Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty có ảnh hưởng tới việc sử

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần xây dựng công trình giao thông và Thương mại 124 (Trang 35)

việc sử dụng vốn

Đặc điểm về nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm.

Đây là yếu tố đầu vào chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn khoảng 60%-70% tổng giá trị công trình. Chất lượng, độ an toàn của công trình phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của nguyên vật liệu.

Như vậy việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu cùng với một

Giám đốc Phó Giám đốc khu vực Miền Bắc Phó Giám đốc Miền Trung Phó Giám đốc Miền Nam Phòng Vật tư thiết bị Phòng Kế hoạch Phòng Kỹ thuật Phòng T i chính à kế toán PhòngTổ chức Lao động – H nh chínhà Phòng Thị trường Xưởng SCDV 412 Đội công trình 112 Đội công trình 4 Đội công trình 3 Đội công trình 2 Đội công trình 1 Giám đốc Phó Giám đốc khu

vực Miền Bắc Phó Giám đốc Miền Trung Phó Giám đốc Miền Nam

Phòng Vật tư thiết bị Phòng Kế hoạch Phòng Kỹ thuật Phòng Tài chính kế toán PhòngTổ chức Lao động – Hành chính Phòng Thị trường Xưởng SCDV 412 Đội công trình 112 Đội công trình 4 Đội công trình 3 Đội công trình 2 Đội công trình 1

hệ thống cung ứng nguyên vật liệu tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng công trình giảm chi phí sản xuất.

Đối với Công ty 124, tận dụng khai thác được các nguyên vật liệu cho thi công các công trình là phương châm của công ty. Khai thác nguyên vật liệu theo phương châm này vừa tránh được chi phí vận chuyển bốc dỡ vừa đảm bảo được nhu cầu kịp thời cho thi công. Từ đó góp phần giảm giá dự thầu xây lắp. Để làm được điều đó công ty luôn cố gắng tạo lập và duy trì mối quan hệ với các nhà cung ứng trên địa bàn hoạt động của mình để có được nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng mà vẫn tiết kiệm được chi phí, thu mua với giá phù hợp, đồng thời tích cực tìm kiếm những đối tác cung ứng mới.

Do sản phẩm chính của Công ty là các công trình xây dựng giao thông nên nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm bao gồm: xi măng, sắt thép, gạch, cát, đá, sỏi…

Đặc điểm về sản phẩm và thị trường đầu vào

Công ty 124 là một công ty chuyên về lĩnh vực xây dựng công trình giao thông. Vì vậy sản phẩm của công ty có những đặc điểm khác biệt so với các lĩnh vực kinh doanh thông thường, là các công trình xây dựng với các đặc điểm sau:

- Sản phẩm xây dựng thường mang tính đơn chiếc, thường được sản xuất theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư.

- Sản phẩm xây dựng quy mô lớn, có kết cấu phức tạp, khó chế tạo, khó sửa chữa, yêu cầu chất lượng cao.

- Sản phẩm xây dựng thường có kích thước, quy mô lớn, chi phí nhiều, thời gian tạo ra sản phẩm dài và thời gian khai thác sử dụng cũng kéo dài.

- Sản phẩm xây dựng là công trình cố định tại nơi xây dựng, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện địa phương và thường đặt ở ngoài trời.

chính trị, xã hội, văn hoá, quốc phòng cao.

Những nét đặc thù của sản phẩm xây dựng đặt ra nhiều yêu cầu không chỉ đối với mặt kỹ thuật xây dựng mà cả mặt quản lý và kinh doanh xây dựng đối với các công ty xây dựng công trình giao thông nói chung và công ty 124 nói riêng.

Do tính chất đặc thù của lĩnh vực xây dựng mà thị trường của công ty trải rộng trên toàn quốc, vào chỉ tiêu xây dựng được Nhà nước giao, vào lĩnh vực đấu thầu với các cơ quan.

