Khi các nước thành viên trong Cộng đồng nhận thấy sự gia tăng của hàng nhập khẩu lên đến mức báo động cần phải áp dụng biện pháp hạn chế thì các nước đó phải thông báo ngay cho Uỷ ban Châu âu- dưới đây gọi tắt là Uỷ ban.
Trong thông báo đó phải nêu rõ các bằng chứng hiển nhiên được xác định trên cơ
sở các tiêu chuẩn được nêu trong phần điều kiện áp dụng các biện pháp tự vệ. Uỷ
ban sẽ chuyển thông báo đó đến toàn thể các nước thành viên khác.
Việc tham vấn có thể được diễn ra theo yêu cầu của một nước thành viên bất kỳ hoặc do chính Uỷ ban khởi xướng. Nó phải được diễn ra trong vòng 8 ngày ngay sau khi nhận được thông báo như đã nói ở trên và trong mọi trường hợp việc tham vấn phải được diễn ra trước khi tiến hành áp dụng các biện pháp tự vệ dưới sự điều hành của một Hội đồng tham vấn bao gồm đại diện của các nước thành viên do một uỷ viên của Uỷ ban làm chủ tịch hội
đồng. Hội đồng này được triệu tập theo lệnh của chủ tịch hội đồng. Người này có nghĩa vụ phải thông báo đến các nước thành viên mọi thông tin có liên quan trong thời hạn sớm nhất. Nội dung của các cuộc tham vấn chủ yếu đề cập
đến các điều kiện và cách thức gia tăng hàng nhập khẩu cũng như là các vấn
đề khác nhau về tình hình kinh tế thương mại có liên quan đến loại sản phẩm nhập khẩu đang được đề cập. Ngoài ra trong các buổi tham vấn, các thành viên của hội đồng cũng có thể đưa ra các biện pháp tự vệ dự định áp dụng.
Xuất phát từ các cuộc tham vấn như đã nói ở trên, nếu thấy có các bằng chứng đầy đủđể chứng minh sự cần thiết phải tiến hành điều tra thì Uỷ ban sẽ
phải ra quyết định tiến hành điều tra trong vòng 1 tháng kể từ khi nhận được thông báo từ nước thành viên. Việc điều tra phải được công bố trên Công báo của Cộng đồng trong đó nêu rõ lý do điều tra và những thông tin tóm tắt về vụ
việc. Các bên quan tâm có thể gửi đến Uỷ ban ý kiến đóng góp cũng như các thông tin có liên quan đến cuộc điều tra. Uỷ ban phải hợp tác với các nước thành viên để tiến hành công việc điều tra.
Khi quyết định tiến hành điều tra, Uỷ ban phải nghiên cứu, xem xét và kiểm tra lại tất cả những thông tin nhận được liên quan đến vụ việc với sự trợ
giúp tự nguyện của các tổ chức thành viên. Các bên có liên quan cũng như đại
điện của nước xuất khẩu có quyền được biết tất cả những thông tin được cung cấp cho Uỷ ban trong khuôn khổ của cuộc điều tra trong chừng mực mà những
thông tin đó không được coi là thông tin bí mật. Các nước thành viên có nghĩa vụ
cung cấp cho Uỷ ban các thông tin mà họ có được về sự gia tăng loại hàng hoá
đang được điều tra trên thị trường nước mình theo thủ tục và yêu cầu của Uỷ
ban .
Nếu các thông tin không được cung cấp trong thời hạn xác định của cuộc điều tra hoặc những thông tin được cung cấp sai lệch, giả dối làm cản trở đến quá trình điều tra thì Uỷ ban có thể bỏ qua những thông tin đó và đưa ra quyết định dựa trên những dữ liệu có sẵn.