TRONG BỐI CẢNH TOAN CẦU HÓA HIỆN NAY

Một phần của tài liệu giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Trang 125 - 161)

4.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNGĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN TRONG BỐI ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH TOAN CẦU HÓA HIỆN NAY

4.1.1. Bảo đảm thống nhất giữa truyền thống và hiện đại, kế thừa vàđổi mới đối với việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây đổi mới đối với việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong bới cảnh tồn cầu hóa hiện nay

Truyền thống xét về đặc trưng là những gì đã trở thành ổn định bền vững tương đối được đông đảo xã hội thừa nhận, hơn nữa đã in sâu vào tâm lý, tập quán của con người từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sức mạnh của truyền thống ở chỗ nó là một hiện tượng tâm lý, tồn tại như một bản năng bẩm sinh, thôi thúc từ bên trong khiến cho hành động hàng ngày của con người được thể hiện một cách thoải mái. Ngày nay, trong giai đoạn cách mạng mới đòi hỏi phải phát huy truyền thống để góp phần tích cực vào cuộc cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa và xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam. Nhưng vấn đề đặt ra là chúng ta kế thừa, từ bỏ những di sản nào? Đây là vấn đề thiết thực cần giải quyết, nhưng cũng rất khó khăn. Truyền thống khơng phải cái gì đó di chuyển ngay vào con người mà chỉ là chất liệu phải được cải tạo biến đổi nâng lên để thành những nhân tố trong cấu trúc của hệ thống những yếu tố nhân cách con người. Sự biến đổi này hôm nay chính là trong sự tác động qua lại với những nhân tố của hiện đại ở nước ta và trên thế giới. Tức là chúng ta phải chú ý đến nhân tố hiện đại trong việc kế thừa và đổi mới giá trị đạo đức truyền thống trong giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên.

Trong điều kiện mở cửa, hội nhập, tồn cầu hóa và sự bùng nổ thơng tin hiện nay, tất yếu chúng ta phải kết hợp được các giá trị đạo đức truyền thống

với những giá trị đạo đức hiện đại, nhằm nâng những giá trị đó lên một tầm cao mới.

Như đã khẳng định, tinh thần yêu nước là giá trị cốt loi trong hệ thống giá trị đạo đức - tinh thần của dân tộc Việt Nam. Song, cùng với sự biến đổi của lịch sử, tinh thần yêu nước cũng phải được bổ sung và phát triển cho phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn lịch sử. Trước yêu cầu mới của thực tiễn hiện nay, tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm trước đây, nay phải chuyển hóa thành ý chí vươn lên làm chủ khoa học cơng nghệ, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội, quyết tâm thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”; nhất định không để mất nước, không chịu làm nô lệ, khơng cam chịu đói nghèo lạc hậu và lệ thuộc.

Ngày nay, yêu nước là phải kiên quyết chống nạn tham nhũng, buôn lậu, ma túy và các tệ nạn xã hội - những hiện tượng tiêu cực này đang trở nên nhức nhối trong xã hội, từng ngày, từng giờ làm xói mịn các giá trị đạo đức truyền thống, ngăn trở quá trình xây dựng lối sống mới cho thanh niên sinh viên, đe dọa an toàn xã hội, làm chệch hướng XHCN.

Yêu nước ngày nay còn là ý thức cao độ về niềm tự hào dân tộc. Đó chính là nội lực to lớn góp phần giúp chúng ta chiến thắng kẻ thù, vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Ý thức tự hào về truyền thống dân tộc phải gắn liền với ý thức tự lực, tự cường, ý thức vươn lên bằng đôi chân, sức lực của chính mình, khơng bi quan, chán nản nhưng cũng không ảo tưởng, chủ quan, hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn.

Truyền thống nhân ái của dân tộc ta là yếu tố thuận lợi cho việc tiếp thu những giá trị nhân đạo của nhân loại, tạo nên những giá trị mới phù hợp với sự phát triển của thời đại. Trong giai đoạn trước, lòng nhân ái mới chỉ là sự giúp đỡ, xẻ chia nhau miếng cơm, mạnh áo trong hoạn nạn khi “tối lửa tắt đèn” chứ chưa tạo điều kiện cho người khác vươn lên làm chủ cuộc sống của chính mình. Trong điều kiện hiện nay, yêu thương con người nghĩa là phải tạo

điều kiện cho con người phát huy mọi năng lực cá nhân, kích thích khả năng sáng tạo của con người. Đối với sinh viên đây là vấn đề có ý nghĩa rất lớn lao, họ chỉ có thể phát huy được tiềm năng to lớn, sức sáng tạo khi được tạo điều kiện, khi được tôi luyện thử thách trong hoạt động thực tiễn. Chỉ khi được tin tưởng, được gánh vác trọng trách thì họ mới thực sự được chắp cánh bay cao, bay xa.