2.1.5. Hệ thống chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng và quản lý tài chính quản lý tài chính

Trong lĩnh vực xây dựng nói chung và xây dựng cơ sở hạ tầng nói riêng, hệ thống văn bản pháp luật nhà nước hiện nay đang rất phức tạp, ngoài Luật Xây dựng còn có các Nghị định, Thông tư, Quyết định của các bộ, ban ngành. Trong số đó có các văn bản quan trọng hiện nay như Nghị định 16/2005/NĐ-CP, Nghị định 52/1999/NĐ-CP về những vấn đề chung của xây dựng và quản lý xây dựng.

Luật Xây dựng được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003 quy định rõ:

- Quy hoạch xây dựng phải được lập, phê duyệt làm cơ sở cho các hoạt động xây dựng tiếp theo. Quy hoạch xây dựng được lập cho năm năm, mười năm và định hướng phát triển lâu dài. Quy hoạch xây dựng phải được định kỳ xem xét điều chỉnh để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng phải bảo đảm tính kế thừa của các quy hoạch xây dựng trước đã lập và phê duyệt.

- Nhà nước bảo đảm vốn ngân sách nhà nước và có chính sách huy động các nguồn vốn khác cho công tác lập quy hoạch xây dựng. Vốn ngân sách nhà nước được cân đối trong kế hoạch hàng năm để lập quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị và quy hoạch xây dựng điểm

dân cư nông thôn, quy hoạch chi tiết các khu chức năng không thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung theo hình thức kinh doanh.

Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý xây dựng cơ bản

Stt Tên văn bản Số hiệu Ngày

CQ phát hành Tóm tắt nội dung 1 Luật xây dựng 16/2003/Q H11 26/11/2 003 Quốc

hội Luật xây dựng

2 Nghị định 88 88/1999/NĐ-CP 01/09/1999 Chính phủ Ban hành qui chế đấu thầu

3 Nghị định 14 14/2000/NĐ-CP 05/05/2000 Chính phủ Sửa đổi một số điều của Nghị định 88/1999/NĐ-CP 4 Nghị định 66 66/2003/NĐ-CP 12/06/2003 Chính phủ Sửa đổi một số điều của Nghị định 88 và Nghị định 14 5 Nghị định 209209/2004/NĐ-CP 16/12/2004 Chính phủ Quản lý chất lượng công trình xây dựng 6 Nghị định 16 16/2005/NĐ-CP 7/2/2005 Chính phủ Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 7 Nghị định 08 08/2005/NĐ-CP 24/1/2005 Chính phủ Quy hoạch xây dựng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8 Nghị định 126126/2004/NĐ-CP 26/5/2004 Chính phủ Xử phạt vi phạm hành chính 9 Quyết định 18 18/2003/QĐ-BXD 27/06/2003 Bộ Xây dựng Ban hành qui định quản lý chất lượng công trình xây dựng 10 Quyết định 19 19/2003/QĐ-BXD 12/06/2003 Bộ Xây dựng Sửa đổi một số điều của Nghị định 88 và Nghị định 14 11 Thông tư 01 01/2005/TT-BXD 21/1/2005 Bộ Xây dựng Hướng dẫn thi hành Nghị định 126 12 Thông tư 02 02/2005/TT-BXD 25/2/2005 Bộ Xây dựng Hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng

(Nguồn: Trang web của Bộ Xây dựng moc.gov.vn)

Nghị định 16/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về lập, thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; hợp đồng trong hoạt động xây dựng; điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân lập dự án đầu tư xây dựng công

Nghị định 52/1999/NĐ-CP quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó có xây dựng cơ sở hạ tầng. Nó cũng nêu ra được Mục đích, yêu cầu của quản lý đầu tư và xây dựng đó là:

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

- Sử dụng các nguồn vốn đầu tư do Nhà nước quản lý đạt hiệu quả cao nhất, chống tham ô, lãng phí.

