Giới thiệu về ngành Công nghiệp tàu thủy Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác xét thầu tại Công ty Công nghệ tàu thuỷ Cái Lân (Trang 25 - 28)

Nam

1. Ngành Công nghiệp tàu thủy Việt Nam

Lịch sử đóng tàu thuyền ở nớc ta đã có từ lâu đời, nhng một Ngành Công nghiệp tàu thủy (CNTT) thì còn rất non trẻ. Là một quốc gia có biển, nhng bớc sang thế kỉ XXI, Công nghiệp đóng tàu của chúng ta còn đi sau rất nhiều nớc trong khu vực.

Với sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu trên thế giới, cùng với sự tiến bộ vợt bậc theo từng ngày của tất cả các ngành khoa học, ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam cũng từng bớc lớn mạnh và hoà nhập vào dòng phát triển ấy. Tuy nhiên, do tuổi đời còn non trẻ, do lịch sử đất nớc bị chiến tranh tàn phá nặng nề, cha có điều kiện đầu t phát triển trong một thời gian đủ dài để có thể trởng thành nên cho đến nay các kết quả đạt đợc của ngành còn rất hạn chế.

Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (VINASHIN) mới đ- ợc thành lập tròn 8 năm (thành lập ngày 31/1/1996 theo Quyết định số 69/ QĐ-TTg của Thủ tớng Chính phủ).

Về mặt tổ chức, ngày 18/4/2003 Thủ tớng Chính phủ đã có quyết định số 60/2003/QĐ-TTg về việc cho phép Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con. Từ năm 2006 mô hình một tập đoàn Công nghiệp tàu thủy sẽ đợc hình thành với cơ chế quản lý đợc xác định dựa trên sự thống nhất về lợi ích kinh tế giữa Tổng Công ty và các đơn vị thành viên, sẽ là một mạng khép kín mà trung tâm của mạng là Tổng Công ty.

Sự đổi mới về tổ chức dựa trên chủ trơng của Đảng và Chính phủ nhằm thay đổi quan hệ sản xuất. Từ đó sức sản xuất đợc phát triển làm cho Công nghiệp tàu thuỷ nớc ta nâng cao đợc năng lực sản xuất, cạnh tranh và hội nhập phấn đấu tới năm 2010 Việt nam có một nền Công nghệp đóng tàu vào loại trung bình tiên tiến trong khu vực.

Ngoài việc chú trọng công tác đầu t mở rộng nâng cấp các nhà máy hiện có, Tổng công ty VINASHIN đã bắt đầu chiến lợc đầu t xây dung các Cụm công nghiệp tàu thủy tại 3 miền Bắc - Trung – Nam. Cụm Công nghiệp Cái Lân với chức năng chế tạo thép, điện; Cụm công nghiệp An Hồng, Hải Dơng chế tạo máy diezel và thiết bị phụ tàu thủy; Cụm công nghiệp Dung Quất đóng tàu cỡ lớn trên 100.000 DWT.

Bên cạnh đó, Tổng Công ty CNTT Việt Nam đã không ngừng hợp tác với các bạn hàng trong nớc và nớc ngoài, qua đó tiếp thu kiến thức, công nghệ hiện đại để nâng cao năng lực sản xuât kinh doanh của ngành. Cùng với sự thay đổi trong quan hệ sản xuất, chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con, là hệ quả tất yếu của sự trởng thành và phát triển của Tổng Công ty, tạo điều kiện nâng cao, thúc đẩy năng lực

sản xuất kinh doanh của Ngành, tiến tới hình thành tập đoàn kinh tế mạnh, đa ngành đóng tàu Việt Nam vơn tới sánh ngang với các cờng quốc trong khu vực và trên Thế giới.

2. Đặc điểm đầu t của ngành Công nghiệp tàu thủy

Công nghiệp tàu thuỷ (CNTT) là một trong số những ngành công nghiệp nặng và rất non trẻ ở nớc ta. Đặc điểm đầu t của ngành công nghiệp nói chung là vốn lớn, thời gian đầu t dài và hoàn vốn lâu. Đối với ngành CNTT, một ngành có truyền thống lâu đời trên thế giới, đặc biệt là Châu Âu, thì đối với Việt Nam lại rất mới. Lịch sử 8 năm hình thành và phát triển gặp rất nhiều khó khăn.

