phải cứu chữa, mà cịn vì định hướng phát triển lâu dài trong tương lai với tầm nhìn và hành động chiến lược đối với sinh viên. Phát triển kinh tế và hiện đại hóa xã hội rất cần đến sức mạnh kinh tế, nhưng xét đến cùng kinh tế không phải là cứu cánh, khơng có mục đích tự thân. Khơng xây dựng được nền tảng tinh thần, lối sống, đời sống tinh thần lành mạnh thì xã hội khơng thể phát triển bền vững, cuộc sống của từng cá nhân và cả cộng đờng khơng thể bình n, sinh viên khơng thể lập thân lập nghiệp một cách lành mạnh và tìm thấy triển vọng trong cuộc sống. Càng hướng tới văn minh và hiện đại, xã hội càng phải chú trọng những đảm bảo đạo đức và văn hóa lao động lối sống trong phát triển.
2.1.2.3. Nội dung cơ bản của việc xây dựng lối sống mới cho sinh viênhiện nay hiện nay
Xây dựng lối sống mới cho sinh viên là phát triển con người toàn diện cả về vật chất lẫn tinh thần, đáp ứng được sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Lối sống mới phải là lối sống văn minh, tiến bộ, tích cực, chủ động và lành mạnh, là lối sống có đạo đức, có lý tưởng cao đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại.
Xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay, trước hết chúng ta phải xác định ro ràng tiêu chí mà sinh viên cần hướng tới thực hiện hàng ngày trong cuộc sống:
Một là, xây dựng lối sống mới cho sinh viên trước hết là có tình u
q hương đất nước, u CNXH, ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, thái độ say mê, trung thực trong học tập, lao động.
Yêu nước là giá trị hàng đầu của dân tộc Việt Nam. Nếu trong thời kỳ đất nước có chiến tranh, yêu nước là sự hy sinh quên mình vì tổ quốc, thì yêu nước trong điều kiện hiện nay là nhằm thực hiện mục tiêu: dân giàu nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh, sớm thốt khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đưa Việt Nam lên ngang tầm với khu vực và trên thế giới. Khi nói về đời sống mới, Chủ tịch Hờ Chí Minh nhấn mạnh: “một là sốt sắng yêu Tổ quốc. Việc gì lợi cho nước, phải ra sức làm. Việc gì hại đến nước, phải hết sức tránh; hai là sẵn lịng cơng ích. Bất kỳ việc to việc nhỏ, có ích chung thì phải hăng hái làm” [91, tr.98].
Các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc luôn là động lực tinh thần to lớn giúp chúng ta chiến thắng kẻ thù, có định hướng trong mọi hoạt động. Vì vậy, chúng ta cần nâng niu, giữ gìn giá trị cao q ấy. Sinh viên hơm nay cần phát huy truyền thống đó, quyết tâm vươn lên, đạt tới mục tiêu xây dựng thành cơng CNXH. Điều này địi hỏi sinh viên phải có thái độ học tập lao động nghiêm túc, có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất cao, có tinh thần tương trợ hợp tác lẫn nhau, biết tranh thủ, thu xếp thời gian để học tập. Học để làm người, học để làm việc, học để chung sống và học để sáng tạo. Học để làm việc là yêu cầu đối với sinh viên phải tự giác, trung thực nghiên cứu, nắm được chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức khoa học để tạo ra năng suất lao động xã hội cao xây dựng và phát triển đất nước. Học tập cần cù phải gắn liền với sự sáng tạo, dựa trên tri thức khoa học, các quy luật tự nhiên - xã hội để có sự vận dụng vào trong mọi hoạt động của đời sống con người. Cần cù và sáng tạo có quan hệ chặt chẽ với nhau, có cần cù mới có sáng tạo, ngược lại muốn tìm và phát hiện ra cái mới phải trên cơ sở có sự kế thừa những tri thức khoa học của các thế hệ đi trước để tiếp bước trong tương lai. Xã hội không thể phát triển nếu khơng có sáng tạo của con người.
