Những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa

Một phần của tài liệu giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Trang 74 - 125)

Mợt là, tồn cầu hóa kinh tế tạo ra nguy cơ lệ thuộc về kinh tế, văn hóa

sẽ dẫn đến lệ thuộc về chính trị, đe dọa an ninh các quốc gia, dân tộc, tạo sự khủng hoảng lòng tin vào những giá trị nhân văn, khuyến khích con người chạy theo lối sống thực dụng, xa rời các giá trị truyền thống dân tộc. Từ lệ thuộc về kinh tế dẫn đến lệ thuộc về chính trị, đe dọa an ninh quốc gia. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng lý tưởng và những giá trị nhân văn, nảy sinh thị hiếu khơng lành mạnh và lệch lạc, có lối sống thực dụng, xa rời những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc.

Tồn cầu hóa ngày nay đang chịu sự chi phối về kinh tế của chủ nghĩa Tư bản đứng đầu là Mỹ, với tư cách là siêu cường trên thế giới, vượt trội các nước khác về mọi mặt, đế quốc Mỹ đang âm mưu thiết lập một trật tự thế giới mới đơn phương do Mỹ chi phối. Thông qua con đường hợp tác quốc tế, đầu tư nước ngồi, tự do hóa tư sản mà đứng đầu là Mỹ muốn thực hiện âm mưu “diễn biến hịa bình” thơng qua các chiêu bài “bảo vệ nhân quyền”, “chống khủng bố”... hơn thế, sau sự kiện 11/9 Mỹ thực hiện hành động khuynh đảo thế giới, tiến đánh Apgnixtan, Irac bất chấp ý kiến bất đồng của Liên hợp

quốc. Ngày 20/9 trên đồi Capitol nguyên Tổng thống Bush đã có bài phát biểu, trong đó nhấn mạnh: Nước Mỹ phải định nghĩa cho thời đại, chứ không phải để thời đại định nghĩa cho nước Mỹ.

Việc mở cửa, thông thương cho phép các đối tác bên ngồi vào làm ăn trên lãnh thổ cũng có thể bị các thế lực thù địch lợi dụng để hoạt động chống phá, đe dọa an ninh, chủ quyền quốc gia. Điều đó ảnh hưởng khơng nhỏ tới việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam, nó có thể tạo ra những hoang mang, dao động, làm mờ nhạt lý tưởng XHCN, ý thức độc lập tự cường và lòng tự hào dân tộc của sinh viên - một trong những nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.

Do tác động tiêu cực của mặt trái tồn cầu hóa nên nảy sinh chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa ích kỷ cực đoan, chủ nghĩa thực dụng thiếu ý thức về đạo đức, lối sống trong sinh viên. Tồn cầu hóa, một mặt nó phát huy tính chủ động, sáng tạo, ln đổi mới của sinh viên nhưng mặt khác, nó cũng làm lối sống sinh viên có sự biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Thay vì lý tưởng sống cao cả vì Tổ quốc, vì nhân dân, “mình vì mọi người”, hiện nay một số sinh viên sống thực dụng, thờ ơ, phai nhạt lý tưởng hoặc sống không mục đích, không lý tưởng. Họ sa vào lối sống tiêu dùng, lấy đồng tiền, đồ vật làm thước đo “giá trị”, “phẩm giá” và “uy tín” của mỗi người. Khơng ít trường hợp vì đờng tiền và danh dự mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trị, đờng chí, đờng nghiệp. Vì đờng tiền mà nhiều người bất chấp tất cả để đạt mục đích, xem thường những giá trị đạo đức cơ bản như tình u thương, lịng nhân ái, sự khoan dung,... sống khơng có lý tưởng hay phai nhạt lý tưởng, khơng có tình cảm cách mạng thì họ dễ sa vào lối sống hưởng thụ, thực dụng và điều đó cịn dẫn đến những hành vi xấu trong sinh viên như đánh nhau, ngang nhiên nhục mạ, gây gổ với thầy cô, với người hơn tuổi. Sống thử, sống gấp, nghiện hút ma túy... đang là những hiện tượng nhức nhối, mang tính chất cấp báo trong sinh viên.

Hai là, tồn cầu hóa cũng đặt ra những thách thức, thậm chí đe dọa phá

nguy cơ mai một, mất bản sắc. Nếu chỉ dừng lại ở quan điểm của các nhà kinh tế các nước phát triển thì đờng thời với các mặt tích cực, tồn cầu hóa đang bộc lộ những mặt trái phản văn hóa, phản giá trị, khơng phù hợp với giá trị truyền thống của các nước đang phát triển. Tồn cầu hóa mang tính áp đặt, kiểu phương Tây hóa một cách độc tài, độc đốn đã và đang bị phản đối một cách dữ dội trong suốt q trình tồn cầu hóa. Nếu tình trạng vẫn tiếp tục diễn ra như là xu hướng chủ đạo của tồn cầu hóa thì những giá trị truyền thống Việt Nam thực sự đang bị đe dọa. Nhân loại đang đứng trước nguy cơ tiềm ẩn của sự phá vỡ hịa bình, ổn định.

