Những thách thức và lợi ích khi ViệtNam là thành viên của WTO

Một phần của tài liệu CA – TBD chuyển hướng phát triển trong tương lai & kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả quan hệ kinh tế VN- APEC (Trang 70 - 76)

I Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của ViệtNa m 1 Quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Vấn đề hội nhập kinh tế Quốc tế của ViệtNam 1 Với ASEAN

2.4.1.3 Những thách thức và lợi ích khi ViệtNam là thành viên của WTO

a) Tham gia WTO , Việt Nam gặp phải một số thách thức sau :

Thứ nhất, để thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử và áp dụng quy chế tối huệ quốc với nhau , Việt Nam phải cam kết cắt giảm thuế quan và phi thuế quan đối với các sản phẩm công nghiệp , thực hiện đối xử bình đẳng đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nớc .Đây là một khó khăn cho nghành

công nghiệp non trẻ của Việt Nam trớc sự đối đầu với các doanh nghiệp của các nớc phát triển và các nớc có lợi thế so sánh cao hơn .

Thứ hai, việc tự do hoá thơng mại và cắt giảm thuế quan không chỉ tác động đến công cụ truyền thống nhằm bảo hộ thị trờng trong nớc mà còn giảm thu ngân sách quốc gia . Nếu không chủ động phân tích tình hình và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nớc theo hớng giảm dần tỷ trọng những nghành đáp ứng nhu cầu thị trờng nội địa và tăng dần những nghành có lợi thế so sánh cao hơn ( trên cơ sở nâng cao chất lợng hàng hoá , hạ giá thành sản phẩm ) thì chúng ta sẽ mất dần thị trờng nội địa và giảm sút kim nghạch xuất khẩu dẫn tới hậu quả thâm hụt mậu dịch , thâm hụt cán cân thanh toán và mất ổn định trên tầm vĩ mô.

Thứ ba, nguyên tắc công khai minh bạch đòi hỏi phải thực hiện mọi biện pháp bảo hộ thông qua thuế quan , từ bỏ các rào cản phi thuế quan và các hạn chế định lợng , công bố công khai và đơn giản thủ tục nhập khẩu , hải quan, vệ sinh kiểm dịch , các chuẩn mực phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế . Đặc biệt trong lĩnh vực chuyên môn có hàm lợng chí tuệ cao nh : bu chính viễn thông , vận tải , du lịch, bảo hiểm, ngân hàng , kiểm toán , t vấn, quản lý và pháp luật ,... thì việc tham gia WTO sẽ là một thách thức đối với Việt Nam . Bởi vì năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong những nghành này còn thấp so với nhiều quốc gia trên thế giới . Nâng cao khả năng cạng tranh trong những nghành này đòi hỏi chúng ta không chỉ giải quyết vấn đề công nghệ trớc hết là đào tạo , nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ trong nớc . Điều này không dễ một sớm một chiều có thể đáp ứng đợc .

Tham gia WTO sẽ hạn chế sự lựa chọn về chính sách , quốc gia không thể chủ động tuỳ tiện trong hoạch định và điều hành chính sách mà phải xét đến nhiều nhân tố hơn theo quy định về nghĩa vụ với mỗi thành viên của WTO .

b) Tham gia WTO Việt Nam có những lợi ích sau :

• Tạo điều kiện thuận lợi giúp Việt Nam ngăn ngừa tình trạng phân biệt đối xử , chèn ép trong thơng mại quốc tế , giúp Việt Nam mở rộng cơ hội thơng mại với các nớc thành viên WTO ( 135 quốc gia và vùng lãnh thổ

• Việt Nam sẽ có lợi do việc cắt giảm thuế nhanh , nhất là những mặt hàng Việt Nam đang có lợi thế xuất khẩu ( sử dụng nhiều lao động nh giày dép, dệt , may mặc ,...)

• Thúc đẩy sự tăng trởng và phát triển của nền kinh tế thông qua cạnh tranh thực sự của công nghiệp trong nớc , tham gia hiệu quả vào quá trình phân công lao động quốc tế , học hỏi kinh nghiệm của các nớc .

• Việt Nam sẽ có lợi trong việc giải quyết tranh chấp với các cờng quốc th- ơng mại . Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ cải thiện vị trí của Việt Nam khi đàm phán với các nớc mạnh hơn thông qua nguyên tắc công bằng và hiệu quả hơn cho việc giải quyết các tranh chấp thơng mại .

2.4.2 Với IMF

Mặc dù khủng hoảng Châu á đã làm tăng đáng kể hình ảnh của quỹ tiền tệ quốc tế IMF , song đối với nhiều ngời IMF vẫn là một tổ chức bí hiểm trên bình diện quốc tế . Điều dễ nhận thấy là IMF là một tổ chức tập thể mà 182 quốc gia tự nguện gia nhập bởi vì họ thấy lợi thế của việc trao đổi với các quốc gia khác trong diễn đàn để duy trì một hệ thống mua bán các loại tiền tệ của họ một cách ổn định sao cho việc thanh toán bằng tiền nớc ngoài giữa các quốc gia có thể diễn ra một cách thuận lợi và không bị chậm trễ

Ba chức năng chính của IMF bao gồm : giám sát kinh tế vĩ mô , trợ giúp tài chính và trợ giúp kỹ thuật .

• Giám sát kinh tế vĩ mô : IMF tiếp tục thúc giục các nớc thành viên cho phép đồng tiền của mình tự do hoán đổi không hạn chế đối với đồng tiền của các hội viên khác . IMF giám sát các chính sách kinh tế ảnh hởng tơi cán cân thang toán của các nớc thành viên , với chức năng này , IMF chủ yếu có vai trò t vấn . IMF thực hiên việc trao đổi đều đặn với các nớc hội viên của mình ( khoảng 1 năm một lần ) phân tích tình hình kinh tế của một nớc thành viên và cảnh báo những vấn đề thực tế hoặc tiềm ẩn bắt nguồn từ các chính sách của nớc này và duy trì toàn bộ thành viên đợc thông báo về diễn biến này .

