Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần xây dựng công trình giao thông và Thương mại 124 (Trang 76)

c mv nguyên vt li sn xu sn ph m.

3.2.3.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

+ Bảo toàn VCĐ bằng cách công ty nên mua bảo hiểm tài sản để tránh những rủi ro như: thiên tai, hoả hoạn, mất mát... Hiện nay sau khi đã có những hình thức bảo hiểm rất an toàn và đa dạng, cộng với tình trạng vốn được tăng lên đáng kể trong thời gian qua, đặc biệt là qua việc cổ phần hoá, công ty nên thực hiện bảo toàn VCĐ bằng hình thức trên. Điều này có thể giao cho phòng Vật tư - Thiết bị thực hiện hoặc phòng Kế toán – tài chính dùng những mối quan hệ đang có. Về các vật tư thiết bị cần bảo hiểm cũng phải được xem xét dựa trên các yếu tố sau: Giá trị, đặc điểm của vật tư (giá trị lớn hay nhỏ, có cồng kềnh không, dùng thi công ở những loại công trình nào…), khả năng xảy ra rủi ro với tài sản, cuối cùng là mức phí đối với tài sản này. Cân đối các dữ kiện trên, cộng với kinh nghiệm quản lý TSCĐ, phòng vật tư sẽ cung cấp được những tài sản, vật tư nào cần được bảo hiểm. Cuối cùng là việc cân đối với ngân quỹ hiện có và các kế hoạch dài hạn sử dụng tiền mặt tại công ty, vì việc bảo hiểm này thường diễn ra thường xuyên và trong thời gian dài.

+ Phân cấp quản lý TSCĐ cho từng bộ phận trong bộ phận doanh nghiệp để nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong quản lý và sử dụng TSCĐ, bảo đảm TSCĐ luôn hoạt động tốt trong quá trình kinh doanh. Với đặc thù của công ty ngành xây dựng thi công theo các công trình rải rác theo thời gian dài, lên tới hàng năm nên việc giao quản lý ở bộ phận và tới từng công trường là đương nhiên và cần thiết, tránh với tình trạng giao phó chung chung như hiện nay cho phòng Vật tư và thừa lệnh giám đốc phân bổ cho các công trình. Hiện nay vốn của công ty nằm chủ yếu trong phần TSCĐ này, trong đó chủ yếu lại phân bổ ở các công trình. Vậy trách nhiệm của các đội công trình quản lý thiết bị phải là cao hơn cả. Phòng vật tư đóng vai trò quản lý, thống kê và tham mưu phân bổ cho ban giám đốc.

+ Huy động tối đa TSCĐ hiện có vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Sở dĩ phải nêu lên giải pháp này bởi việc trì trệ trong luân chuyển và sử dụng đúng mục đích các TSCĐ giữa các tổ đội công trình. Nếu khắc phục được tình trạng sử dụng thiếu hiệu quả xong vẫn lập kế hoạch giữ thiết bị, chiếm dụng sai mục đích…sẽ rất khó cho nâng cao năng suất lao động, chi phí cố định cho mỗi công trường và hiệu quả sử dụng trên từng đồng VCĐ. Đây là một vấn đề để lại từ lối làm ăn bao cấp, trông chờ vào kế hoạch và vốn rót từ cấp trên. Hiện nay khi đã trở thành công ty cổ phần, công ty có toàn quyền chỉ đạo và điều chỉnh kế hoạch luân chuyển trang thiết bị. Phòng Kỹ thuật tính toán chi tiết kết hợp với kế hoạch sản xuất chung cả năm do Ban Giám đốc thông qua lập kế hoạch luân chuyển máy móc trình Ban Giám đốc phê duyệt. Từ kế hoạch đã được duyệt từ đầu năm đó, quản đóc các công trường làm đề nghị xử dụng trang thiết bị phù hợp với hiện trạng thi công, tiến độ và kế hoạch. Nếu cần sự điều chỉnh so với kế hoạch phòng kỹ thuật kết hợp với phòng thị trường làm kiến nghị trình Ban Giám đốc quyết định.

