0
Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Xây dựng các mức lao động cho các công việc trong xưởng gia

Một phần của tài liệu ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG CHO CÁC CÔNG VIỆC TRONG XƯỞNG GIA CÔNG CƠ KHÍ CỦA TRUNG TÂM NỘI THẤT HỌC ĐƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ GIÁO DỤC I (Trang 29 -29 )

công cơ khí của trung tâm nội thất học đường.

1. Xây dựng bằng phương pháp phân tích khảo sát

Đối với phương pháp phân tích khảo sát, chúng ta sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu hao phí thời gian làm việc là chụp ảnh, bấm giờ hoặc

kết hợp cả chụp ảnh và bấm giờ. Ý nghĩa của việc sử dụng hai phương pháp này là:

* Thông qua quá trình chụp ảnh cá nhân ngày làm việc, nhà quản lý có thể nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian làm việc, phát hiện các lãng phí, tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp loại bỏ. Đồng thời, họ có được từng loại thời gian hao phí trong quá tình thực hiện công việc, trên cơ sở đó dự tính thời gian định mức ca làm việc và thời gian tác nghiệp của ca làm việc:

Tđm = Tck + Ttn + Tpv + Tnc

* Thông qua quá trình bấm giờ bước công việc, người sử dụng có thể loại bỏ được những thời gian hao phí không trông thấy, cải tiến phương thức lao động, phương thức sản xuất. Đồng thời, họ có thể xác định được chính xác thời gian tác nghiệp của một sản phẩm, từ đó kết hợp với kết quả của quá trình chụp ảnh, ta dự tính được mức sản lượng ca làm việc theo công thức:

Msl = Ttnca/ Ttnsp

* Khi sử dụng phương pháp chụp ảnh cá nhân ngày làm việc, cần thiết phải tiến hành chụp ảnh ít nhất ba lần đối với mỗi bước công việc nhằm giảm thiểu sai số do các yếu tố ngẫu nhiên trong quá trình xây dựng mức.

Bước chuẩn bị để tiến hành xây dựng mức cần phải tiến hành đầy đủ: - Nghiên cứu khả năng sản xuất, điều kiện làm việc tại nơi làm việc để

có hướng đưa ra các giải pháp cải tiến tổ chức, cải tiến kỹ thuật, cải tiến điều kiện làm việc để có năng suất lao động là tốt nhất.

- Lựa chọn công nhân có năng suất lao động ổn định, có cấp bậc tay nghề phù hợp với cấp bậc công việc. Thông báo xuống phân xưởng, giải thích cho công nhân được lựa chọn để họ hiểu và cố gắng làm tốt công việc.

Sau công tác chuẩn bị, tiến hành khảo sát thời gian làm việc bằng phương pháp chụp ảnh cá nhân ngày làm việc và bấm giờ bước công việc.

Các bước công việc được thực hiện để gia công cơ khí bàn đọc:

- Cắt phôi: cắt các thanh thép hộp với chiều dài cụ thể quy định bằng máy cắt chuyên dùng. Sau đó đưa các chi tiết cần uốn sang máy gấp để uốn theo hình dạng cần thiết.

- Mài sửa cạnh: mài cạnh của các chi tiết vừa được cắt để chúng nhẵn và bằng nhau đảm bảo độ an toàn và tính thẩm mĩ bằng máy mài 2 đá.

- Gá và hàn định vị: đặt các chi tiết cần thiết lên đồ gá, hàn chúng lại với nhau để định vị hình dạng và vị trí của các chi tiết cấu thành nên sản phẩm tại các điểm bằng máy hàn hồ quang điện.

- Hàn chi tiết: hàn các chi tiết lại tại những phần các chi tiết tiếp giáp nhau đảm bảo sản phẩm có độ chắc chắn.

- Mài, làm sạch mối hàn: dùng máy mài để mài sạch vẩy ở các mối hàn và làm các mối hàn nhẵn, phẳng.

Trong quá trình các công nhân chính làm việc thì có các công nhân phục vụ chuyển bán thành phẩm của công đoạn trước cho công nhân làm công đoạn sau để tiếp tục gia công nên thời gian phục vụ này trùng với thời gian tác nghiệp của công nhân chính vì thế không được tính. Nếu trong quá trình chụp ảnh mà có thời gian công nhân phải chờ phục vụ phôi liệu thì coi như thời gian lãng phí.

Trong phần này, bước công việc cụ thể được lựa chọn để tiến hành khảo sát là hàn gá định vị trong quá trình gia công cơ khí bàn học sinh.

Khi thực hiện bước công việc này, công nhân phải chuẩn bị các dụng cụ lao động như: máy hàn hồ quang điện, đồ gá, búa gõ vẩy, que hàn φ2.5. Ngoài các công cụ, công nhân còn phải chuẩn bị dụng cụ bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ, kính hàn, găng tay để đảm bảo an toàn cho cơ thể khi làm việc.

