c mv nguyên vt li sn xu sn ph m.
2.1.5. Hệ thống chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng và quản lý
quản lý tài chính
Trong lĩnh vực xây dựng nói chung và xây dựng cơ sở hạ tầng nói riêng, hệ thống văn bản pháp luật nhà nước hiện nay đang rất phức tạp, ngoài Luật Xây dựng còn có các Nghị định, Thông tư, Quyết định của các bộ, ban ngành. Trong số đó có các văn bản quan trọng hiện nay như Nghị định 16/2005/NĐ-CP, Nghị định 52/1999/NĐ-CP về những vấn đề chung của xây dựng và quản lý xây dựng.
Luật Xây dựng được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003 quy định rõ:
- Quy hoạch xây dựng phải được lập, phê duyệt làm cơ sở cho các hoạt động xây dựng tiếp theo. Quy hoạch xây dựng được lập cho năm năm, mười năm và định hướng phát triển lâu dài. Quy hoạch xây dựng phải được định kỳ xem xét điều chỉnh để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng phải bảo đảm tính kế thừa của các quy hoạch xây dựng trước đã lập và phê duyệt.
- Nhà nước bảo đảm vốn ngân sách nhà nước và có chính sách huy động các nguồn vốn khác cho công tác lập quy hoạch xây dựng. Vốn ngân sách nhà nước được cân đối trong kế hoạch hàng năm để lập quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị và quy hoạch xây dựng điểm
dân cư nông thôn, quy hoạch chi tiết các khu chức năng không thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung theo hình thức kinh doanh.
Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý xây dựng cơ bản
Stt Tên văn bản Số hiệu Ngày
CQ phát hành Tóm tắt nội dung 1 Luật xây dựng 16/2003/Q H11 26/11/2 003 Quốc
hội Luật xây dựng
2 Nghị định 88 88/1999/NĐ-CP 01/09/1999 Chính phủ Ban hành qui chế đấu thầu
3 Nghị định 14 14/2000/NĐ-CP 05/05/2000 Chính phủ Sửa đổi một số điều của Nghị định 88/1999/NĐ-CP 4 Nghị định 66 66/2003/NĐ-CP 12/06/2003 Chính phủ Sửa đổi một số điều của Nghị định 88 và Nghị định 14 5 Nghị định 209209/2004/NĐ-CP 16/12/2004 Chính phủ Quản lý chất lượng công trình xây dựng 6 Nghị định 16 16/2005/NĐ-CP 7/2/2005 Chính phủ Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 7 Nghị định 08 08/2005/NĐ-CP 24/1/2005 Chính phủ Quy hoạch xây dựng
8 Nghị định 126126/2004/NĐ-CP 26/5/2004 Chính phủ Xử phạt vi phạm hành chính 9 Quyết định 18 18/2003/QĐ-BXD 27/06/2003 Bộ Xây dựng Ban hành qui định quản lý chất lượng công trình xây dựng 10 Quyết định 19 19/2003/QĐ-BXD 12/06/2003 Bộ Xây dựng Sửa đổi một số điều của Nghị định 88 và Nghị định 14 11 Thông tư 01 01/2005/TT-BXD 21/1/2005 Bộ Xây dựng Hướng dẫn thi hành Nghị định 126 12 Thông tư 02 02/2005/TT-BXD 25/2/2005 Bộ Xây dựng Hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng
(Nguồn: Trang web của Bộ Xây dựng moc.gov.vn)
Nghị định 16/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về lập, thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; hợp đồng trong hoạt động xây dựng; điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân lập dự án đầu tư xây dựng công
Nghị định 52/1999/NĐ-CP quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó có xây dựng cơ sở hạ tầng. Nó cũng nêu ra được Mục đích, yêu cầu của quản lý đầu tư và xây dựng đó là:
- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
- Sử dụng các nguồn vốn đầu tư do Nhà nước quản lý đạt hiệu quả cao nhất, chống tham ô, lãng phí.
- Bảo đảm xây dựng theo quy hoạch xây dựng, kiến trúc, đáp ứng yêu cầu bền vững, mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm chất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý, thực hiện bảo hành công trình.
Trong lĩnh vực quản lý tài chính, hệ thống văn bản luật mới nhất gần đây về các lĩnh vực: quản lý tài chính của công ty nhà nước và các công ty khác, đầu tư vốn nước ngoài và quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Tháng 3 năm 2005, Bộ Kế hoạch Đầu tư đã ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, trong đó quy định rõ số lượng người đại diện và phương thức thực hiện quyền, nghĩa vụ của người đại diện phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác. Đây là một bước tiến lớn về quản lý tài chính doanh nghiệp từ những văn bản về quản lý tài chính tại doanh nghiệp nhà nước tại các nghị định 59/CP năm 1996, nghị định 27/1999/NĐ- CP và nghị định số 73/2000/NĐ-CP về quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp khác.
Về vấn đề đầu tư nước ngoài, ngoài Luật Đầu tư nước ngoài, Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam và Quyết định số 146/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2003 về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam theo hướng cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được tham gia mua cổ phần không hạn chế và tham gia cổ đông chiến lược đối với các doanh nghiệp không thuộc danh mục hạn chế tối đa 30% vốn đầu tư.
Về vấn đề sở hữu vốn, Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, đảm bảo nguyên tắc thị trường trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp thông qua các tổ chức có chức năng định giá; không cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; thực hiện bán đấu giá cổ phần công khai;...thay cho các nghị định 44/1998/NĐ-CP và 64/2002/NĐ- CP trước đây.
Hiện nay, bộ Luật Doanh nghiệp chung đang được soạn thảo nhằm thay thế cho: Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật Đầu tư nước ngoài. Hy vọng với bước tiến đó, việc quản lý vốn tại doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng nói riêng sẽ được thống nhất và phát huy hiệu quả cao nhất.