Nguồn vốn đầu t vào ngành chủ yếu là vốn ngân sách cấp, những năm trớc, và vốn vay những năm trở lại đây cũng nói lên một phần khó khăn cho ngành.

Huy động vốn, kêu gọi nguồn vốn đã khó, sử dụng vốn cho có hiệu quả lại càng khó hơn. Đợc nhà nớc quan tâm đúng lúc, thời gian gần đây, ngành đã có cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh, đa dạng hoá dịch vụ và sản phẩm để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng khả năng quay vòng vốn, cũng nh một biện pháp đảm bảo đầu t.

Hoạt động chủ yếu của ngành là đóng mới và sửa chữa tàu nên yêu cầu một khối lợng vốn đầu t rất lớn, đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ phức tạp. Các nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất, chế tạo trong nớc hiện nay cha sản xuất đợc, phải nhập ngoại, góp phần làm tăng chi phí và nhu cầu vốn.

Với đặc thù của ngành kỹ thuật tàu biển, ngành công nghiệp tàu thuỷ đã sử dụng một khối lợng lao động khổng lồ cho nền kinh tế góp phần giải quyết một số lợng lớn công ăn việc làm cho xã hội, tăng và tạo thu nhập cho ngời dân và giảm tệ nạn trong xã hội do hiện tợng thất nghiệp gây ra. Ngành phát triển sẽ tiết kiệm đợc một lợng lớn ngoại tệ do giảm lợng nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu và máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất và lắp ráp của ngành.

Nh vậy đầu t cho ngành hiện nay rất cấp thiết để đảm bảo cho ngành có thể phát triển đáp ứng nhu cầu trong nớc và từng bớc đáp ứng đ- ợc đòi hỏi chung thực sự của ngành.

3. Vai trò của hoạt động đấu thầu đối với sự phát triển của ngành ngành

Xuất phát từ đặc điểm nguồn vốn đầu t của Tổng Công ty CNTT Việt Nam, một phần do ngân sách cấp còn phần lớn là vốn vay thơng mại. Vì thế không những phải bảo tồn nguồn vốn này, mà phải sử dụng vốn thể nào cho có hiệu quả, có thể trả nợ và sinh lời cho Chủ đầu t. Đấu thầu đã thể hiện và đợc xem nh một phơng pháp để thực hiện dự án có hiệu quả nhất hiện nay (trên cơ sở chống độc quyền và cạnh tranh giữa các nhà

thầu). Do vai trò đó, đấu thầu là một hoạt động không thể thiếu trong các dự án của tất cả các ngành và của ngành CNTT.

Đối với nhu cầu xây lắp ngày càng cao trong ngành, việc xây lắp các nhà máy đòi hỏi phải các nhà thầu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cảng và công trình thuỷ. Hiện nay, ở nớc ta, các nhà thầu có đủ trình độ và hoạt động trong lĩnh vực này không nhiều, vì thế đấu thầu sẽ góp phần thu hút thêm nhiều nhà thầu Quốc tế có đủ năng lực và đáp ứng nhu cầu để thực hiện các dự án trong ngành.

Đối với mua sắm hàng hoá trong ngành, những loại hàng hoá phải nhập từ nớc ngoài, cả hàng hoá trong nớc, đấu thầu sẽ kiểm soát đợc phần nào tình trạng ép giá. Mặt khác có thể mua đợc hàng hoá đáp ứng yêu cầu với chi phí hợp lý.

Đối với t vấn và lựa chọn đối tác thực hiện cũng vậy. Chủ đâu t không thể khẳng định mình có thể làm đợc mọi việc với chi phí thấp nhất và hiệu quả công việc cao nhất. Đấu thầu sẽ giúp Chủ đầu t trong việc đó.

Nh vậy đấu thầu đã thể hiện là một phơng pháp u việt trong việc thực hiện các dự án. Vai trò của nó ngày càng đợc khẳng định khi nền kinh tế ngày càng phát triển và mở cửa hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.

Chơng II: Thực trạng công tác đấu Thầu tại

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác xét thầu tại Công ty Công nghệ tàu thuỷ Cái Lân (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w