+ Công ty nên tiến hành thanh lý các TSCĐ hư hỏng, không cần dùng đến nhằm thu hồi VCĐ, bổ sung thêm cho nguồn VKD, hoặc để tái đầu tư vào

TSCĐ mới. Ở công ty hiện còn 3 máy ủi, 2 máy xúc đã hết hạn sử dụng xong vẫn chưa được thanh lý và có 2 chiếc đang nằm trong sân sau công ty. Nếu thanh lý những máy móc này có thể thu được lượng tiền vừa đủ để mua mới một chiếc khác, đổi mới hiện đại hoá dần dàn máy móc công ty, nâng cao sức cạnh tranh trong tương lai. Cùng với việc thanh lý các TSCĐ, cũng phải luôn chú ý sử dụng an toàn, có hiệu quả và bền dùng các máy móc hiện đang sử dụng, đặc biệt là ở các công trình ở xa. Nếu có hỏng hóc mất mát sẽ rất khó khắc phục và tốn kém. Trong chiến lược phát triển chung của công ty như đã nêu, việc đổi mới trang thiết bị kỹ thuật công nghệ trong vòng vài năm tới là cần thiết và bắt buộc để có thể tồn tại và cạnh tranh. Trong đó, trang thiết bị về máy móc thi công là một phần quan trọng nhất, quyết định chất lượng và tiến độ công trình, tạo lợi thế trong đấu thầu và cạnh tranh, giảm chi phí sản xuất. Một trong những minh chứng thành công là cần trục 1200CV của công ty đem vào sử dụng năm 2005 đã mang lại hiệu quả và tính ổn định cao, góp phần rút ngắn tiến độ thực hiện công trình tại tuyến đường 9, Quảng Trị.

+ Tiến hành phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VCĐ mỗi năm một lần để từ đó đề ra các biện pháp thích hợp nhằm tăng hiệu suất sử dụng VCĐ. Khác với phân tích các chỉ tiêu hiệu quả VLĐ, các chỉ tiêu của VCĐ chỉ cần xem xét theo từng năm vì đặc thù TSCĐ khấu hao và tính tuổi theo số năm, việc thay đổi, đổi mới cũng không tuần hoàn thường xuyên như VLĐ. Như đã trình bày về phần đặc điểm của TSCĐ, điều quan trọng nhất đó là tính khấu hao, sử dụng trong thời gian dài, tính bằng năm. Mặt khác những thay đổi, sửa chữa, hỏng hóc cũng không thường xuyên diễn ra theo chu kỳ nhỏ hơn năm (nếu diễn ra theo chu kỳ nhỏ hơn một năm cần xem xét xử lý). Theo các thống kê và quy trình thẩm định TSCĐ tại các Ngân hàng Thương mại ở nước ta hiện nay khi định giá TSCĐ và chi phí sử dụng thường chỉ tính chi phí sửa chữa lớn và nhỏ hàng năm của TSCĐ trong khoảng 2 – 3% nguyên giá. Như vậy có thể nói tất cả các đánh giá, theo dõi về TSCĐ đều chấp nhận theo chu

kỳ năm. Việc phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VCĐ cũng vì vậy mà cũng chỉ cần tiến hành theo năm để đảm bảo chính xác và hợp lý.

3.3. Kiến nghị với Nhà nước

Công ty cổ phần XDCT giao thông và thương mại 124 là một doanh nghiệp nhà nước mới được cổ phần hoá, hoạt động trong nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước thì luôn phải tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình theo pháp luật, cơ chế chính sách quản lý của nhà nước về kinh tế.

