0
Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Xây dựng và hoàn thiện phương pháp định mức lao động

Một phần của tài liệu ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG CHO CÁC CÔNG VIỆC TRONG XƯỞNG GIA CÔNG CƠ KHÍ CỦA TRUNG TÂM NỘI THẤT HỌC ĐƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ GIÁO DỤC I (Trang 44 -48 )

Để làm tốt công tác định mức lao động, có một bộ phận định mức đầy đủ về số lượng và chất lượng là điều cần thiết và quan trọng. Nhưng còn phải có phương pháp phù hợp và quy trình xây dựng mức tốt.

Hiện nay, công tác định mức lao động tại trung tâm nội thất học đường vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Do đó, chúng ta cần phải đề ra phương pháp định mức và quy trình xây dựng mức cụ thể.

Để xây dựng được một mức lao động tốt thì chúng ta phải sử dụng một trong ba phương pháp thuộc nhóm các phương pháp phân tích hoặc sử dụng kết hợp các phương pháp đó với nhau, vì đó là các phương pháp định mức kỹ

thuật lao động. Mức được xây dựng bằng các phương pháp này là có cơ sở khoa học và có độ chính xác cao.

Căn cứ vào đặc điểm quá trình sản xuất và thực trạng công tác định mức tại trung tâm nội thất học đường, chỉ có phương pháp phân tích khảo sát và phương pháp so sánh điển hình là hai phương pháp phù hợp nhất. Bởi vì trung tâm không chỉ sản xuất một loại sản phẩm mà nhiều sản phẩm. Đồng thời, có nhiều loại sản phẩm có các chi tiết cấu thành và quy trình công nghệ giống hoặc tương tự nhau như: bàn học sinh hai chỗ, bàn học sinh ba chỗ, bàn học sinh bốn chỗ…, ghế giáo viên, ghế đọc, ghế rời, bàn rời… Bởi vì Công ty nói chung và trung tâm nội thất học đường nói riêng thực hiện công tác định mức lao động chưa đầy đủ nên hoàn thiện phương pháp định mức ở đây chúng ta sẽ phải xây dựng cả hai phương pháp phân tích khảo sát và so sánh điển hình.

Như đã nêu ở trên, chúng ta cần xây dựng cả hai phương pháp phân tích khảo sát và so sánh điển hình đối với các công việc ở xưởng gia công cơ khí của trung tâm nội thất học đường.

Đối với phương pháp phân tích khảo sát, người ta có thể thấy được những hao phí thời gian cần thiết để sản xuất ra sản phẩm cũng như thấy được những lãng phí thời gian không cần thiết, để từ đó có thể điều chỉnh cho phù hợp. Ngoài ra, phương pháp phân tích khảo sát có thể giúp cho các nhà quản lý hoàn thiện quy trình công nghệ tỉ mỉ và hợp lý, đảm bảo sản phẩm được sản xuất trong một thời gian ngắn nhất, tốn ít vật tư, và khai thác được tối đa công suất của máy móc thiết bị làm cơ sở tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.

Đối với phương pháp so sánh điển hình, tuy không cho kết quả chính xác như phương pháp trên, nhưng phương pháp này có thể làm cho việc định mức lao động của công ty nhanh chóng. Mặt khác, có thể nâng cao độ chính xác

của phương pháp này bằng cách thực hiện tốt việc phân nhóm chi tiết (Bước công việc), lựa chọn chính xác bước công việc điển hình và xây dựng mức cho bước công việc điển hình một cách chính xác và đúng đắn.

Quy trình xây dựng mức bằng phương pháp phân tích khảo sát được thực hiện cụ thể qua các bước sau:

Bước 1: Các cán bộ kỹ thuật phối hợp với các cán bộ phòng tổ chức – hành chính - quản trị phân chia quá trình sản xuất thành các bước công việc và xác định cấp bậc công việc tương ứng. Sau đó ở mỗi bước công việc cần xây dựng một quy trình công nghệ hợp lý để thực hiện chúng, đảm bảo có khoa học, thuận tiện và nhanh nhất. Trong đó phải xác định các thiết bị, dụng cụ, máy móc cần thiết người công nhân có thể sử dụng để hoàn thành công việc.

