Biện pháp quản lý dự trữ hàng dự trữ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty KD thép và vật tư Hà Nội (Trang 65 - 69)

II Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lu động tại công

2.5.Biện pháp quản lý dự trữ hàng dự trữ

Hàng dự trữ là bộ phận quan trọng của vốn lu động ở công ty. Nó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra thờng xuyên liên tục. Quản lý tốt hàng dự trữ sẽ giúp cho công ty thực hiện tốt mức luân chuyển hàng hoá giảm số hàng dự trữ, tăng tốc độ quay vòng hàng dự trữ từ đó góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn lu động.

Trên thực tế quản lý hàng dự trữ bao gồm việc lập kế hoạch tổ chức quản lý các hoạt động nhằm vào luồng hàng hoá đi vào và đi ra khỏi doanh nghiệp. Trong qúa trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có rất nhiều quyết định phụ thuộc vào quản lý hàng dự trữ chẳng hạn khi nào là thời điểm tốt nhất để mua hàng hoá? Nên tổ chức việc mua hàng nh thế nào? Cách tốt nhất để quản lý hàng dự trữ là gì? Quản lý tốt hàng dự trữ là phải xác định đợc mức tối u, tức là làm tốt các công việc trên và đa ra đợc quyết định về khối lợng hàng cần mua vào để dự trữ cũng nh thời gian để dự trữ chúng.

Tại Công ty kinh doanh thép và vật t Hà Nội hàng dự trữ năm 2001 giảm so với năm 2000 và năm 2002 giảm mức thấp nhất trong vòng ba năm trở lại đây. Về cơ bản công tác quản lý dự trữ của Công ty trong vòng ba năm trở lại đây đạt đợc thành tích đáng khích lệ và cần phát huy hơn nữa đến công tác này.

- Đối với bộ phận liên quan đến nhập khẩu: Đây là lĩnh vực kinh doanh khá đặc biệt nên nó đòi hỏi một số điều cần quan tâm riêng trớc khi tiến hành nhập khẩu hàng hoá.

+ Phải tổ chức triển khai công tác nghiên cứu thị trờng trong nớc về tất cả các lĩnh vực: nhu cầu, thị trờng dựa trên cơ sở tiềm lực tài chính của khách hàng, nhu cầu có khả năng thanh toán, từ đó ớc lợng lợng hàng cần nhập về đế đáp ứng nhu cầu cho việc cung cấp hàng hoá cho các bạn hàng.

Luận văn tốt nghiệp Trần Đình Hng TCDN - K41B

+ Do hàng nhập khẩu phải đối mặt với hàng sản xuất trong nớc nên công ty cần tìm hiểu trớc về đặc điểm của hàng hoá sản xuất trong nớc nh khả năng cung ứng, giá cả, chất lợng cũng nh các vấn đề khác có khả năng ảnh hởng đến sản xuất trong nớc nh chính sách thơng mại quốc tế, thuế, tất cả các yếu tố đều tác động đến khả năng tiêu thụ hàng nhập khẩu.

+ Xu hớng biến động tỉ giá hối đoái trong thời gian tới, cần phải quan tâm tới vấn đề này vì chính nó là cầu nối trung gian giữa giá mua và giá bán. Nếu dự báo tỷ giá tăng tức giá kỳ vọng tính theo VNĐ sẽ tăng lên không có lợi trong cạnh tranh về mặt giá cả hàng sản xuất trong nớc. Trong những trờng hợp này công ty nên xem xét lại kế hoạch nhập hàng, còn nếu chúng đợc dự báo ngợc lại thì đó là lợi thế cho công ty.

+ Thời điểm nhập hàng phải là lúc mà nhu cầu đang trong giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển và cung trong nớc còn hạn chế, không nên nhập hàng trong khi chúng đang trong tình trạng tràn ngập thị tr- ờng.

+ Trong quá trình nhập hàng thì chúng ta đợc coi là dự trữ do vậy cần phải rút ngắn thời gian vận chuyển, bốc dỡ tránh để chúng phải lu cảng quá lâu gây ứ đọng vốn và có thể làm giảm giá trị hàng hoá hoặc mất đi cơ hội tiêu thụ vì lý do chậm trễ.

+ Sau khi đã nhận hàng về kho công ty là ngời quản lý trực tiếp chúng lúc này biện pháp duy nhất có thể làm là tìm cách đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ tăng cờng công tác tham gia hội chợ triển lãm, hội chợ hàng tiêu dùng để mở rộng quan hệ với khách hàng, duy trì tốt các quan hệ cũ.