Sự tuyệt đối hóa những lợi thế về kinh tế và sự tuyệt đối hóa các giá trị kinh tế, coi đó là cốt loi của giá trị “hiện đại hóa” và “tồn cầu hóa” của các nước phát triển, mà không tính tới các giá trị đạo đức, nhân văn... thì sẽ khơng cịn cơ hội bình đẳng giữa các dân tộc, các nhóm và các cá nhân trong xã hội, ngày càng đào sâu thêm sự phân hóa giàu nghèo... Cùng với đó là sự tuyệt đối hóa sức mạnh của trí lực, của khoa học công nghệ trong xu thế tồn cầu hóa đang vơ hình tác động nhiều mặt, làm phá vỡ sự hài hịa mơi trường xã hội, môi trường tự nhiên.

Trong bối cảnh tồn cầu hóa, nó đang khơi dậy và thổi bùng các nhu cầu cá nhân của con người, đó là xu thế khách quan. Nhưng nếu để cho nhu cầu cá nhân mang nặng tính vật chất, nhu cầu “hướng ngoại”, “phương Tây hóa tuyệt đối” trở thành xu thế chính và sự đơn giản hóa các nhu cầu, bỏ qua nhu cầu “hướng nội” thì đời sống tinh thần của con người sẽ dần trở nên đơn điệu và “sa mạc hóa”, nhất là ở các nước đang phát triển thì sẽ là bất cập. Mặt khác, tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế có thể làm cho các nền văn hóa có cơ hội giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhau, đờng thời, nó cũng có thể làm cho nhiều nền văn hóa đứng trước nguy cơ bị mai một, đờng hóa, mất bản sắc... Với sự giao thoa, tiếp biến mạnh mẽ giữa các nền văn hóa, hiện tượng “xâm lăng văn hóa”, sự áp đặt các giá trị riêng của các quốc gia lớn mạnh lên các quốc gia yếu hơn đang là một thực tế đáng báo động. Điều đó làm dấy lên

sự lo ngại trong xã hội về một kết cục không mấy tốt đẹp cho thế hệ trẻ trong tương lai, khi nguy cơ đánh mất mình, phai nhạt bản sắc văn hóa dân tộc là rất có thể xảy ra, đặt chúng ta trước những thách thức lớn địi hỏi phải vượt qua để khơng “trở thành bóng mờ hoặc bản sao chép của người khác” trong việc xây dựng đạo đức và lối sống mới cho sinh viên.

Như vậy, sự biến đổi của giá trị đạo đức truyền thống diễn ra phức tạp, có cả tích cực lẫn tiêu cực, thậm chí có đảo lộn nền văn hóa trước nguy cơ mai một, mất bản sắc. Xu hướng biến động từ chỗ coi giá trị tinh thần là trọng sang đề cao cả giá trị tinh thần và giá trị vật chất. Xu hướng biến động thái quá của các giá trị đạo đức hiện nay đang biến đổi từ chỗ lấy lý tưởng đạo đức làm mẫu chuyển sang coi nhẹ đạo đức, phẩm giá, tôn sùng tiện nghi vật chất, đồng tiền là trên hết, thậm chí trở thành nguyên tắc xử thế và tiêu chuẩn hành vi của không ít người. Những quan niệm, hành vi, lối sống của đạo đức truyền thống như tinh thần giúp đỡ lẫn nhau, kính già, yêu trẻ, tôn sư trọng đạo, tinh thần hiếu học... đã biến động và suy giảm ở mức độ nhất định trong xã hội hiện nay. Vì thế, để hội nhập một cách có hiệu quả, khơng để hịa tan vào xu thế chung mà vẫn giữ được những nét riêng của dân tộc thì cần nhận thức ro những cơ hội và thách thức mà q trình tồn cầu hóa mang lại. Từ đó, chuẩn bị khai thác mọi nguồn lực, tận dụng tối đa thời cơ và sẵn sàng đối mặt để vượt qua những thách thức đưa đất nước vững bước phát triển.

Ba là, tồn cầu hóa làm cho cuộc sống con người có thể phải đối mặt

với nhiều thách thức và trở nên kém an toàn hơn. Những biến động bất lợi, khủng hoảng kinh tế, tài chính các khu vực và trên toàn thế giới hiện nay đang cho thấy những tác động tiêu cực của tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế. Từ những khủng hoảng về kinh tế, tài chính có thể dẫn đến những rối loạn, mất an toàn về chính trị xã hội, đe dọa sự bình an của cuộc sống con người.

Ngồi ra, tồn cầu hóa cũng dễ làm phát sinh và trầm trọng thêm những vấn đề mang tính toàn cầu như: ô nhiễm môi trường, bệnh hiểm nghèo, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, tội phạm quốc tế... đe dọa trực tiếp cuộc sống

con người. Tình trạng này cịn có nguy cơ dẫn đến những rối loạn chính trị xã hội, gây căng thẳng các quan hệ xã hội, ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển lành mạnh của lối sống sinh viên Việt Nam nói chung cũng như quá trình phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức, lối sống cho họ nói riêng.