- Bảo đảm xây dựng theo quy hoạch xây dựng, kiến trúc, đáp ứng yêu cầu bền vững, mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm chất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý, thực hiện bảo hành công trình.

Trong lĩnh vực quản lý tài chính, hệ thống văn bản luật mới nhất gần đây về các lĩnh vực: quản lý tài chính của công ty nhà nước và các công ty khác, đầu tư vốn nước ngoài và quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

Tháng 3 năm 2005, Bộ Kế hoạch Đầu tư đã ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, trong đó quy định rõ số lượng người đại diện và phương thức thực hiện quyền, nghĩa vụ của người đại diện phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác. Đây là một bước tiến lớn về quản lý tài chính doanh nghiệp từ những văn bản về quản lý tài chính tại doanh nghiệp nhà nước tại các nghị định 59/CP năm 1996, nghị định 27/1999/NĐ- CP và nghị định số 73/2000/NĐ-CP về quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp khác.

Về vấn đề đầu tư nước ngoài, ngoài Luật Đầu tư nước ngoài, Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam và Quyết định số 146/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2003 về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam theo hướng cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được tham gia mua cổ phần không hạn chế và tham gia cổ đông chiến lược đối với các doanh nghiệp không thuộc danh mục hạn chế tối đa 30% vốn đầu tư.

Về vấn đề sở hữu vốn, Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, đảm bảo nguyên tắc thị trường trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp thông qua các tổ chức có chức năng định giá; không cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; thực hiện bán đấu giá cổ phần công khai;...thay cho các nghị định 44/1998/NĐ-CP và 64/2002/NĐ- CP trước đây.

Hiện nay, bộ Luật Doanh nghiệp chung đang được soạn thảo nhằm thay thế cho: Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật Đầu tư nước ngoài. Hy vọng với bước tiến đó, việc quản lý vốn tại doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng nói riêng sẽ được thống nhất và phát huy hiệu quả cao nhất.

2.1.6. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty những năm qua

Trong những năm qua công ty có nhiều biến động về tình hình sản xuất kinh doanh nhưng nhìn chung xu hướng vẫn là đi lên và đạt hiệu quả. Ta có thể xem xét tình hình hoạt động sơ bộ của công ty bằng so sánh kết quả sản xuất kinh doanh của 4 năm gần nhất như sau:

Bảng số 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2002 –2005 Đơn vị tính: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 (1) (2) (3) (4) (5) 1.Tổng doanh thu 8930 10284 13132 30856 ∗Các khoản giảm trừ 543 325 660 1407

∗Thuế doanh thu

2.Doanh thu thuần 8739 9823 12472 29449

3.Giá vốn hàng bán 7983 8093 10546 26837 4. Lợi nhuận gộp 1387 1693 1926 2612 5.Chi phí bán hàng 6.Chi phí QLDN 1362 1293 1526 1394 7.Lợi nhuận HĐKD 134 241 400 1218 8.Lợi nhuận HĐTC 0 0 108 204 ∗Thu nhập từ HĐTC 0 0 170 225 ∗Chi phí từ HĐTC 0 0 62 21 9.Lợi nhuận HĐBT 12 9 10 87 ∗Thu nhập bất thường 13 21 35 89 ∗Chi phí bất thường 1 12 25 2 10.Tổng lợi nhuận trước thuế 434 471 518 1509 11.Thuế thu nhập doanh nghiệp 103 107 113 377

12.Lợi nhuận Sau thuế

331 364 405 1132

(Nguồn: Báo cáo Kết quả Kinh doanh Công ty 124)

