tiếp đó Quốc hội Mỹ cũng thông qua PNTR, phục hồi "các quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn" với Việt Nam. Các công ty Mỹ đã chờ đợi điều này quá lâu và tận dụng chuyến công du Việt Nam mới đây của Tổng thống George W. Bush để ký kết hàng loạt các hợp đồng với tổng trị giá 1,9 tỉ USD.

Kinh tế tăng trưởng khiến cho đời sông nhân dân cải thiện, do đó nhu cầu đi lại cũng tăng theo. Thị trường trong nước mở ra cho TCT vô vàn cơ hội để nắm bắt.

 Thu hút đầu tư nước ngoài

Cuộc đổ bộ đầu tiên của các nhà đầu tư và du khách nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu từ những năm 1990. Đến năm 2006, đầu tư nước ngoài đã tăng 50% so với năm 2005, đạt mức kỷ lục 9 tỉ USD.

Theo một cuộc khảo sát do Hội đồng doanh nghiệp châu Á tiến hành, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về số dự án đầu tư của các công ty đa quốc gia (38%), sau Trung Quốc (85%) và Ấn Độ (51%) nhưng đứng trước Mỹ (36%).

Các nhà lãnh đạo Việt Nam ghi nhận cộng đồng Việt kiều đã đóng góp một nguồn cung cấp vốn và chất xám đáng kể cho đất nước. Họ đã nối kết Việt Nam với phần còn lại của thế giới và đem lại cho nền kinh tế đất nước thêm 3,86 tỉ USD vào năm ngoái.

Các nhà tài trợ cũng đang khuyến khích xu hướng này, với 4,41 tỉ USD cam kết dành cho Việt Nam trong năm 2007, tăng 20% so với năm 2006. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đi đầu với gần 1.165 triệu USD, tiếp theo là Liên minh châu Âu (EU) với 942 triệu. Nhật Bản và Ngân hàng Thế giới cùng đứng ở vị trí thứ ba với 835 triệu USD mỗi bên.

Đầu tư nước ngoài tăng tạo điều kiện cho cơ sở vật chất hạ tầng phát triển, đồng thời là quá trình chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến đến các nước phát triển kém hơn. Lợi thế này giúp cho TCT có thể thực hiện các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư cho phát triển các trường đào tạo,…

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty hàng không Việt Nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w