Năng lực khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành thuỷ sản VN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực từ nay đến năm 2010 (Trang 40 - 44)

III. Nhận xét chung về quá trình phát triển ngành thủy sản thờ

3. Năng lực khoa học công nghệ

Năng lực khoa học công nghệ yếu kém đợc phản ảnh không chỉ ở riêng ngành thủy sản nớc ta mà đối với tất cả các ngành và lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân. Trong thời gian qua đảng và nhà nớc ta đã có quan tâm rất nhiều đến việc làm sao cải tạo đợc những công nghệ lạc hậu, thay vào đó là công nghệ tiên tiến hiện đại phù hợp với sự phát triển chung của thế giới và sự phát triển của ngành công nghiệp nớc ta. Nhng đây thực sự là bài toán khó. Ngành thủy sản để phát triển sản phẩm của mình ra các nớc bạn thì lại cần hơn hết công nghệ nuôi trồng, chế biến, bảo quản tiên tiến hiện đại phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Trong khai thác, khoa học công nghệ đợc chú ý nhiều ở công nghệ tàu thuyền và các ng cụ. Trên thực tế tàu thuyền đánh bắt cá chủ yếu là vỏ gỗ, các loại tàu có thép, composite chiếm tỷ trong không đáng kể. Trong giai đoạn 1990- 2000 số l- ợng tàu công suất lớn tăng nhanh. Năm 1998 số lợng tàu thuyền máy là 74.767 chiếc chiếm 82,4% tàu thuyền, tăng 60% so với năm 1990, Tàu thủ công là 15.338 chiếc giảm đi 50% so với năm 1990. Đến năm 2000 số lợng tàu thuyền tăng 73.000 chiếc so với năm 1990. Tổng công suất thuyền máy tăng nhanh hơn số l- ợng tàu. Năm 1998 tổng công suất đạt 2,43 triệu cv, tăng 3 lần so với năm 1991. Công suất năm 2001 tăng lên 3,21 triệu cv. Ngoài tàu thuyền đánh bắt ngày càng đợc cải tiến thì các ng cụ nghề cá nớc ta cũng rất phong phú về chủng loại nh: lới kéo, lới re, mánh vó.

Trong nuôi trồng, chúng ta ngày càng xây dựng nhiều cơ sở sản xuất giống nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị trờng và đảm bảo nguồn lợi trong khai thác. Đến năm 2000 đã có 2860 cơ sở sản xuất giống, trong đó có 2520 cơ sở sản xuất Tôm giống mỗi năm, sản xuất khoảng 6 tỷ Tôm giống và 350 trại cá giống sản xuất.

Trong chế biến, tổng cộng năm 1998 toàn quốc có 196 nhà máy, 25 dây truyền IQF, 14 máy đóng túi chân không, tổng công suất cấp đông là 1000 tấn/ngày, thì đến năm 2000 toàn quốc đã có 260 nhà máy, 65 dây truyền IQF và tổng công suất cấp đông là 2000 tấn/ngày, có 246 cơ sở chế biến đông lạnh.

Còn về các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ trong thời gian vừa qua cũng đã có những thành quả đáng trân trọng. Từ năm 1990 trở lại đây, đầu t ngân sách nhà nớc cho hoạt động khoa học công nghệ của Bộ Thủy sản đã tăng lên đáng kể, đạt bình quân 5 tỷ đồng/ năm (giai đoạn 1991-1995), 14 tỷ đồng/ năm (giai đoạn 1996-2000) và 25,3 tỷ đồng/năm ( giai đoạn 2001-2003) và năm nay là 38 tỷ đồng. Ngoài nguồn vốn đầu t trực tiếp cho hoạt động khoa học công nghệ của Bộ Thủy sản nói trên, các cơ quan nghiên cứu của Bộ còn triển khai nhiều nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ bằng các nguồn kinh phí

khác nh từ các dự án hợp tác quốc tế, chơng trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nớc, chơng trình khuyến ng.