Bước 2: tiến hành xây dựng mức:

- Thu thập số liệu bằng phương pháp chụp ảnh ngày làm việc và bấm giờ bước công việc:

+ Thông báo cho người quản lý phân xưởng và lựa chọn công nhân để chụp ảnh và bấm giờ. Giải thích rõ ràng lý do và sự cần thiết phải làm thế.

+ Chuẩn bị dụng cụ thu thập thông tin: đồng hồ bấm giờ, sổ tay ghi chép, phiếu chụp ảnh… lựa chọn vị trí quan sát thích hợp để nhìn bao quát toàn bộ các hoạt động của công nhân được lựa chọn. Sử dụng đồng hồ bấm giờ để theo dõi chi tiết các hao phí thời gian cho từng hoạt động cụ thể của công nhân. Ghi cụ thể và liên tục về các hoạt động và thao tác của công nhân từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc ca làm việc.

- Xử lý số liệu thu thập được bằng các phương pháp và công thức đã học, xác định các hao phí thời gian trong ca làm việc, dự tính các hao

phí thời gian cần thiết, đưa ra mức thời gian và mức sản lượng dựa trên kết quả chụp ảnh bấm giờ.

Msl = Ttnca/Ttnsp hoặc Mtg = Ttn/Msl

- Đánh giá hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của công nhân bằng cách tính các hệ số sử dụng thời gian:

+ Hệ số thời gian có ích:

Kci = (TN + CK + NC + PV)/ Tca

+ Hệ số sử dụng thời gian tác nghiệp: Ktn = TN/ Tca

+ Hệ số thời gian lãng phí: Klp = LP/ Tca

- Phát hiện những bất hợp lý trong sử dụng thời gian làm việc, tìm nguyên nhân và đưa ra biện pháp điều chỉnh.

Bước 3: Đưa mức vào sản xuất thử và điều chỉnh mức

- Sau khi đã xây dựng được mức, cán bộ định mức có thể tham khảo ý kiến của cán bộ kỹ thuật để đưa mức vào sản xuất thử một thời gian để người lao động quen tay. Có thể chọn một số công nhân hoặc một tổ để thử nghiệm. phương pháp này có nhiều ưu điềm vì những người công nhân này sẽ cảm thấy mình là đặc biệt, giống như là làm mẫu, họ sẽ cố gắng làm việc.

- Sau một thời gian nếu thấy mức quá thấp hoặc quá cao, thì cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp cho đến khi nào mức xây dựng được là mức đúng. Mức đúng là mức mà công nhân phải cố gắng nhiều, nắm

vững các kỹ thuật, sử dụng thời gian hợp lý mới có thể hoàn thành được.

Bước 4: Xây dựng đơn giá tiền lương:

Sau khi đã xây dựng được mức hợp lý, cán bộ định mức cần xây dựng đơn giá tiền lương để trả lương cho người lao động một cách hợp lý.

ĐG = [(Hcb x TLminDN)/n]/Msl

Trong đó:

ĐG: đơn giá tiền lương cho một sản phẩm

Hcb: hệ số lương tương ứng với cấp bậc công việc

TLminDN: tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp

n: số ngày công chế độ mà công ty quy định trong một tháng. Msl: mức sản lượng

Bước 5: Trình lên ban lãnh đạo duyệt và đưa mức vào sản xuất đại trà. Báo cáo lên ban lãnh đạo ký duyệt và ra thông báo để đưa mức vào thực hiện rộng rãi.

Một phần của tài liệu ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG CHO CÁC CÔNG VIỆC TRONG XƯỞNG GIA CÔNG CƠ KHÍ CỦA TRUNG TÂM NỘI THẤT HỌC ĐƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ GIÁO DỤC I (Trang 44 -48 )

×