Mặt khác, trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, lịng nhân ái khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, dân tộc, mà đòi hỏi phải mở rộng trên phạm vi toàn thế giới để các dân tộc xích lại gần nhau, cùng nhau giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu như: bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, chống bệnh tật, chống chiến tranh và chủ nghĩa khủng bố...vì hạnh phúc và tương lai của nhân loại. Giúp sinh viên ý thức được vai trị và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện những vấn đề này cũng là một yêu cầu trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên.

Với tinh thần đoàn kết, dân tộc Việt Nam đã giành được nhiều thắng lợi trước kẻ thù, vượt qua được nhiều khó khăn để giữ và phát triển xã hội. Trong cuộc sống, sinh hoạt và học tập của sinh viên không thể thiếu đi tinh thần đoàn kết, nhưng cũng phải chú ý tránh khơng bị lạm dụng, trong sinh viên khơng có hiện tượng bao che khuyết điểm cho nhau, bao che những hành vi thiếu đúng đắn, những hành vi khơng văn hóa của nhau...

Những giá trị đạo đức truyền thống nếu khơng có sự thống nhất, kết hợp với những giá trị mới, bổ sung trong sự đổi mới và nâng lên một tầm cao mới để đáp ứng những đòi hỏi của lịch sử - xã hội, sẽ gây cản trở, tạo nên xung đột giữa sức nặng, uy lực của truyền thống với yêu cầu đổi mới của xã hội hiện tại; giữa khuôn thức, mẫu mực mà quá khứ trao lại với khả năng sáng tạo, thích nghi, hướng tới tương lai.

Tóm lại, quán triệt quan điểm bảo đảm thống nhất giữa truyền thống và hiện đại, kế thừa và đổi mới trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên phải bảo đảm yêu cầu:

- Giáo dục truyền thống yêu nước và tinh thần dân tộc gắn liền với yêu CNXH, yêu nhân dân, phục vụ nhân dân.

- Giáo dục tinh thần đồn kết cộng đờng gắn liền với tinh thần đoàn kết quốc tế.

- Giáo dục lòng dũng cảm, truyền thống nhân ái, thủy chung, khát vọng hịa bình, hiếu học và q trọng người hiền tài gắn liền với giáo dục chủ nghĩa nhân văn XHCN, lối sống mới XHCN.

- Giáo dục truyền thống lao động cần cù sáng tạo, lạc quan, tinh thần tiết kiệm, vượt khó, khiêm tốn, trung thực gắn liền với tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đấu tranh, dám chấp nhận cạnh tranh trong kinh tế thị trường.

4.1.2. Phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sốngmới cho sinh viên gắn liền với mục tiêu xây dựng người sinh viên hiện mới cho sinh viên gắn liền với mục tiêu xây dựng người sinh viên hiện đại, toàn diện

Đối với việc giáo dục truyền thống, ý thức trách nhiệm cho thanh niên, V.I.Lênin khẳng định:

Việc giáo dục thanh niên khơng phải là nói cho họ nghe những bài diễn văn êm dịu hay là những phép tắc đạo đức; khơng phải cái đó là giáo dục. Khi người ta thấy được cha mẹ mình sống dưới ách của bọn địa chủ và bọn tư sản như thế nào, khi chính người ta chịu chung nỗi khổ đau với những người mở đầu cuộc chiến đấu chống bọn bóc lột, khi người ta thấy rằng muốn tiếp tục chiến đấu thì phải hy sinh to lớn như thế nào để bảo vệ những thắng lợi mà cha, anh đã giành được và thấy ro bọn địa chủ và bọn tư sản là những kẻ hung tợn như thế nào thì khi đó người ta tự rèn luyện mình trong hồn cảnh này để trở thành những người cộng sản [80, tr.351].

Vận dụng sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn cách mạng, Hồ Chí Minh trở thành tấm gương sáng của việc kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của

dân tộc trong xây dựng đạo đức, lối sống mới. Tư tưởng, tình cảm, lối sống của Người đều thể hiện sự kết hợp vô cùng tinh tế, nhuần nhuyễn giữa những tinh hoa văn hóa, đạo đức truyền thống dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là những tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến giáo dục toàn diện, với sự cân bằng cả về giáo dục đức lẫn tài và mối quan hệ giữa hai mặt đó trong sự hồn thiện nhân cách, lối sống mới - con người xã hội chủ nghĩa. Người từng dạy: trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt như đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất. Đờng thời Người cịn chỉ ro: “Việc giáo dục gờm có: đức, trí, thể, mỹ”. Nền giáo dục toàn diện ngày nay chúng ta hướng tới khơng nằm ngồi lời dạy của Người, thể hiện qua sự vận dụng sáng tạo kết hợp với chắt lọc sự tiên tiến của các nền giáo dục trong khu vực và trên thế giới.