Vì vậy, Nhà nước có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, với tư cách vừa là người sở hữu, vừa là người xây dựng khung thể chế. Tuy hiện nay không còn là chủ sở hữu 100% song nhà nước vẫn chiếm lượng cổ phần chi phối, có tiếng nói quyết định trong vận mệnh, hướng phát triển của công ty. Tuy vậy các đại diện hiện nay phía nhà nước tại công ty chưa thực sự chú trọng vai trò này. Bên cạnh đó, hiện nay một số chính sách , cơ chế quản lý Nhà nước về kinh tế chưa thực sự hợp lý, chưa tạo được động lực thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đòi hỏi Nhà nước cần thanh toán kịp thời vốn xây dựng đối với các chủ đầu tư, để các chủ đầu tư thanh toán trả cho Công ty, bởi vì số dư nợ của các chủ đầu tư kéo dài với số lượng lớn làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Vốn lưu động của Công ty một phần được tài trợ bởi nguồn ngân sách nhà nước cấp, nhưng trên thực tế mới đáp ứng được ở mức thấp, điều này dẫn tới tình trạng khan hiếm vốn và Công ty phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn nhiều. Do đó hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty không cao, lợi nhuận thấp do chi phí bị đẩy cao. Xét chung cho tất cả các doanh nghiệp có vốn nhà nước hiện nay thì vốn Nhà nước cấp mới chỉ đạt 20% vốn lưu động. Nợ phải trả của các doanh nghiệp luôn bằng 1,2 đến 1,5 lần tổng số vốn Nhà nước cấp. Đối với Công ty cổ phần XDCT giao thông và thương mại 124, nhu

cầu về vốn lưu động là rất lớn và cấp thiết. Vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và tạo tiềm lực tài chính vững chức cho Công ty thì Nhà nước cần phấn đấu cấp bổ sung vốn lưu động cho Công ty với qui mô hợp lý và kịp thời hơn.

- Bên cạnh đó là vấn đề về cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước về đấu thấu trong xây dựng còn nhiều bất cập. Đấu thầu trong xây dựng là một biện pháp hiệu quả nhất hiện nay để nâng cao chất lượng công trình và hiệu quả xây dựng. Nó giúp các nhà đầu tư các công trình với chi phí thấp nhất có thể và chất lượng cao nhất. Tuy vậy cơ chế này còn có nhiều bất cập hay nói cách khác là chưa được rõ ràng nên như hiện nay có nhiều đơn vị có khả năng thiết kế và trang thiết bị hiện đại thì không nhận được thầu. Ngược lại những đơn vị không có khả năng thực hiện lại nhận được các công trình, rồi sau đó họ lại thuê lại các đon vị khác làm và hưởng một phần chênh lệch. Hoạt động đấu thầu còn chưa trung thực, phần nhiều chỉ mang tính hình thức, không hiệu quả. Tình trạng này đòi hỏi Nhà nước cần có những biện pháp ngăn chặn kịp thời thông qua kiện toàn hệ thống pháp luật để có thể quản lý tốt công tác đấu thầu. Đây là một trong những lĩnh vực nóng bỏng và gây bức xúc nhất trong xã hội hiện nay. Để khắc phục tình trạng tham nhũng, rút ruột công trình có lẽ cần một chiến lược và chính sách tổng thể hơn của nhà nước để đóng góp vào công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế 10 – 15 năm sắp tới.

- Đổi mới quy trình tín dụng và giải ngân trong các Ngân hàng Quốc doanh và trong Luật các tổ chức tín dụng cho nhanh gọn và kịp thời hơn. Để đạt được đúng như mục tiêu, chính sách của Nhà nước đã quy định tại Luật các tổ chức tín dụng:

“Nhà nước có chính sách động viên các nguồn lực trong nước là chính và tranh thủ tối đa nguồn lực ngoài nước; mở rộng đầu tư tín dụng, góp phần giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, bảo đảm cho doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo; giữ vững

định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ quyền quốc gia; bảo đảm an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia; mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân”.