Thời gian chuẩn kết (Tck) bao gồm: thời gian thời gian chuẩn bị dụng cụ (máy hàn, đồ gá, que hàn, búa gõ vẩy), đeo găng tay và kính hàn, thời gian kiểm tra dụng cụ đầu và cuối giờ làm việc, thời gian thu dọn nơi làm việc, thời gian giao nộp sản phẩm. Thời gian hao phí cần thiết là 35 phút.

Vậy Tck= 35 phút.

Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết (Tnc) bao gồm: thời gian nghỉ ngơi sau một thời gian tập trung làm việc, thời gian giải quyết các nhu cầu sinh lý như uống nước, đi vệ sinh… thời gian cần thiết là 20 phút mỗi buổi làm việc

Vậy Tnc= 40 phút.

Thời gian phục vụ (Tpv) là thời gian thay que hàn, thời gian cần thiết là 3 phút.

Vậy Tpv= 3 phút.

Không tính thời gian lãng phí nên Tlp= 0. Vậy Ttnca= 480 – 35 – 40 – 3 = 402 phút.  Bước công việc hàn gá định vị chân bàn:

Dựa trên kết quả chụp ảnh bốn ngày 07,08, 09,10 tháng 4 năm 2008

(xem phụ lục từ bảng 2 đến bảng 5) ta có bảng tổng hợp hao phí thời gian cùng

Bảng tổng hợp hao phí thời gian cùng loại

stt ký hiệu

thời gian hao phí thực tế ngày

07/4/08 08/4/08ngày 09/4/08ngày 10/4/08ngày

thời gian hao phí trung bình một ngày (phút) % so với thời gian quan sát 1 CK 33 33 33 33 33 6.92 2 TN 388 369 365 350 368 77.15 3 PV 7 4 3 3 4.25 0.89 4 5 trong đó PVkt 7 4 3 3 4.25 0.89 PVtc 0 0 0 0 0 0.00 6 LP 23 44 54 63 46 9.64 7 8 9 trong đó LPcn 23 44 54 45 41.5 8.70 LPtc 0 0 0 5 1.25 0.26 LPkt 0 0 0 13 3.25 0.68 10 NC 31 22 24 26 25.75 5.40 11 Tca 482 472 479 475 477 100.00

Căn cứ vào bảng tổng hợp hao phí thời gian cùng loại, ta có các hệ số sử dụng thời gian làm việc của các công nhân như sau:

Tck + Ttn + Tpv + Tnc(QĐ) 33 + 368 + 4.25 + 40 Kci = = = 0.93 Tca 477 Ttn 368 Ktn = = = 0.77 Tca 477 Tlp 46 Klp = = = 0.096 Tca 477

Đồng thời, dựa trên kết quả bấm giờ bước công việc hàn gá định vị chân bàn (xem phụ lục bảng 6), ta có:

Ttnsp = 2.06 phút.

Do đó mức sản lượng ca dự tính cho bước công việc này là: Mslca = Ttnca/ Ttnsp = 402/2.06 = 195 (sản phẩm)

Bảng cân đối thời gian làm việc

stt hao phítên các

thời gian hao phí (phút)

thực tế dự tính

tuyệt đối % tuyệt đối %

cân đối theo kế hoạch 1 CK 33 6.92 35 7.29 2 2 TN 368 77.15 402 83.75 34 3 PV 4.25 0.89 3 0.63 -1.25 4 NC 25.75 5.40 40 8.33 14.25 5 LP 46 9.64 0 0.00 -46 6 Tca 477 100.0 0 480 100.00 3

Căn cứ vào bảng cân đối thời gian làm việc cho bước công việc hàn gá chân bàn học sinh ta thấy hệ số sử dụng thời gian tác nghiệp chỉ có 77.15%, ngoài ra thời gian lãng phí chiếm 9.64% so với thời gian quan sát. Đồng thời ta thấy, thời gian ca làm việc quan sát được tương đương với thời gian ca theo quy định chỉ thiếu 3 phút. Nhưng trong đó, thời gian tác nghiệp lại thiếu 34 phút, thời gian chuẩn kết thiếu 2 phút, thời gian cho nhu cầu sinh lý thiếu 14.25 phút… sở dĩ công nhân không dùng thời gian cho nhu cầu nghỉ ngơi vì trong khi làm việc họ đã sử dụng thời gian để nói chuyện và nghỉ ngơi. Do đó, thời gian lãng phí chiếm đến gần 10%. Trong đó, chỉ có ngày 10/4/2008 là xuất hiện thời gian lãng phí tổ chức do thiếu phôi liệu vì công nhân cắt phôi

đến muộn và thời gian lãng phí kỹ thuật vì máy hỏng, phải chờ thay máy mới. nhưng nhìn chung việc phục vụ phôi liệu của phân xưởng thực hiện rất tốt.