Ngay từ đầu hình thành ngành kinh tế thủy sản, hoạt động khoa học công nghệ đã bám sát các lĩnh vực cần tập trung đẩy mạnh phát triển. Đó là nghề khai thác cá biển, nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản. Những hớng nghiên cứu chủ yếu trong nuôi trồng thủy sản ở nớc ta trong thời gian vừa qua là nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, nghiên cứu kiểm soát môi trờng, bệnh thủy sản, các mô hình nuôi sạch hớng đến sản xuất sản phẩm thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đã xây dựng đợc quy trình sản xuất giống và nuôi thơng phẩm các loài thủy sản có giá trị kinh tế cả trong môi tr- ờng nớc ngọt , lợ và mặn. Các mô hình nuôi thủy sản sạch không dùng kháng sinh và hoá chất bị cấm, mô hình thực hành nuôi tốt (GAP) đã và đang đợc hớng dẫn áp dụng trong nuôi trồng thủy sản ở nớc ta. Các nghiên cứu trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu thủy sản tập trung vào công nghệ bảo quản sau thu hoạch, chế biến nớc mắm, sản phẩm giá trị gia tăng các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đã chủ…

động hơn trong việc ứng dụng công nghệ mới, sản phẩm mới và tìm kiếm thị trờng nâng cao sức cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu trên thị trờng quốc tế.

Những kết quả đạt đợc của hoạt động khoa học công nghệ của ngành ở trên là những dấu hiệu đáng mừng, nhng khoa học công nghệ với vai trò là lực lợng sản xuất trong thời đại ngày nay thì sự thay đổi nhanh chóng của nó sẽ là trở ngại rất lớn với thực trạng khoa học công nghệ ở nớc ta. Thực tế cho đến nay vẫn có một số doanh nghiệp vẫn sử dụng trang thiết bị những năm 80, vẫn còn 40% cơ sở sản xuất chế biến trong ngành thủy sản đang trong tình trạng cha đảm bảo an toàn vệ sinh.

Trình độ công nghệ trrong chế biến và bảo quản còn thấp, chủ yếu là công nghệ đông lạnh. Nh ở Miền Trung, đã có 80% xí nghiệp đông lạnh có thời gian hoạt động trên dới 10 năm, toàn Miền Trung chỉ có 4 xí nghiệp trang bị dây truyền công nghệ đông rời IQF. Cách bảo quản thủy hải sản bằng nớc đá xay trong thùng cách nhiệt mà ng dân đang áp dụng hiện nay đang làm thất thoát khoảng 10% sản lợng và 30% giá trị sản phẩm.

Trong nuôi trồng trở ngại có tính bức xúc hiện nay là con giống, thức ăn, kỹ thuật nuôi trồng và phòng trị bệnh. Cả nớc hiện nay chỉ còn khoảng 30 cơ sở sản xuất thức ăn cho thủy sản nuôi, đáp ứng 10-15% nhu cầu nuôi tôm, cá bè và thủy đặc sản khác.

Trong khai thác thủy sản, thực tế công cụ khai thác chủ yếu vẫn đợc ngời dân sử dụng là tàu gỗ- không đảm bảo an toàn cho ngời đi biển. Ngoài ra, vẫn còn sử dụng một số công cụ đánh bắt đạt đợc sản lợng thấp và gây ảnh hởng đến nguồn tài nguyên nh: lới mắt nhỏ, dùng mìn, dùng xianua để khai thác.

Công nghệ nớc ta luôn bị lạc hậu so với nớc bạn. Nên những sản phẩm thủy sản ở nớc ta vẫn bị đánh giá kém chất lợng thờng là do công nghệ lạc hậu, hay chi phí sản xuất tốn kém cũng nằm trong nguyên nhân này. Do vậy giải quyết vấn đề khoa học công nghệ luôn luôn là bài toán làm đau đầu các nhà quản lý, vì nó là đầu mối của sự phát triển ngành khi tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