Bốn là, tồn cầu hóa cịn tạo ra sự bất bình đẳng giữa các nước phát

triển và các nước đang phát triển, khoảng cách giữa giàu và nghèo ngày càng xa, dẫn đến hình thành các lối sống khác nhau. Các nước phát triển có lợi thế về vốn, thị trường, cơng nghệ... lại càng chiếm ưu thế trong kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, các nước nghèo lại càng gặp khó khăn trong sân chơi này vì cơng nghệ lạc hậu, hàng hóa, dịch vụ khơng đẹp; mẫu mã, chất lượng hạn chế. Như vậy, người giàu càng có cơ hội giàu hơn một cách nhanh chóng, người nghèo lại càng nghèo đi. Sự phân hóa này này kéo theo sự phân hóa về lối sống của các quốc gia, dân tộc trong đó có Việt Nam. Điều này ảnh hưởng khơng nhỏ tới việc xây dựng lối sống cho sinh viên Việt Nam; tạo sự hoang mang dao động và xa rời, coi nhẹ những giá trị đạo đức truyền thống, làm mờ nhạt lý tưởng XHCN đối với họ.

Dưới tác động của tồn cầu hóa, lối sống sinh viên có những biến đổi theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Vì thế các cấp, bộ, ngành khoa học, nhất là công tác giáo dục trong các trường đại học cần trang bị cho sinh viên một thế giới quan khoa học, giúp họ hình thành lý tưởng sống, lối sống cao đẹp, vừa kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

3.2. THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀNTHỐNG DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT THỐNG DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOAN CẦU HÓA HIỆN NAY

Các giá trị đạo đức truyền thống là tài sản vơ giá của dân tộc. Nó là dịng chảy liên tục nảy sinh, tờn tại, phát triển trong suốt tiến trình dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước của cha ông. Đây là cơ chế tích lũy, lưu truyền, chắt lọc chuyển giao tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ đời

này sang đời khác, từ hình thái kinh tế - xã hội này qua hình thái kinh tế - xã hội khác. Vì thế, việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, nhằm xây dựng lối sống con người Việt Nam nói chung, sinh viên Việt Nam nói riêng là một trong những yêu cầu bức thiết trong sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp “trồng người” của nước ta hiện nay. Thực trạng việc phát huy các giá trị đó trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan, vừa có những ưu điểm cần phát huy vừa có những hạn chế cần khắc phục. Thực trạng này được thể hiện ở một số nội dung cơ bản sau:

3.2.1. Thực trạng của việc phát huy các giá trị “lòng yêu nước, ý chítự cường dân tợc”, nhằm xây dựng lới sống mới cho sinh viên trong bối tự cường dân tộc”, nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong bới cảnh tồn cầu hóa hiện nay

Việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng. Khi cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước kết thúc, Đảng ta quan tâm sâu sắc đến việc xây dựng mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó xây dựng nền văn hóa mới, đạo đức mới và lối sống mới cho thanh niên sinh viên được xem là đặc biệt quan trọng.

Thứ nhất, tinh thần yêu nước là một trong những giá trị cao đẹp nhất

của người Việt Nam, nó đã thấm sâu vào máu thịt của dân tộc ta. Khi nói về lịng u nước Việt Nam, Chủ tịch Hờ Chí Minh nhấn mạnh: "Dân ta có một lịng nờng nàn u nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước" [92, tr.171]. Tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc đã trở thành yếu tố quan trọng đặc biệt, được biểu hiện rất sinh động và cụ thể trong lối sống của dân tộc. Đó là tình u quê hương, yêu xóm làng, yêu thương con người Việt Nam và nó được kết tinh ở tình cảm đạo đức trung với nước, hiếu với dân, tất cả vì độc lập, tự do của Tổ quốc, thà hy sinh chứ khơng chịu làm nơ lệ. Lịng u nước nờng nàn, tinh thần dân tộc sâu sắc đã trở thành sức mạnh giúp nhân dân ta vượt qua

mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược. Chính qua các cuộc chiến đấu trường kỳ, đầy gian khổ hy sinh đó mà chủ nghĩa yêu nước của dân tộc ta được bộc lộ ro nét và được nâng lên ở tầm cao mới.

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành TW Đảng khóa VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã nêu ro:

Kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức và thẩm mỹ, các di sản văn hóa, nghệ thuật của dân tộc... Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp thêm nền văn hóa Việt Nam; đấu tranh chống sự xâm nhập của các loại văn hóa độc hại, những khuynh hướng sùng ngoại, lai căng, mất gốc. Khắc phục tâm lý sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân văn [28, tr.11].

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng khẳng định: hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của lồi người, tăng sức đề kháng, chống văn hóa phẩm đời trụy, độc hại [29, tr.62].

Đến Đại hội X, Đảng ta xác định: xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách, con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam [30, tr.106].

Đại hội XI (2011) của Đảng thông qua đã xác định: phát huy chủ nghĩa

yêu nước và truyền thống đại đồn kết dân tợc, ý thức đợc lập tự chủ, tự

Một phần của tài liệu giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Trang 74 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w