Đánh giá phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Hai Bà Trưng (Trang 35 - 39)

thực hiện.

- Việc xây dựng nhà tái định cư cho người dân bị thu hồi đất chưa được đặt lên hàng đầu và được quan tâm đúng mức.

- Công tác lập, xây dựng chính sách giải phóng mặt bằng chưa có sự tham gia rộng rãi của người dân. Giá bồi thường không thoả mãn với người dân.

III. Đánh giá phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng phóng mặt bằng

Lấy đại diện 24 hộ gia đình xóm Tiền Phong (Đợt 2) thuộc diện di chuyển GPMB để xây dựng Công viên Tuổi trẻ Thủ đô trên địa bàn Phường Thanh Nhàn, Quận Hai Bà Trưng (kèm theo tờ trình số 20/ TTr-TC ngày 19 tháng 10 năm 2006) của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Quận Hai Bà Trưng.

(Bảng phụ lục 1)

Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Công viên Tuổi trẻ Thủ đô được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 111/2000/QĐ-UB ngày 29/12/2000. Ngày 13/4/2001, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 442/QĐ-TTg thu hồi 262.776m2 đất tại Phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, giao cho Công ty Thương mại và đầu tư phát triển Hà Nội sử dụng toàn bộ diện tích đất thu hồi để tổ chức giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư xây dựng Công viên Tuổi trẻ Thủ đô. Ngày 30/12/2002, UBND Thành phố có Quyết định số 9010/QĐ-UB phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Công viên Tuổi trẻ Thủ đô, giao cho Công ty Thương mại và đầu tư phát triển Hà Nội làm chủ đầu tư.

Theo số liệu điều tra của chủ đầu tư khi lập Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Công viên Tuổi trẻ Thủ đô năm 2001 có 1.250 hộ dân đang ở phải di

chuyển giải phóng mặt bằng. Năm 2002, Chủ đầu tư phối hợp với UBND Quận Hai Bà Trưng giải toả “Xóm Liều” gồm 398 hộ; từ năm 2005 đến tháng 7/2006, Chủ đầu tư đã di chuyển giải phóng mặt bằng được 177 hộ, các hộ dân được mua nhà tái định cư tại khu di dân Đền Lừ II.

Còn khoảng 680 hộ dân phải di chuyển giải phóng mặt bằng. Ngày 27/6/2006, UBND Thành phố có Quyết định số 2949/QĐ-UBND chuyển giao cho UBND Quận Hai Bà Trưng tiếp tục giải phóng mặt bằng. Về nơi tái định cư cho 680 hộ dân còn lại, Ban quản lý dự án Công viên Tuổi trẻ Thủ đô đã được Thành phố chấp thuận nguyên tắc việc sử dụng khoảng 2ha đất tại Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai để xây dựng khu trung cư cao tầng phục vụ cho tái định cư.

Bảng giá đất trên địa bàn phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng- Đường Võ Thị Sáu VT1 VT2 VT3 VT4 Giá đất ở 21.000.00 0 12.500.000 10.500.00 0 9.400.000 Giá đất sản xuất kinh

doanh phi nông nghiệp

9.135.000 5.438.000 4.568.000 4.089.000

Các vị trí của các đường phố được xác định như sau:

VT1: áp dụng đối với các thửa đất có ít nhất một mặt giáp với đường, phố; VT2: Áp dụng đối với các thửa đất có ít nhất một mặt giáp với ngõ, ngách, hẻm (sau đây gọi chung là ngõ) có chiều rộng từ 3,5m trở lên;

VT3: Áp dụng đối với các thửa đất có ít nhất một mặt giáp với ngõ có chiều rộng từ 2m đến dưới 3,5m;

VT4: Áp dụng đối với các thửa đất có ít nhất 1 mặt giáp với ngõ có chiều rộng nhỏ hơn 2m.

(Theo quyết định số 199/2004/QĐ-UB ngày 29 tháng 12 năm 2004 Quyết định của UBND Thành phố về việc ban hành giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội, Thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất)

Căn cứ vào phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho các hộ dân trên ta thấy Ban bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Quận đã tuân thủ theo đúng các quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Về giá đất bồi thường, Quận đã căn cứ đúng theo bảng giá đất mà Thành phố đã ban hành trong thời gian lập phương án bồi thường.