Như vậy cần phải tạo môi trường cạnh tranh và thông thoáng hơn về tín dụng, cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Có làm được như vậy mới đáp ứng được nhu cầu cạnh tranh và hội nhập của cả nền kinh tế quốc dân.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian tiến hành thực tập và nghiên cứu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông và thương mại 124 (công ty 124) tôi nhận thấy: công ty đã chấp hành được những yêu cầu về sử dụng vốn cố định cũng như vốn lưu động, đã đạt được một số thành tựu và phát triển liên tục khối lượng vốn kinh doanh. Tuy vậy, do chưa áp dụng phân tích theo các chỉ tiêu cụ thể về sử dụng vốn cũng như đối chiếu với đặc thù ngành, đặc điểm công ty nên công ty chưa có được cái nhìn rõ rệt và thực hiện sử dụng vốn có hiệu quả nhất.

Luận văn tốt nghiệp này không có tham vọng giải quyết được triệt để các vấn đề trong nội tại đề tài mà chỉ cố gắng tìm hiểu về mặt lý thuyết và thực trạng thực tế tại công ty, nhằm có những đánh giá sơ bộ, rút ra những nhược điểm trước mắt và nêu ra các hướng nghiên cứu để thực hiện. Những tìm hiểu này đã được tiếp tục và bổ sung trong từ chuyên đề tốt nghiệp cuối khoá nhằm giải quyết tất cả các vấn đề nó có thể đề cập. Trong đó kết hợp với môi trường chính sách, triển vọng phát triển và động lực tại công ty để giải quyết được vấn đề của đề tài chi tiết và thực tế hơn.

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hữu Tài đã đọc, góp ý và hướng dẫn em. Cám ơn sự cộng tác và giúp đỡ của các cán bộ thuộc phòng Tài chính, kế toán công ty 124 đã giúp đỡ em thực hiện đề tài này.

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ... 1

CHƯƠNG I ... 3

LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ... 3

1.1. T m quan tr ng c a v n ầ ố đố ới v i doanh nghi pệ ... 3

1.1.1. Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ... 3

1.1.2.Các khái niệm về vốn và phân loại vốn ... 4

1.1.3. Tầm quan trọng của vốn đối với doanh nghiệp ... 14

1.2. Hi u qu s d ng v n c a doanh nghi pệ ả ử ụ ... 16

1.2.1. Khái niệm và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn ... 16 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ... 17

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng Vốn ... 19

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ... 23

CHƯƠNG II ... 27

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 124 ... 27

2.1. Gi i thi u chung v công tyớ ... 27

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ... 27

2.1.2. Các ngành nghề kinh doanh ... 29

2.1.3. Hệ thống cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp ... 29

2.1.4. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty có ảnh hưởng tới việc sử dụng vốn 35

c i m v nguyên v t li u s n xu t s n ph m. Đặ đ ể ậ ệ ấ ả ...35

2.1.5. Hệ thống chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng và quản lý tài chính 37

2.1.6. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty những năm qua ... 40

2.1.7. Tình hình lao động của công ty ... 42

2.2. Th c tr ng s d ng v n c a công ty ự ử ụ ... 44

2.2.1. Tình hình nguồn vốn của công ty ... 44

2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty ... 47

NG=Giá ghi trên hoá đơn + các chi phí kèm theo ... 51

2.3. ánh giá v hi u qu s d ng v n c a công ty Đ ề ệ ả ử ụ ... 58

2.3.1. Những thành tựu: ... 58

2.3.2. Hạn chế ... 59

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế ... 62

CHƯƠNG III ... 65

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG VÀ THƯƠNG MẠI 124 ... 65

3.1. Định hướng ho t ạ động c a CTXD CTGT 124ủ ... 65

3.1.1. Đánh giá về tình hình, năng lực và triển vọng của ngành Giao thông Vận tải trong thời gian tới ... 65

3.1.2. Định hướng hoạt động của CTXD CTGT 124 ... 67

3.2. Gi i pháp ả ... 69

3.2.1. Giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty .. 69

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ... 70 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ... 76

3.3. Ki n ngh v i Nh nế ị ớ à ước ... 79

KẾT LUẬN ... 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 85

Danh mục Bảng biểu ... 86

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần xây dựng công trình giao thông và Thương mại 124 (Trang 76)