Tác đợng tích cực của toàn cầu hóa

Một phần của tài liệu giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Trang 70 - 74)

Thứ nhất, thơng qua tự do hóa thương mại, thu hút đầu tư, mở rộng thị

trường xuất khẩu, kích thích nền kinh tế thị trường phát triển... Tồn cầu hóa đã tạo cơ hội cho sự phát triển kinh tế cũng như mọi mặt trong đời sống xã hội của các quốc gia trên thế giới: GDP của Châu Á tăng 5,8% vào năm 1973, đến năm 2011 đã là 7,1%..., Trung Quốc vươn lên trở thành nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với GDP năm 2011 là 9,1%.

Ở nước ta, q trình tồn cầu hóa đang diễn ra hết sức nhanh chóng và mạnh mẽ, đem lại những hiệu quả to lớn cả về kinh tế cũng như mọi mặt của đời sống xã hội. Với những thay đổi trong đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần theo hướng ngày càng tốt đẹp hơn, nhân dân nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng sẽ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, thấy ro sự đúng đắn trong đường lối đổi mới cũng như định hướng XHCN của chúng ta hiện nay. Điều đó góp phần quan trọng làm hình thành nên một lớp người mới có niềm tin, có lý tưởng và đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên. Đó là thái độ sống hướng tới cộng đờng, có ý thức cơng dân, nghiêm chỉnh chấp hành kỷ cương phép nước, có ý thức phấn đấu đưa đất nước vươn lên thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phần lớn sinh viên có lối sống lành mạnh, văn minh, lịch sự thể hiện trong các mối quan hệ ứng xử. Bên cạnh lối sống tích cực, chủ động, sáng tạo, nhạy bén trong học tập và sinh hoạt xã hội, mang tính hiện đại nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Thứ hai, tồn cầu hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng lối

sống mới, hiện đại đối với sinh viên vừa kế thừa giá trị đạo đức truyền thống dân tộc vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Tồn cầu hóa tạo điều kiện cho sự truyền bá nhanh chóng và chuyển giao trên quy mơ ngày càng lớn những thành tựu khoa học kỹ thuật và cơng nghệ hiện đại, nhờ đó, chúng ta có thể tiếp cận, cập nhật với nguồn thông tin, tri thức khổng lờ của nhân loại, giúp cho trình độ dân trí được nâng cao ro rệt, từ đó con người Việt Nam trở nên linh hoạt, năng động, tư duy sắc bén hơn. Điều này ro ràng có tác động tích cực đến tư duy, lối sống của chúng ta, đặc biệt là sinh viên - lớp người ln có “hiệu ứng” tức thời trước cái mới.

Tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả những thành tựu khoa học công nghệ, thông tin, tinh thần hiếu học được phát huy, người sinh viên hăng hái học tập, nghiên cứu. Và họ trở nên năng động, hiện đại và tư duy nhanh nhạy hơn, từ đó có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực trong quan niệm cũng như chuẩn mực sống: từ lối sống có phần khép kín, dập khn, sáo mịn sang lối sống cởi mở, nhạy bén, dám đương đầu, dám chịu trách nhiệm.

Sự tác động của tồn cầu hóa hình thành trong sinh viên tính chủ động sáng tạo, độc lập trong suy nghĩ và hành động. Đờng thời, q trình này cũng hình thành một số giá trị mới như tinh thần làm việc độc lập, tự chủ, khả năng quyết đốn, dám làm dám chịu trách nhiệm trong cơng việc. “Bản chất cạnh tranh cao độ của nền kinh tế thị trường đề cao các phẩm chất linh hoạt, chính xác, do đó địi hỏi sự gia tăng trí thơng minh, chất trí tuệ trong mọi lĩnh vực hoạt động sống của từng người lao động” [59, tr.10]. Sự tác động mang tính tích cực này nhằm loại trừ thói dựa dẫm, ỷ lại vốn hình thành trong thời kỳ kinh tế bao cấp. Nó cũng khắc phục quan niệm giản đơn và ấu trĩ trước đây về chủ nghĩa xã hội khi hòa tan cá nhân vào tập thể. Con người bị cào bằng trong các mối quan hệ, khơng có điều kiện cho cá nhân phát huy được năng lực sáng tạo của bản thân. Bên cạnh đó, q trình tồn cầu hóa cịn “định hướng con người trong sự phát triển tinh thần..., là chất xúc tác làm cho con người

hiện đại can thiệp vào đời sống cộng đờng..., làm ló dạng cái tơi chủ thể. Nó khơng làm mất cái cá nhân trong cái cộng đồng...” [105, tr.24].

Sinh viên là đại diện cho thế hệ trí thức trẻ, năng động, sáng tạo và nhạy bén. Chính những đặc điểm này dưới tác động của tồn cầu hóa về mặt tích cực có ảnh hưởng rất lớn đến lối sống sinh viên. Đây là thời điểm mà sinh viên có điều kiện khẳng định vai trị, trách nhiệm và lợi ích của cá nhân, giúp sinh viên phát huy ý thức tự lực, tự chủ, biết làm giàu chính đáng, hình thành tính tích cực và tự giác, quan tâm đến hiệu quả của cơng việc mình làm. Thực tiễn đã rèn luyện cho họ lối nghĩ, cách sống đó ngay khi cịn trong trường đại học, rằng trong thời đại ngày nay khi biết quan tâm đến lợi ích cá nhân thì đờng thời cũng phải quan tâm đến lợi ích của cộng đờng, của tồn xã hội.