Qua bảng ta thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2005 so với năm 2004 có chiều hướng tăng lên rõ rệt, các năm 2004, 2003 cũng tăng dần so với năm 2002 theo xu hướng ổn định. Điều đó được thể hiện qua số liệu ở mức Tổng doanh thu tăng 17724 triệu đồng với tỷ lệ tăng 135% của 2005 so với 2004. Doanh thu thuần tăng 16977 triệu đồng với tỷ lệ tăng 136,12%, hay như lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 818 triệu đồng với tỷ lệ tăng 204,5%. Như vậy, để đạt được kết quả này Công ty đã nỗ

lực phấn đấu không ngừng nâng cao về chuyên môn và nắm bắt rất nhanh, tìm hiểu đúng nhu cầu thị trường trên cơ sở phù hợp với ngành nghề mình đang kinh doanh. Ngoài một số chỉ tiêu trên, các chỉ tiêu khác đều có mức tăng khá như lợi nhuận gộp năm 2002 là 1387, năm 2003 là 1693, năm 2004 là: 1926 triệu đồng, và năm 2005 là: 2612 triệu đồng như vậy lợi nhuận gộp năm 2005 so với năm 2004 tăng: 686 triệu đồng với tỷ lệ tăng 35,61%. Năm 2004 so với 2003 tăng 223 triệu đồng (14,67%), năm 2003 so với 2002 tăng 306 triệu đồng (23,12%). Đặc biệt, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế đã phản ánh rõ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sau khi đã trừ đi các khoản chi phí có liên quan, lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2002 là 331, năm 2003 là 364, năm 2004 là: 405 triệu đồng sang năm 2005 lợi nhuận sau thuế đã là: 1132 triệu đồng, như vậy so với năm 2004 lợi nhuận sau thuế năm 2005 tăng: 727 triệu đồng với tỷ lệ tăng là: 179,5%, tăng rất mạnh so với 3 năm trước đó tương ứng như sau: năm 2004 tăng 41 triệu đồng (12,56%), năm 2003 tăng 33 triệu (10,79%). Như vậy chỉ trong vòng 1 năm mà lợi nhuận đã tăng lên gấp hơn 2 lần điều đó cho thấy Công ty năm vừa qua đã kinh doanh rất có hiệu quả. Tất nhiên chỉ riêng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế không thể phản ánh toàn diện tình hình kinh doanh của công ty, nhưng nó cho thấy những nỗ lực trong các bộ phận, phòng ban trong toàn công ty ở năm hoạt động vẫn dưới hình thức là công ty Nhà nước. Nên nhớ một điều rằng ở các công ty Nhà nước tình trạng “giấu” lợi nhuận là khá phổ biến cũng như tình trạng làm ăn kinh doanh “tịnh tiến đều” qua các năm. Như thế Công ty CTGT 124 đã có một bước đột phá trong năm kinh doanh vừa qua, chứng minh sự lành mạnh về kinh doanh và tài chính của công ty trước cổ phần hoá.

2.1.7. Tình hình lao động của công ty

Là một công ty xây dựng với địa bàn hoạt động rộng và tham gia trong nhiều lĩnh vực nên Công ty 124 có rất nhiều cán bộ công nhân viên với nhiều trình độ, cấp bậc khác nhau. Tímh đến hết năm 2004, tổng số lao động của

Công ty là 2155 người trong đó số cán bộ chuyên môn và kỹ thuật là 462 người và số công nhân kỹ thuật là 1688 người. Việc sử dụng người lao động luôn là vấn đề mà Công ty quan tâm sao cho có hiệu quả, phát huy được hết khả năng, năng lực của người lao động, đồng thời nâng cao tinh thần tự giác, đoàn kết trong công việc cho người lao động. Công ty đã làm được điều đó và hiện đang tiếp tục duy trì để người lao động yên tâm trong công việc, yêu mến và tin tưởng vào công ty, đóng góp hết mình vì Công ty.

. Về tuyển dụng lao động:

Công tác tuyển dụng lao động do Phòng Tổ chức Lao động - Hành chính thực hiện. Công ty có các hình thức tuyển dụng sau: tuyển lao động đã được đào tạo chính quy (đa số là các sinh viên của các trường kinh tế và kỹ

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần xây dựng công trình giao thông và Thương mại 124 (Trang 35)