Hai là, xây dựng lối sống vì cộng đờng, tinh thần trách nhiệm, lương
tâm trong sáng, lòng nhân ái bao dung cho sinh viên. Xây dựng lối sống có lý tưởng, ước mơ, hồi bão lớn lao vì ngày mai lập thân lập nghiệp, có nghị lực và tự tin trong cuộc sống, niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Lối sống vì cộng đờng, tinh thần trách nhiệm của sinh viên chính là trách nhiệm với bản thân, với gia đình, những người xung quanh và với xã hội. Xã hội ln đánh giá cao vai trị của sinh viên đối với sự phát triển của xã hội. Thơng qua hình thức thu hút sinh viên tham gia mà các phong trào chính trị, xã hội - thực tiễn để giáo dục ý thức cộng đồng, lương tâm trong sáng cho sinh viên, chẳng hạn như: hiến máu nhân đạo, chiến dịch mùa hè xanh, thanh niên tình nguyện, tuyên truyền cho hoạt động giờ trái đất...
Lịng nhân ái, bao dung thể hiện ở tình yêu thương và quý trọng con người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khơng cần toan tính vụ lợi, nó cịn biểu hiện ở tính nhân đạo, lòng vị tha và lòng nhân văn sâu sắc. Lịch sử đã chứng minh truyền thống tốt đẹp này của dân tộc ta, nó đang trở thành định hướng cho đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Như vậy, quá trình xây dựng lối sống cho sinh viên là làm cho họ không ngừng nâng cao nhận thức, tự giác sống tốt đẹp hơn, biết lấy lợi ích tập thể, xã hội làm định hướng cho hoạt động của mình.
Theo Mác, lịch sử chẳng qua là hoạt động của con người theo mục đích của mình và hoạt động của con người là hoạt động có ý thức. Chính mục đích đã định hướng cho con người hoạt động theo yêu cầu bảo đảm lợi ích của họ. Lý tưởng là sự hướng tới và theo đuổi những ước mơ có khả năng biến thành hiện thực, được hình thành từ hoạt động thực tiễn. Lý tưởng sống của sinh viên Việt Nam hơm nay chính là tình cảm, niềm tin, hành động thiết thực vì cuộc sống hịa bình, hạnh phúc của nhân dân. Trong cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, lý tưởng cách mạng của sinh viên Việt Nam thể hiện ở tinh thần yêu nước và ý chí quyết tâm chiến thắng kẻ thù, ngày nay lý tưởng của họ là thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước, niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, là lý tưởng về cuộc sống “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh”. Với sinh viên, việc xây dựng lối sống có lý tưởng, ước mơ, hồi bão là tất yếu. Chủ tịch Hờ Chí Minh đã dạy: “Sinh viên cần phải có tinh thần gan dạ, sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt khó khăn gian khổ để tiến mãi không ngừng. Cần phải trung thành, thật thà, chính trực” [90, tr.167].
Ba là, xây dựng lối sống văn minh, có văn hóa trong ứng xử, nghiêm
chỉnh thực hiện pháp luật tôn trọng kỷ cương phép nước, có ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái, dám đứng lên bảo vệ cái đúng, cái thiện.
Đây là những yêu cầu cơ bản trong quá trình xây dựng lối sống mới cho sinh viên. Lịch sử nhân loại suy cho cùng là lịch sử từng bước giải phóng con người, hướng con người thoát khỏi thần quyền và bạo quyền để xây dựng xã hội văn minh, hướng con người đến sự phát triển tự do, toàn diện. Ngày nay, chúng ta xây dựng CNXH là từng bước thực hiện mục tiêu trên. Vì vậy, xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa người với người là yêu cầu khách quan, trong đó trước hết là xây dựng lối ứng xử có văn hóa giữa người với người. Trong xã hội ta hiện nay, một bộ phận không nhỏ sinh viên còn sống đua đòi, ứng xử thiếu văn hóa. Mặt khác, các chuẩn mực, giá trị đạo đức xã hội đang rất cần được giữ gìn và bảo vệ, sinh viên cần hướng tới lối sống văn minh, thanh lịch. Sinh viên Việt Nam hôm nay phải nỗ lực học tập để hiểu được đạo lý ở đời, biết ứng xử có văn hóa trong mọi quan hệ xã hội như biết kính trên nhường dưới, biết sống vì người khác, quan tâm đến những người xung quanh, đến cộng đồng, biết chia sẻ, kính trọng thầy cô, yêu thương gia đình, sống thân thiện, thấy được nghĩa vụ lớn lao đối với xã hội, có quan niệm đúng đắn về tình u để giải quyết tốt quan hệ giữa tình yêu và sự nghiệp.