Cũng dưới sự tác động của tồn cầu hóa mà địi hỏi sinh viên phải không ngừng tu dưỡng, phấn đấu về trí tuệ, tri thức để có thể đáp ứng được những địi hỏi của xã hội. Phần lớn sinh viên ngày nay sau khi ngời trên giảng đường để tiếp cận tri thức, thì thời gian cịn lại họ tận dụng vốn chất xám của mình trong cơng việc làm thêm. Việc làm, đó khơng chỉ là cơ hội để khẳng định mình, để có thêm thu nhập mà quan trọng hơn là họ tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống. Và nếu họ lựa chọn được công việc phù hợp với chun ngành thì đó cịn là cơ hội để sinh viên ứng dụng những điều đã học trong trường vào công việc, vào hoạt động thực tiễn, nuôi dưỡng những khát vọng cho tương lai.

Đại đa số sinh viên có lý tưởng cao cả là giữ vững nền độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điều đó được thể hiện trong q trình sinh viên tự xây dựng cho mình một lý tưởng sống, lối sống mới. Mỗi sinh viên hiểu rằng, sống có lý tưởng trước hết phải trân trọng và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, bởi đó là thành quả mà thế hệ cha ông đã đánh đổi bằng bao mồ hôi và xương máu để có được ngày hơm nay. Mà muốn củng cố và bảo vệ được nền độc lập tự do của dân tộc chỉ có một con đường duy nhất đúng là đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Do đó, lý tưởng của sinh viên được biểu hiện ro nhất ở khát vọng học tập, nghiên cứu, sự nỗ lực, chuyên cần,

sáng tạo trong học tập nhằm chiếm lĩnh tri thức của nhân loại và đỉnh cao của khoa học - công nghệ, bổ sung phát triển giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, nhanh chóng hội nhập với xu thế phát triển của nền văn minh nhân loại và đặc biệt là thể hiện tính tích cực, bản lĩnh chính trị - xã hội của mỗi sinh viên. Như vậy, tồn cầu hóa tạo điều kiện thuận lợi cho nhận thức trên.

Thứ ba, tồn cầu hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu

văn hóa, khoa học, nắm bắt thơng tin, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại làm phong phú nền văn hóa dân tộc, nền tảng của việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên. Giao lưu văn hóa là một động lực thúc đẩy sự tiến bộ các nền văn hóa. Nền văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc sẽ suy thối nếu khơng có việc tiếp xúc, trao đổi với các nền văn hóa khác. Thơng qua việc trao đổi về mọi phương diện trong đó có văn hóa, các cộng đờng người hiểu biết và xích lại gần nhau. Sự phát triển lớn mạnh của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự bùng nổ thông tin có khả năng rút ngắn thời gian trao truyền thơng tin cũng như sự quảng bá hình ảnh của mỗi quốc gia.

Trong xã hội ta hiện nay, nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa (tức nhu cầu của đời sống tinh thần) là rất phong phú. Việc giao lưu văn hóa với nước ngồi cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể: hàng chục đầu báo, tạp chí, bản tin được xuất bản bằng tiếng nước ngoài phục vụ độc giả. Trong lĩnh vực đào tạo, nước ta đã mở rộng quan hệ với nhiều trường Đại học, các trung tâm nghiên cứu, văn hóa lớn của nước ngồi. Đây là điều kiện thuận lợi để chúng ta quảng bá đến bạn bè thế giới hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. Điều quan trọng hơn nữa là thơng qua q trình này chúng ta có thể tiếp thu tri thức, thành tựu khoa học công nghệ của thế giới, chắt lọc tinh hoa văn hóa nhân loại và đổi mới nền giáo dục nước nhà, đòi mới nội dung giáo dục vừa kế thừa giá trị truyền thống dân tộc, vừa tiếp thu văn hóa nhân loại trong việc xây dựng lối sống sinh viên Việt Nam.

Trong những năm gần đây, sự giao lưu rộng rãi về văn hóa giúp cho chúng ta có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn, hiểu biết sâu sắc thêm về các dân tộc

trên thế giới, chọn lọc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, từ đó có thể bổ sung và làm giàu có, phong phú thêm cho nền văn hóa dân tộc; đờng thời giới thiệu với thế giới những giá trị và nét đẹp đặc sắc của văn hóa Việt Nam. Ở góc độ này, tồn cầu hóa thực sự là con đường đúng đắn để chúng ta xây dựng nền văn hóa “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” làm nền tảng cho nhân cách, lối sống của con người Việt Nam hiện đại, trong đó có sinh viên Việt Nam. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định:

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển [33, tr.75-76].

Một phần của tài liệu giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w