Ta có khả năng tăng năng suất như sau:

1. Do tăng thêm thời gian chuẩn kết (33 – 35)/368 = - 0.54% 2. Do tăng thêm thời gian nghỉ ngơi (25.75 – 40)/368 = - 3.87% 3. Do loại bỏ được thời gian lãng phí (46 – 0)/368 = 12.5%

 Công việc hàn gá giằng khung:

Dựa trên kết quả chụp ảnh cá nhân ngày làm việc của công nhân ngày 25, 26, 27, 28 tháng 3 năm 2008 (xem phụ lục từ bảng 7 đến bảng 10), ta có:

Bảng tổng hợp hao phí thời gian cùng loại

stt ký hiệu

thời gian hao phí thực tế ngày 25/3/08 ngày 26/3/08 ngày 27/3/08 ngày 28/3/08

thời gian hao phí trung bình một ngày (phút) % so với thời gian quan sát 1 CK 33 35 35 34 34.25 7.08 2 TN 359 352 359 389 364.75 75.36 3 PV 3 3 3 3 3.00 0.62 4 5 trong đó PVkt 3 3 3 3 3.00 0.62 LPtc 0 0 0 0 0.00 0.00 6 LP 62 70 43 41 54.00 11.16 7 8 9 trong đó LPcn 62 70 43 41 54.00 11.73 LPtc 0 0 0 0 0.00 0.00 LPkt 0 0 0 0 0.00 0.00 10 NC 31 26 27 28 28.00 5.79 11 Tca 488 486 467 495 484.00 100.00

CK + TN + PV + NC(QĐ) 34.25 + 364.75 + 3 + 40 Kci = = = 0.91 Tca 484 TN 364.75 Ktn = = = 0.75 Tca 484 LP 54 Klp = = = 0.11 Tca 484

Thời gian tác nghiệp thực tế chỉ chiếm 75.36% so với thời gian quan sát, trong khi đó, thời gian lãng phí lại chiếm tới 11.16%. Nguyên nhân là do công nhân nói chuyện và thực hiện công việc cá nhân trong khi làm việc mà không sử dụng thời gian nhu cầu quy định.

Dựa vào kết quả bấm giờ bước công việc hàn gá giằng khung (xem phụ

lục bảng 11), ta có:

Ttnsp = 4.06 (phút)

Do đó, mức sản lượng ca dự tính cho công việc này là: Msl = Ttnca/Ttnsp = 402/4.06 = 99 (sản phẩm)

Bảng cân đối thời gian làm việc

stt hao phítên các

thời gian hao phí (phút)

thực tế dự tính

tuyệt đối % tuyệt đối %

cân đối theo kế hoạch 1 CK 34.25 7.08 35 7.29 0.75 2 TN 364.75 75.36 402 83.75 37.25 3 PV 3 0.62 3 0.63 0 4 NC 28 5.79 40 8.33 12 5 LP 54 11.16 0 0.00 -54 6 Tca 484 100.00 480 100.00 -4

Thời gian ca làm việc thực tế nhiều hơn 4 phút so với thời gian quy định. Tuy nhiên, tương tự như bước công việc trên, thời gian tác nghiệp của bước công việc này cần tăng thêm 37.25 phút, thời gian cho nhu cầu sinh lý cần thêm 12 phút, cần loại bỏ thời gian lãng phí là 54 phút.

Do đó, ta có khả năng tăng năng suất lao động như sau:

1. Do tăng thêm thời gian chuẩn kết (34.25 – 35)/364.75 = -0.21% 2. Do tăng thêm thời gian nghỉ ngơi (28 – 40)/364.75 = -3.29% 3. Do loại bỏ được thời gian lãng phí (54 – 0)/364.75 = 14.8%

2. Xây dựng phương pháp so sánh điển hình

So sánh điển hình là phương pháp xây dựng mức lao động bằng cách so sánh với mức của công việc điển hình. Đây là phương pháp định mức kỹ thuật lao động phù hợp với quá trình sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc. Đặc biệt, khi Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục I lại sản xuất sản phẩm đa dạng và theo đơn đặt hàng thì có thể coi mỗi đợt hàng là một loạt nhỏ. Mặt khác, vì sản phẩm rất đa dạng, phong phú nên việc xây dựng mức riêng cho mỗi công việc

sản xuất từng mặt hàng là rất tốn thời gian. Do đó, việc lựa chọn phương pháp so sánh điển hình là một trong hai phương pháp để xây dựng mức lao động cho các công việc sản xuất sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục I, cụ thể là tại xưởng cơ khí của trung tâm Nội thất học đường là một điều cần thiết.