Xây dựng lối sống mới cho sinh viên đòi hỏi phải nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật và có ý thức bảo vệ môi trường, mạnh dạn đấu tranh với những hành vi gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, trong xã hội ta hiện nay, đã có khơng ít thanh niên trong đó có sinh viên do định hướng khơng đúng, khủng hoảng niềm tin, sống sa đọa, vi phạm pháp luật vì những tội danh như vận chuyển ma túy, nghiện ngập, trộm cướp... tất cả đã gióng lên hời chng cảnh báo về sự xuống cấp đạo đức của không ít thanh niên sinh viên trong xã hội cũng như việc xem thường pháp luật của họ. Sinh viên phải có thái độ ro ràng trước những hành vi của con người trong xã hội, chẳng hạn như yêu những việc làm tốt, việc thiện; lên án cái xấu, cái ác cũng như kiên quyết đấu tranh
chống lại những bất công trong xã hội, chấp hành pháp luật và bảo vệ môi trường sinh thái.
Bốn là, xây dựng thái độ đúng mực trong tình bạn, tình u cho sinh
viên, thói quen, ứng xử văn hóa đạo đức trong lối sống của họ.
Đối với thanh niên, tình bạn, tình yêu trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt và là vấn đề khá nhạy cảm, tế nhị. Điều quan trọng là làm thế nào để họ nhận thức đúng đắn về một tình bạn, tình yêu đẹp. Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới động lực và chi phối hành động của thanh niên hiện nay. Vì vậy, giáo dục thái độ đúng mực trong tình bạn, tình u cho sinh viên là nhiệm vụ vơ cùng cần thiết. Tình bạn trong sáng, chân thành; tình yêu đúng đắn, cao đẹp chính là điểm tựa, là nguồn sức mạnh tinh thần giúp cho sinh viên vươn lên trong cuộc sống, giúp họ gắn bó với tập thể, với cộng đờng, ln có ý thức hướng tới tập thể, quan tâm giúp đỡ nhau, nhờ đó hình thành lối sống mới, tiến bộ trong mỗi con người. Tuy nhiên, nhiều sinh viên hiện nay có lối sống lệch lạc, phóng túng, tự do vơ kỷ luật, mắc phải các tệ nạn xã hội như trộm cắp, lừa đảo, gái điếm, trai bao, môi giới mại dâm... những việc làm này đang làm mất đi hình ảnh tốt đẹp của họ đối với mọi người. Vì thế cần phải nghiêm túc phê phán một bộ phận sinh viên có quan niệm tình u thiếu nghiêm túc, sống thử, sống gấp...
Ngoài ra, cần chú ý xây dựng và duy trì thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày cho sinh viên như thói quen đọc sách, thưởng thức nghệ thuật, chơi thể thao... để có lối sống lành mạnh. Hiện nay, ngồi việc tìm đọc các sách giải trí, sinh viên vẫn tìm sách chuyên sâu, tin học, ngoại ngữ, kỹ năng sống... những ngày hội sách thu hút được đông đảo bạn đọc đến mua sách. Đây là thói quen tốt cần phải được phát huy hơn nữa trong thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng.
2.2. GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VA VAI TRÒ CỦANÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOAN CẦU HÓA HIỆN NAY
2.2.1. Giá trị, giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam
Khái niệm giá trị xuất hiện từ thời cổ đại và gắn liền với triết học, nó nằm trong cấu trúc của đạo đức học. Đến đầu thế kỷ XX, giá trị học mới bắt
đầu được hình thành như một khoa học riêng và giá trị trở thành khái niệm trung tâm của giá trị học. Hiện nay, khái niệm giá trị được sử dụng trong nhiều ngành khác nhau như: kinh tế học, tâm lý học, đạo đức học, xã hội học…với nhiều nghĩa rộng, hẹp khác nhau.