• Trợ giúp tài chính : IMF trợ giúp ngắn hạn và trung hạn ( tối đa là 10 năm) cho các nớc hội viên đang lâm vào tình trạng khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán . Một nớc thành viên gặp khó khăn về thanh toán có thể rút ngay lập tức từ IMF 25% cổ phần thực đóng của mình bằng vàng hoặc bằng một đồng tiền có thể chuyển đổi . Nếu 25% cổ phần không đủ đáp ứng nhu cầu của mình , một thành viên gặp khó khăn lớn hơn có thể yêu cầu nhiều tiền hơn và có thể vay tổng cộng trong một vài năm với số tiền gấp 3 lần so với cổ phần đặt mua mà nớc đó đã thực đóng .Trợ giúp tài chính thờng là việc IMF cung cấp ngoại tệ chuyển đổi để tăng cờng dự trữ ngoại tệ của nớc thành viên đang gặp khó khăn , nhng chỉ khi có cam kết của chính phủ cải cách các chính sách kinh tế . Những chính sách là nguyên nhân gốc gây ra vấn đề khó khăn trong cán cân thanh toán .

• Trợ giúp kỹ thuật : Ngoài việc trợ giúp tài chính : IMF còn cung cấp các trợ giúp kỹ thuật trong việc tổ chức ngân hàng trung ơng , xây dựng cải cách hệ thống thuế , thành lập các đơn vị thu thập công bố số liệu thống kê kinh tế .

Việt Nam với IMF

Việt Nam chính thức trở thành thành viên của IMF từ ngày 21/9/1956 . Với tổng số cổ phần tính đến tháng 11/1999 là 329,1 triệu SDR ( hay 573 triệu USD). Tuy là thành viên của IMF từ năm 1956 nhng chỉ mới tháng 10/1996 Việt Nam mới đợc quỹ chấp nhận cho vay vốn trở lại .

Tháng 11/1994 , quỹ đã chấp nhận cho Việt Nam vay một khoản tiền là 362,4 triệu SDR ( hay 535 triệu USD) theo khuôn khổ của chơng trình tín dụngtrung hạn về điều chỉnh cơ cấu mở rộng (ESAF) . Chơng trình này đợc thực hiên trong vòng 3 năm từ 1994 đến 1997 .

Điều kiện để đợc vay theo chơng trình ESAF bao gồm :

• Cải tổ kinh tế vĩ mô

• Cải cách khu vực tài chính , ngân hàng

• Cải tổ doanh nghiệp quốc doanh , phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh , quản lý ngân sách và bảo đảm phúc lợi xã hội

Theo các trơng trình ESAF1, ESAF2, Việt nam đã đợc IMF giải ngân một khoản tiền khoảng 355 triệu USD . Theo đánh giá của IMF các trơng trình này đã đạt đợc một số kếtquả nhất định trong cải cách nền kinh tế .

Hiện nay chính phủ Việt Nam đang tiến hành đàm phán với IMF về chơng trình ESAF cho năm 1999-2002 . Trong khuôn khổ của chơng trình này . Quỹ tiền tệ quốc tế và ngân hàng thế giới cam kết sẽ cho Việt Nam vay khoảng 700 triệu USD. Về cơ bản , điều kiện mà quỹ nêu ra cũng tơng tự nh điều kiện của chơng trình ESAF giai đoạn 1994- 1997 , tuy nhiên yêu cầu cao hơn về cải cách thơng mại . Nội dung đó bao gồm xoá bỏ hàng rào thuế đối với ngoại thơng ( cho 19 mặt hàng ), mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, không hạn chế hạn ngạch xuất khẩu Gạo, bãi bỏ thuế xuất khẩu .

Qua 3 đợt thảo luận trong năm 1999, một số yêu cầu của IMF đã đợc chính phủ Việt Nam chấp nhận , nhng cha thống nhất về thời hạn xoá bỏ hàng rào phi quan thuế , đây là điều kiện quan trọng nhất để có thể tiến tới ký kết chơng trình . Hai bên đã thống nhất lịch trình xoá bỏ thuế cho 17 mặt hàng , duy chỉ có xăng dầu và đờng là cha thống nhất đợc về thời hạn . Theo yêu cầu của quỹ , thời hạn đối với hai mặt hàng này là năm 2003 , nhng phía Việt Nam chỉ có thể đáp ứng đợc thời hạn là năm 2005 với xăng dầu và năm 2007 đối với đờng .

Nhìn chung , các yêu cầu của IMF ,WB đặc biệt là về cải cách thơng mại đều có những điểm tơng đồng với các yêu cầu, điều kiện trong hiệp định tơng mại Việt – Mỹ và điều kiên để gia nhập tổ chức WTO . Một lần nữa , điều này khẳng định rằng hầu hết các chính sách của IMF đều do các nớc phát triển đứng đầu là Mỹ quyết định Với việc hội nhập một cách tích cực, chủ động vào nền kinh tế thế giới đã góp phần quan trọng vào thành tựu kinh tế - xã hội của Việt Nam trong 15 năm đổi mới vừa qua . Không những phá bỏ đợc thế cô lập mà còn góp phần nâng cao vị thế của nớc ta trên trờng quốc tế .

Chơng III

Giải pháp để đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu CA – TBD chuyển hướng phát triển trong tương lai & kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả quan hệ kinh tế VN- APEC (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w