Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu hóa lý của nguyên liệu rượu sử dụng trong đề tài
trích ly quế
1 4 ngày 3,35a 6,54a
2 6 ngày 4,29b 8,36b
3 8 ngày 5,14c 9,94c
4 10 ngày 5,23c 10,08c
LSDNĐ =0.12; LSDHS = 0.27
Ghi chú: Ở phần nồng độ dịch trích thu được, các số liệu có số mũ là chữ cái khác nhau thì sự khác biệt là có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% ngược lại thì sự khác biệt là không có ý nghĩa.
Từ bảng 4.2 cho thấy nồng độ dịch trích thu được tăng dần theo thời gian sau đó dần ổn định, điều này được thể hiện như sau: Khi tiến hành trích ly trong 4 ngày nồng độ thu được nhỏ nhất là 3,35% tương ứng với hiệu suất trích ly là 6,54%, khi trích ly trong 6 ngày nồng độ thu được tăng lên có ý nghĩa là 4,29%, khi trích ly trong 8 ngày và 10 ngày thì nồng độ tăng lên mức lớn nhất lần lượt là 5,14% và 5,23% tương ứng với hiệu suất trích ly là 9,94% và 10,08% và sự sai khác giá trị của 2 công thức này là không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.
Điều này là do các thành phần hòa tan có trong quế cần có thời gian để tan vào trong rượu vì vậy thời gian càng dài nồng độ dịch trích thu được càng cao, nhưng khi nồng độ này đạt tới giá trị bão hòa nó sẽ không tăng thêm nữa. Chính vì vậy mà nồng độ dịch trích chỉ tăng mạnh trong những ngày đầu đem trích ly sau đó sẽ tăng không đáng kể trong những ngày cuối.
Kết quả này khá tương đồng với kết quả trích ly quế trong đề tài tốt nghiệp của Nguyễn Thị Cúc (BQCB54A), theo đó nồng độ dịch trích và hiệu suất trích ly quế sau 6 ngày lần lượt là 4.28% và 8.35%, sau 10 ngày là 5.28% và 10.08%. Khi so sánh quá trình trích ly quế với trích ly đinh lăng và cam thảo trong đề tài trên tôi nhận thấy hiệu suất trích ly của quế cao hơn của đinh lăng nhưng thấp hơn của cam thảo (cùng trích ly trong 10 ngày nhưng hiệu suất của đinh lăng là 6.47%, của cam thảo là 12.85%).
Như vậy để thu được nồng độ dịch và hiệu suất trích ly quế cao nhất từ