Xung quanh khái niệm giá trị cũng có nhiều quan niệm khác nhau tùy thuộc cách tiếp cận hay theo mục đích nghiên cứu.
Tiếp cận từ góc độ đạo đức học, giá trị được xem xét trong phạm vi đời sống đạo đức của con người. Giá trị đạo đức chính là những thái độ, hành vi, lối sống được con người lựa chọn, được đánh giá là có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Tiếp cận từ góc độ triết học:
Giá trị là những thành tựu của con người góp vào sự phát triển đi lên của lịch sử xã hội, phục vụ cho lợi ích và hạnh phúc của con người. Giá trị xuất hiện từ mối quan hệ xã hội giữa chủ thể và đối tượng, nghĩa là từ thực tiễn và chiến đấu của con người xã hội. Giá trị vì thế được xác định bởi sự đánh giá đúng đắn của con người, xuất phát từ thực tiễn và được kiểm nghiệm qua thực tiễn [136, tr.10]. Từ điển Bách khoa tồn thư Xơ viết định nghĩa:
Giá trị là sự khẳng định hoặc phủ định ý nghĩa của các đối tượng thuộc thế giới xung quanh đối với con người, giai cấp, nhóm hoặc tồn bộ xã hội nói chung. Giá trị được xác định khơng phải bởi bản thân các thuộc tính tự nhiên, mà là bởi tính chất cuốn hút (lôi cuốn) của các thuộc tính ấy vào phạm vi hoạt động sống của con người, phạm vi các hứng thú và nhu cầu, các mối quan hệ xã hội, các chuẩn mực và các phương thức đánh giá ý nghĩa nói trên được biểu hiện trong các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức, trong lý tưởng, tâm thế và mục đích [Dẫn theo 136, tr.51-52].
Từ nhiều cách định nghĩa khác nhau về giá trị, có thể thấy những điểm chung của các định nghĩa. Đó là:
- Giá trị là ý nghĩa của những sự vật, hiện tượng vật chất hay tinh thần có khả năng thỏa mãn nhu cầu tích cực của con người và góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
- Giá trị mang tính lịch sử khách quan - do yêu cầu của thực tiễn trong đó con người sống và hoạt động.
- Giá trị được xác định trong mối quan hệ thực tiễn của con người, được xác định bởi sự đánh giá đúng đắn của con người, xuất phát từ thực tiễn và được kiểm nghiệm qua thực tiễn.
Cho nên, "nói đến giá trị tức là muốn khẳng định mặt tích cực, mặt chính diện, nghĩa là đã bao hàm quan điểm coi giá trị gắn liền với cái đúng, cái tốt, cái hay, cái đẹp; là nói đến cái có khả năng thơi thúc con người hành động và nỗ lực vươn tới" [17, tr.16].
Hình thức biểu hiện của giá trị rất phong phú, đa dạng tùy thuộc vào sự đa dạng trong nhu cầu của con người. Do đó, các giá trị được chia thành giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Giá trị vật chất biểu hiện ro trong đời sống kinh tế, còn giá trị tinh thần biểu hiện ở tư tưởng, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật... Giá trị tinh thần được chia thành các loại cơ bản như: giá trị khoa học, giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ, giá trị chính trị. Tuy nhiên, sự phân biệt này chỉ có ý nghĩa tương đối vì các giá trị này có liên hệ, tác động qua lại với nhau. Một phát minh nào đó được đánh giá là có giá trị khoa học thì cũng có thể chứa đựng trong đó cả giá trị đạo đức.
Như vậy, giá trị là nhằm chỉ việc đánh giá những thành quả lao động sáng tạo về vật chất và tinh thần của con người. Nó có tác dụng định hướng, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động xã hội nhằm vươn tới cái đúng, cái tốt