Công tác bổi thường tài sản, hỗ trợ tháo dỡ, di chuyển, thưởng cho các hộ dân di chuyển đúng tiến độ, hỗ trợ cho các hộ dân thuộc gia đình chính sách cũng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật

Tuy nhiên trong phương án bồi thường không đề cập đến việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ dân.

Giá bán căn hộ chung cư cao tầng cho các hộ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Đối với nhà chung cư có thang máy (Đồng/m2)

Tầng Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Khu vực 4

2 6 486 000 6 165 000 5 897 000 5 736 000 3 6 237 000 5 928 000 5 670 000 5 515 000 4 5 997 000 5 700 000 5 452 000 5 303 000 5 5 766 000 5 481 000 5 242 000 5 099 000 6 đến 12 5 544 000 5 270 000 5 040 000 4 903 000 Từ 13 trở lên 5 322 000 5 059 000 4 838 000 4 707 000

Đối với nhà chung cư chỉ có cầu thang bộ, không có thang máy (Đồng/m2)

Tầng Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Khu vực 4

3 6 025 000 5 159 000 4 439 000 4 006 000

4 5 793 000 4 916 000 4 268 000 3 852 000

5 5 570 000 4 770 000 4 104 000 3 704 000

6 5 356 000 4 587 000 3 946 000 3 562 000

7 trở lên 5 142 000 4 404 000 3 788 000 3 420 000 Khu vực 1: Các vị trí nằm ở trung tâm thành phố đến đường vành đai 2 Khu vực 2: Các vị trí nằm từ đường vành đai 2 đến đường vành đai 3 và các xã Mỹ Đình, Mễ Trì, Huyện Từ Liêm (trừ các khu vực còn lại của huyện Từ Liêm và Quận Long Biên)

Khu vực 3: Các vị trí thuộc Quận Long Biên, phần còn lại của Huyện Từ Liêm và các vị trí thuộc quận Hoàng Mai nằm ngoài đường vành đai 3

Khu vực 4: Các vị trí còn lại

(Quyết định số 80/2005/QĐ-UB về giá bán căn hộ chung cư cao tầng cho các hộ gia đình tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trên địa bàn thành phố)

Với bảng giá căn hộ chung cư như trên với dự tính việc tái định cư cho các hộ dân ở xóm Tiền Phong sẽ nằm trong khu vực 1 và diện tích tối thiểu của 1 căn hộ chung cư là 50 m2, chung cư có thang máy thì số tiền tối thiểu để hộ dân mua được 1 căn nhà chung cư là 257 100 000 đồng. Với mức tiền bồi thường trong phương án thì sẽ có một số hộ dân không đủ tiền để mua căn hộ chung cư. Do đó đòi hỏi Quận phải có chính sách hỗ trợ để giúp đỡ các hộ dân này.

Tuy nhiên công tác bồi thường, hỗ trợ trên địa bàn Quận còn có nhiều hạn chế:

Nguyên tắc dân chủ chưa được chú trọng trong công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB. Chưa tạo điều kiện cho người dân góp tiếng nói vào phương án bồi thường, hỗ trợ. Việc xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ thường chỉ mang tính một chiều. Ban Bồi thường GPMB lập phương án, trình cho cơ quan Nhà

nước phê duyệt rồi công bố nhưng lại không thu thập ý kiến phản hồi của người dân. Cơ chế thực hiện bồi thường cứng nhắc, áp đặt gây ra nhiều bức xúc trong nhân dân và là nguyên nhân của các khiếu kiện.

Việc bồi thường đôi khi chưa thể hiện rõ nguyên tắc công bằng. Nhất là trong các dự án xây dựng, mở rộng đường giao thông. Có những hộ dân đang sử dụng đất ở vị trí thuận lợi (ví dụ như giáp mặt đường), nay bị thu hồi toàn bộ đất phải định cu nơi khác; có những hộ dân đang sử dụng đất ở vị trí không thuận lợi nay ngẫu nhiên được ở vị trí thuận lợi và được hưởng giá trị tăng thêm của quyền sử dụng đất do dự án, công trình đó mang lại.

Việc nhất nhất vận dụng theo chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giải phóng mặt bằng trên đôi khi không phải là sẽ đưa ra được một phương án tối ưu, hợp lòng dân. Quận chưa chủ động nghiên cứu để đưa ra một phương án bồi thường phù hợp với đặc điểm riêng của khu đất thu hồi để có thể hạn chế được tình trạng chống đối của người dân.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Hai Bà Trưng (Trang 35 - 39)

w