Tư tưởng giáo dục tồn diện của Hờ Chí Minh đã chỉ ra cho chúng ta thấy được mơ hình chung của con người phải đào tạo trên những định hướng chính về các mặt phẩm chất và tài năng cùng mối liên hệ giữa các mặt đó với nhau để cùng hồn thiện nhân cách. Đó là cơ sở tư tưởng và lý luận để chúng ta vạch ra chiến lược con người cho thế kỷ XXI.

Trong tư tưởng về phương pháp giáo dục, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến vấn đề tự học và học tập suốt đời. Người quan niệm: "Về cách học, phải lấy tự học làm cốt". Điều này tương đồng với quan điểm của Lênin: “Học, học nữa, học mãi”. Tư tưởng tự học của Người có thể quy thành 5 vấn đề:

- Trong việc tự học, điều quan trọng hàng đầu là xác định ro mục đích học tập và xây dựng động cơ học tập đúng đắn.

- Phải tự mình lao động để tạo điều kiện cho việc tự học suốt đời.

- Muốn tự học thành cơng, phải có kế hoạch sắp xếp thời gian học tập, phải bền bỉ, kiên trì thực hiện kế hoạch đến cùng, không lùi bước trước mọi trở ngại.

- Phải triệt để tận dụng mọi hồn cảnh, mọi phương tiện, mọi hình thức để tự học.

- Học đến đâu, ra sức luyện tập thực hành đến đó.

Trên cơ sở lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta ln ln coi trọng vấn đề giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc trong xây dựng đạo đức mới, lối sống mới. Trong Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt, Đảng và Nhà nước ta xác định đây là bộ phận cấu thành quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 góp phần bời dưỡng, phát huy nhân tố và ng̀n lực con người, nhằm mục tiêu xây dựng ng̀n nhân lực trẻ có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Mục tiêu đối với thanh niên Việt Nam được đặt ra là xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, giàu lịng u nước, có đạo đức cách mạng, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa; có trình độ học vấn, nghề nghiệp và việc làm; có văn hóa, sức khỏe, kỹ năng sống và ý chí vươn lên; xung kích, sáng tạo làm chủ khoa học, cơng nghệ tiên tiến; hình thành ng̀n nhân lực trẻ có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Phát huy vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đây là những mục tiêu và chỉ tiêu quan trọng nhằm phát triển thanh niên sinh viên Việt Nam một cách toàn diện, từ thể chất đến tinh thần, từ ý thức công dân đến lý tưởng sống, từ năng lực, trình độ đến kỹ năng, khát vọng sống, khả năng làm chủ tri thức và hội nhập thời đại, nhằm hình thành ng̀n nhân lực trẻ có chất lượng cao đáp ứng u cầu đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước ta.

Như vậy, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về việc phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong xây dựng lối sống mới là hết sức đúng đắn, vừa thể hiện tính khoa học, cách mạng, vừa mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Do đó, trong q trình xây dựng lối sống mới cho thanh niên sinh viên hiện nay chúng ta cần quán triệt, trung

thành, đồng thời vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như đường lối, chủ trương của Đảng về giáo dục giá trị truyền thống, xây dựng cho đất nước lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng có đời sống tinh thần cao đẹp, có trình độ khoa học, kỹ thuật cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ và văn minh.

4.1.3. Phát huy giá trị đạo đức trong xây dựng lối sống cho sinh viêngắn với việc tạo lập môi trường học đường lành mạnh trong bới cảnh gắn với việc tạo lập môi trường học đường lành mạnh trong bới cảnh tồn cầu hóa hiện nay

Môi trường là nơi sinh sống và hoạt động của con người, của xã hội, bao gồm môi trường địa lý, môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội. Trong “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định: “Chỉ có trong cộng đờng cá nhân mới có được những phương tiện để có thể phát triển tồn diện những năng khiếu của mình và do đó, chỉ có trong cộng đờng, mới có thể có tự do cá nhân” [87, tr.108]. Các ơng chỉ ro, để tìm hiểu bản chất con người, cần phân tích môi trường kinh tế - xã hội, tức là môi trường được tạo nên bởi con người thông qua hoạt động thực tiễn của họ. Môi trường kinh tế - xã hội tốt đẹp, trong sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng đạo đức, lối sống, ngược lại, sẽ gây cản trở cho sự phát triển ấy, sẽ tạo ra những con người có lối sống tha hóa, biến chất.

Mơi trường kinh tế - xã hội được coi là lành mạnh khi ở đó, sự phát triển kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Chính sách kinh tế và chính sách xã hội phải thống nhất với nhau, sự phát triển kinh tế phải là tiền đề vật chất của sự phát triển con người, phát triển xã hội. Sự phát triển con người với lối sống mới lại thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, tạo môi trường kinh tế - xã hội tốt đẹp, lành mạnh.

Một phần của tài liệu giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Trang 125 - 161)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w