2.1. Trình tự xây dựng mức bằng phương pháp so sánh điển hình

Bước 1: Phân chia quá trình sản xuất thành các công đoạn và xác định cấp bậc công việc.

Sau khi người phụ trách sản xuất chung và cán bộ kỹ thuật phân chia quá trình sản xuất sản phẩm thành các bước công việc cụ thể với cấp bậc công việc tương ứng, phòng Tổ chức – Hành chính - Quản trị có trách nhiệm kiểm tra lại và tiến hành phân loại các chi tiết gia công thành từng nhóm có đặc trưng giống nhau. Trong mỗi nhóm chọn một hoặc một số chi tiết tiêu biểu gọi là chi tiết điển hình. Bước công việc điển hình thường là bước công việc được lặp lại nhiều nhất trong nhóm.

Bước 2: Thực hiện công tác chuẩn bị và tiến hành xây dựng mức.

• Công tác chuẩn bị gồm các công việc sau:

- Xây dựng quy trình công nghệ hợp lý để gia công các chi tiết điển hình, đó cũng chính là quy trình công nghệ chung của cả nhóm.

- Xây dựng mức kỹ thuật lao động cho bước công việc điển hình bằng phương pháp phân tích tính toán hoặc phân tích khảo sát. Mức kỹ thuật lao động của mức điển hình được ký hiệu là Mtg1 hoặc Msl1.

- Trước tiên phải xác định hệ số quy đổi (Ki) cho các bước công việc trong nhóm. Quy ước K1 = 1.

Trong đó: K1 là hệ số của bước công việc điển hình.

Hệ số của các bước công việc còn lại (Ki) được xác định trên cơ sở phân tích điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể của từng bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hao phí để hoàn thành bước công việc so với bước công việc điển hình hoặc theo phương pháp nội suy toán học.

+ Nếu điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể của bước công việc đó thuận lợi hơn, hoặc thời gian hao phí ít hơn so với bước công việc điển hình thì: Ki < 1

+ Nếu tương đương hoặc bằng thì: Ki = 1

+ Nếu điều kiện khó khăn hơn, hoặc thời gian hao phí nhiều hơn so với bước công việc điển hình thì: Ki > 1.

Sau đó, căn cứ vào mức kỹ thuật lao động của bước công việc điển hình và hệ số quy đổi của từng bước công việc trong nhóm mà ta tính được mức kỹ thuật lao động cho từng bước công việc cụ thể theo công thức sau:

Mtgi = Mtg1/Ki hoặc Msli = Msl1*Ki

Trong đó:

Mtgi, Msli: mức thời gian, mức sản lượng của bước công việc i.

Mtg1, Msl1: mức thời gian, mức sản lượng của bước công việc điển hình Ki: hệ số quy đổi của bước công việc i.

Bước 3: Thẩm định và điều chỉnh mức.

Bước 5: Trình duyệt mức lên ban lãnh đạo và đưa mức vào sản xuất.

Ba bước cuối cùng được tiến hành bình thường như quy trình chung xây dựng mức.

2.2. Ưu, nhược điểm.

Ưu điểm của phương pháp này là sau khi có mức lao động của bước công việc điển hình và hệ số quy đổi của các bước công việc trong nhóm thì việc xây dựng mức cho các bước công việc đó rất nhanh chóng.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là mức lao động xây dựng cho các bước công việc không chính xác bằng mức xây dựng bằng phương pháp phân tích tính toán hoặc phân tích khảo sát, đôi khi còn có sai lệch lớn nếu việc xây dựng mức điển hình hoặc xác định hệ số quy đổi không chính xác.

2.3. Biện pháp khắc phục.

Để nâng cao độ chính xác của mức lao động xây dựng bằng phương pháp so sánh điển hình này thì cần phải hạn chế được nhược điểm của phương pháp này. cần phải thực hiện các biện pháp sau:

- Thu hẹp quy mô của nhóm: các bước công việc nên được phân chia ra thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm chỉ nên có 5 đến 10 bước công việc).

- Lựa chọn bước công việc điển hình phải thật chính xác (chọn bước công việc có tần suất xuất hiện lớn nhất).

- Xây dựng mức kỹ thuật lao động cho bước công việc điển hình phải thật chính xác.

- Xác định hệ số quy đổi Ki cho các bước công việc trong nhóm phải

Một phần của tài liệu ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG CHO CÁC CÔNG VIỆC TRONG XƯỞNG GIA CÔNG CƠ KHÍ CỦA TRUNG TÂM NỘI THẤT HỌC ĐƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ GIÁO DỤC I (Trang 29 -29 )

×