+ Đối với hàng dự trữ đã rơi vào tình trạng lỗi thời, khả năng tiêu thụ kém công ty nên mạnh dạn chịu tổn thất phần nào để nhanh

Luận văn tốt nghiệp Trần Đình Hng TCDN - K41B

chóng giải phóng nguồn vốn tồn đọng bằng cách hạ giá. Hơn nữa điều này còn giúp công ty tránh đợc những tổn thất khác có thể xảy ra nh chi phí lu kho, bảo quản, tổn thất do chất lợng hàng hoá giảm, hoặc do mất mát hao hụt.

Tóm lại đối với hàng hoá nhập khẩu thì vấn đề đợc coi trọng không chỉ là công tác quản lý chúng sau khi đã nhập mà quan trọng hơn là lúc đa ra quyết định nhập: nhập hay không, loại nào bao nhiêu, từ đâu và khi nào đến?

- Đối với bộ phận liên quan đến xuất khẩu:

Với định hớng đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới thì đây là một vấn đề công ty nên quan tâm. Do tính chất mùa vụ trong cả thị tr- ờng đầu vào và đầu ra nên dự trữ là điều cần thiết. Tuy nhiên dự trữ thế nào cho hiệu quả mới là câu hỏi cần đợc trả lời.

Trớc khi tiến hành thu mua nguyên vật liệu công ty nên quan tâm một số vấn đề sau:

+ Nghiên cứu thị trờng xuất khẩu để quyết định nhập loại mặt hàng nào, cần sản xuất và có khả năng sản xuất, quy mô sản xuất. Từ đó đi đến quyết định tơng tự đối với nhu cầu nguyên vật liệu của công ty.

+ Sau khi đã xác định đợc loại nguyên vật liệu lại tiếp tục nghiên cứu thị trờng nhng lại với t cách là ngời mua để lựa chọn đợc nguồn cung ứng tốt nhất (giá cả, chất lợng, phơng thức thanh toán).

Nếu mua nguyên vật liệu mang tính chất mùa vụ cao công ty buộc phải thu mua đủ lợng dự tính cần thiết.

+ Do tính chất không ổn định sau thị trờng đầu ra nên quy mô kinh doanh có thể dao động. Vì vậy công ty nên xem loại nào hay gặp tình huống giao động và biên độ giao động của nó để có biện pháp duy trì dự trữ bảo đảm nhằm duy trì tính liên tục trong sản xuất kinh

Luận văn tốt nghiệp Trần Đình Hng TCDN - K41B

doanh cũng nh tránh bị bỏ lỡ cơ hội trong kinh doanh. Mặt khác nó còn liên quan đến quyết định về vấn đề tìm nguồn tài trợ.

Thờng xuyên tổ chức công tác kiểm kê, đánh giá lại giá trị nguyên vật liệu để có biện pháp kịp thời nhằm hạn chế tổn thất hao hụt ngoài định mức.

Tóm lại để nhanh chóng giảm hàng dự trữ và quản lý hàng dự trữ có hiệu quả hơn trong những năm tới công ty cần thực hiện các bớc sau:

- Tiến hành xác định một cách chính xác nhu cầu hàng hoá trong kỳ kinh doanh.

- Cân đối nhu cầu và khả năng đáp ứng của công ty để đảm bảo có đợc hệ thống dự trữ có hiệu quả thông qua khả năng huy động vốn... Từ đó xác định khối lợng chính xác hàng nhập nhằm bảo đảm tính liên tục cho quá trình kinh doanh và giảm đến mức tối thiểu các chi phí liên quan đến dự trữ.

- Phải xác định nguồn hàng cung ứng và giá cả của hàng hoá nhằm mục tiêu tối thiểu hoá chi phí có liên quan đến dự trữ hàng hoá.

- Hạch toán chi phí một cách chính xác, đây là một yếu tố quan trọng ảnh hởng đến hiệu quả hoạt động dự trữ của công ty. Vì vậy cần đánh giá chính xác từng khoản chi phí dự trữ, một vấn đề thuộc về nghệ thuật kinh doanh đó là công ty làm sao đẩy dự trữ sang cho phía ngời bán. Nghĩa là bằng uy tín và mối quan hệ tạo ra, đợc ngời cung cấp hàng hoá tin cậy để trong mọi trờng hợp có khả năng giảm thời gian liên lạc và mua bán hàng hoá đảm bảo đáp ứng cao nhất nhu cầu thị trờng bằng cách tạo sự tin câỵ với ngời bán. Công ty sẽ có điều kiện giảm đợc vốn dự trữ và các chi phí khác có liên quan trong khâu này.

Luận văn tốt nghiệp Trần Đình Hng TCDN - K41B (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty KD thép và vật tư Hà Nội (Trang 65 - 69)