4. Vấn đề môi trờng sinh thái và tài nguyên biển.

Nhận thức đợc tính nghiêm trọng của các hoạt động khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản trong thời gian qua, các Bộ, ban ngành chức năng liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trờng sinh thái- tài nguyên biển đã không ngừng có những biện pháp, phơng hớng nhiệm vụ cụ thể để ngăn chặn ngay những tác động xấu của hoạt động sản xuất trong ngành thủy sản lên môi trờng sinh thái biển. Chẳng hạn nh ngay sau khi xác định đợc lợng cá đang dần cạn kiệt thì chúng ta đã có ngay chỉ thị chuyển hớng trọng tâm của ngành sang nuôi trồng thủy sản, bên cạnh đó hạn chế đánh bắt cá gần bờ, xây dựng chơng trình đánh bắt cá xa bờ. Theo đó phải tăng cờng đầu t cơ sở hậu cần dịch vụ cho khai thác xa bờ. Điều tra nguồn lợi, gắn với áp dụng công nghệ khai thác mới và cải tiến tổ chức khai thác trên biển, đầu t chuyển đổi cơ cấu nghề, cải tiến công nghệ khai thác gắn với bảo quản sản phẩm trên tàu, tổ chức dịch vụ cung cấp dầu, đá, lơng thực, thực phẩm, bảo quản sản phẩm sau khai thác và vận chuyển sản phẩm về nơi tiêu thụ nhằm giảm tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch. Bên cạnh đó còn có hàng loạt các biện pháp nhằm tác động vào các hệ sinh thái ven bờ, làm đa dạng hoá sinh học để đảm bảo phát triển bền vững. Ngoài ra vấn đề nớc thải của các doanh nghiệp chế biến và nuôi trồng cũng đợc quan tâm rất nhiều, nớc thải đợc quản lý xử lý theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo môi trờng sống xung quanh.

Tuy nhiên những nỗ lực giúp cải thiện môi trờng không thể giải quyết nhanh chóng trong một sớm một chiều mà là vấn đề cần đợc giải quyết trong khoảng thời gian dài. Hiện nay, mức độ khai thác nguồn lợi hải sản ở vùng đặc quyền kinh tế có thể đã sát hoặc thậm chí cao hơn mức sản lợng bền vững tơng ứng. Nếu các tính toán đúng thì trữ lợng hải sản có thể khai thác ở vùng này khoảng 1,1-1,3 triệu tấn. Trong khi tổng sản lợng khai thác vào năm 1998 đã xấp xỉ 1,13 triệu tấn. Một số loài cá kinh tế thông thờng vẫn đánh bắt với số lợng lớn, đến nay đã trở nên khan hiếm và một số gần nh mất hẳn ở vùng biển phía Bắc và vùng biển miền nam, nh cá trích, tôm hùm, bào ng, điệp và mực. Thậm chí có loài đã đợc liệt vào

danh sách sẽ bị nguy cấp và đang bị đe doạ đa vào sách đỏ Việt Nam. Thực tế sản lợng hải sản khai thác đợc hàng năm tuy mới bằng 75 - 80 % khả năng cho phép song ở một số vùng biển có độ sâu nhỏ hơn 30 mét nớc (khu vực khai thác chính hiện nay) đã vợt quá giới hạn cho phép 10 - 15 %. Số loài động vật quý hiếm bị đe dọa đã tăng 9 lần so với năm 1990. Tỷ lệ thuỷ sản cha trởng thành khai thác đợc trong một mẻ lới chiếm 25 - 40% sản lợng khai thác (trong khi tỷ lệ cho phép là 15%). Năng suất một số ngành khai thác thuỷ sản nh vây, đèn mành, chà, vó, kết hợp ánh sáng giảm từ 30 -60 % tr… ớc năm 1986.

Không chỉ cạn kiệt về nguồn lợi thuỷ sản, mà rừng ngập mặn, một trong những môi trờng sống của động vật thuỷ sinh cũng bị thu hẹp khoảng 40-45% so với trớc năm 1954, tỷ lệ rạn san hô giàu giảm từ 35% xuống còn 5 -7%. ô nhiễm môi tr- ờng biển và ven biển nhiều thông số vợt quá giới hạn cho phép 2- 2,5 lần.

Tất cả những yếu tố trên có ảnh hởng rất lớn đến chất lợng sản phẩm thủy sản khai thác và chế biến, làm khan hiếm nguồn lực thủy sản và giảm cơ hội xuất khẩu sang nớc bạn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thế giới. Trớc tình hình này, việc điều chỉnh áp lực khai thác và giảm thiểu những tác động của các loại thuỷ sinh vật là đòi hỏi cấp thiết, sống còn không riêng đối với ngành thuỷ sản và trở thành vấn đề chung của cả nớc. Do vậy tính đến sự phát triển ổn định của ngành thủy sản Việt Nam về lâu dài trong quá trình hội nhập hiện nay thì quan trọng hơn cả vẫn là "làm sao để duy trì nguồn lợi thủy sản cho các thế hệ tiếp theo". Trả lời đợc câu hỏi này cũng chính là chúng ta đã giải quyết xong tính phát triển bền vững của ngành.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành thuỷ sản VN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực từ nay đến năm 2010 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w