Giải pháp đầu tư phát triển đội bay và mạng đường bay

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty hàng không Việt Nam (Trang 73 - 75)

- Vay thương mại các dự án khác Cấp bổ sung từ ngân sách Nhà nước

2.3.2.1. Giải pháp đầu tư phát triển đội bay và mạng đường bay

 Đầu tư phát triển đội bay

Đối với các ngành cung cấp dịch vụ vận tải nói chung và VNA nói riêng, các phương tiện chuyên chở đóng vai trò đặc biệt quan trọng tới sự phát triển của ngành. Vì thế việc tăng cường năng lực vận chuyển là điều hết sức cần thiết. Đội bay của VNA xếp vị trí trung bình trong khu vực, nhỏ về qui mô và ít về chủng loại, đồng thời tỷ lệ máy bay thuê để khai thác còn ở mức cao. Giai đoạn gần đây, TCT đã chú trọng đến tăng năng lực vân chuyển bằng những dự án mua các loại máy bay hiện đại như A321, B767, B777. Tuy nhiên những vấn đề về vốn là trở ngại lớn nhất đối với TCT khi thực hiện mục tiêu đề ra. Do vậy để đầu tư phát triển đội bay trước hết phải giải quyết sự thiếu

hụt vốn đầu tư đang tồn tại. Muốn đầu tư phát triển đội bay một cách hiệu quả, TCT cần quan tâm đến các vấn đề sau:

- Tìm hiểu kỹ lưỡng thị trường, đánh giá nhu cầu vận tải theo một số tiêu chí như: nhu cầu về lượng vận chuyển các năm, thời kỳ; nhu cầu về sự thoả mãn của khách hàng, khách hàng mong muốn được sử dụng dịch vụ hạng vừa, hạng cao cấp, các nhu cầu đặc biệt khác,…

- Đánh giá đúng các nguồn lực của TCT, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực, khả năng bảo dưỡng,… để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn nên đầu tư cho loại máy bay nào, số lượng bao nhiêu một cách hợp lý.

- Nghiên cứu các nhà cung cấp một cách chi tiết, các thông số kỹ thuật của từng loại máy bay, cũng như các dịch vụ, ưu đãi có thể có.

- Lập các phương án đầu tư cụ thể chi tiết để nắm bắt được các chỉ số tài chính như giá trị hiện tại ròng, khả năng thu hồi vốn, năm thu hồi vốn, lợi nhuận mỗi năm, tỷ số lợi ích chi phí,… từ đó lựa chọn phương án phù hợp nhất, đồng thời cũng có thể thu hút được vốn đầu tư từ những nhà đầu tư bên ngoài.

- Dự đoán những rủi ro có khả năng xảy ra gây ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư như các rủi ro về vốn (không vay được vốn, vốn huy động chậm về tiến độ, khả năng trả nợ thấp,…), rủi ro về kỹ thuật (các thông số kỹ thuật không giống như hợp đồng, không phù hợp với điều kiện địa hình, khí hậu, khả năng sửa chữa bảo dưỡng chưa đáp ứng được,…), rủi ro về thị trường,… để có phương án dự phòng.

- Giám sát, kiểm tra các khâu thực hiện, các qui trình thủ tục đảm bảo tính hợp pháp, tiến độ thời gian, và thuận tiện cho các bên.

 Đầu tư phát triển mạng đường bay

Mạng đường bay là đóng góp một phần không nhỏ tới chất lượng phục vụ của TCT do đó có ảnh hưởng đối với năng lực cạnh tranh của TCT. Mạng

đường bay cần liên tục phát triển để phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Để đầu tư phát triển mạng đường bay một cách hiệu quả, TCT cần nghiên cứu kỹ nhu cầu của khách hàng, điều kiện kinh tế - chính trị - văn hoá – xã hội của nơi sẽ là điểm đến, các yếu tố liên quan tới đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, các dịch vụ phụ trợ,… từ đó ra quyết định đầu tư đúng đắn.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty hàng không Việt Nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w