Thực tế một số trường hợp áp dụng biện pháp tự vệ ở Trung

Một phần của tài liệu Các biện pháp tự vệ trong tm- tt sd ở một số nước trên tg và vn (Trang 76 - 80)

Trước khi gia nhập WTO, Trung Quốc chưa thực sự có một chế độ tự

vệ thương mại chính thức. Trung Quốc mới chỉ ban hành quy định về chống bán phá giá và chống trợ giá vào năm 1997, song vì không có một chính sách tự vệ thương mại cụ thể nên trước khi gia nhập WTO Chính phủ Trung Quốc

đã gặp không ít khó khăn trong việc phản ứng lại hành động tự vệ của một quốc gia khác chống lại các nhà xuất khẩu Trung Quốc hoặc trong việc đối phó với tình trạng gia tăng không lường trước được của hàng nhập khẩu trên thị trường Trung Quốc. Chẳng hạn năm 1999, Chính phủ Hàn quốc đã áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm tỏi nhập khẩu từ Trung Quốc. Để đáp lại, Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp trả đũa đối với hàng hoá nhập khẩu từ

Hàn quốc. Sau nhiều vòng thương lượng, Trung Quốc đã tự nguyện ấn định hạn ngạch xuất khẩu tỏi giúp giải quyết cuộc chiến thương mại với tư thế bất lợi nghiêng về phía Trung Quốc. Năm 2001 Nhật bản cũng đã áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số mặt hàng nông sản nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã phản ứng mạnh mẽ đối với hành động này của Nhật và một lần nữa sử dụng giải pháp trả đũa. Trên thực tế những hành

động trả đũa nói trên đã vượt ra khỏi khuôn khổ cho phép của WTO và trở

vừa áp dụng đối với mặt hàng thép nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác vào thị trường Mỹ trong thời gian gần đây đã nhắc nhở Chính phủ Trung Quốc về nhu cầu tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực đa phương khi phản ứng lại hành động tự vệ của một nước khác cũng như khi áp dụng biện pháp tự vệ

của riêng mình.

Trường hợp áp dụng biện pháp tự vệ gần đây nhất của Trung Quốc là vào tháng 5/2002, Trung Quốc đã tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp tự

vệ đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu như thép tấm nguyên chất, thép cuộn nguyên chất, thép có chứa từ trường, thép thỏi và thép ống không pha… Ngay khi bắt đầu điều tra, MOFTEC đã tiến hành áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời dưới hình thức hạn ngạch thuế suất thuế quan đối với một số sản phẩm kể

trên từ ngày 24/5/2002. Điều này có nghĩa là tỷ lệ thuế nhập khẩu hiện thời của các sản phẩm trong diện điều tra sẽ vẫn được áp dụng cho lượng thép nhập khẩu trong hạn ngạch, phần nhập khẩu vượt quá hạn ngạch sẽ bị đánh thêm một mức thuế nhập khẩu từ 7% đến 26% cộng thêm vào mức thuế hiện tại. Biện pháp tự vệ tạm thời này sẽ được áp dụng trong thời hạn là 180 ngày. Lý do chủ yếu để MOFTEC quyết định áp dụng biện pháp tự vệ khẩn cấp là việc gia tăng lượng thép nhập khẩu từ năm 1999 đến năm 2001 là rất nhanh, về mặt tuyệt đối là tăng từ 10726 triệu tấn vào năm 99 lên đến 23207 triệu tấn vào năm 20011. Sự gia tăng nhanh chóng của lượng thép nhập khẩu này đã gây ra hay đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp sản xuất thép của Trung Quốc: thị phần của thép nội địa giảm từ 81,49% vào năm 98 xuống còn 51,67% vào năm 20012, giá thép nhập khẩu giảm mạnh khiến cho giá các sản phẩm tương tự sản xuất trong nước cũng sụt giảm theo do đó doanh thu, lợi nhuận và khả năng sinh lợi của ngành thép nội địa cũng sụt giảm đáng kể,

điều này còn kéo theo sự gia tăng của tỷ lệ thất nghiệp do phải cắt giảm nhân công trong ngành thép… Như vậy là đã xuất hiện mối quan hệ nhân quả giữa

1 Theo các số liệu trong Báo cáo của Tổng cục thống kê Nhà nước Trung Quốc, Quý 4 năm 2001, Bản tiếng Pháp

việc gia tăng đột biến các sản phẩm thép nhập khẩu với thiệt hại nghiêm trọng gây ra cho ngành sản xuất thép nội địa.

Trên cơ sở những bằng chứng ban đầu và phân tích tình hình cụ thể

trong mối quan hệ nhân quả, MOFTEC đã chính thức ra quyết định áp dụng biện pháp tự vệ khẩn cấp nhằm ngăn ngừa và khắc phục những thiệt hại mà ngành sản xuất trong nước đang phải gánh chịu.

Đến tháng 11/2002 tức là sau gần 180 ngày áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời, sau quá trình điều tra MOFTEC đã quyết định áp dụng biện pháp tự vệ

chính thức đối với 5 loại sản phẩm thép nhập khẩu bao gồm: thép cuộn nguyên chất cán nóng, thép cuộn nguyên chất cán nguội, thép lá có tráng lớp bọc, thép chứa từ trường và thép cuộn nguyên chất không gỉ. Biện pháp tự vệ

chính thức sẽ được áp dụng kể từ ngày 20/11/2002 dưới hình thức hạn ngạch thuế suất thuế quan và dự kiến kéo dài trong 3 năm.

Còn ở Nhật, gần đây nhất là vào tháng 5/2002 Nhật đã tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng dệt kim nhập khẩu chủ yếu từ

Trung Quốc và Việt nam. Tuy nhiên cuộc điều tra này cuối cùng đã không dẫn

đến việc áp dụng bất kỳ một biện pháp tự vệ nào. Trước đó một năm, Nhật cũng đã tuyên bố áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời kể từ ngày 23/4/2001 đối với 3 mặt hàng nông sản là Tỏi tây, nấm Shiitake và cói nguyên liệu đan thảm Tatami.

Bộ Tài chính, Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp đã phối hợp để tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ từ hồi tháng 12/2000. Trong quá trình điều tra, các Bộ có thẩm quyền đã xác định rằng có sự gia tăng đáng kể trong lượng nhập khẩu ba loại nông sản kể trên và

đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nông nghiệp của Nhật. Cụ

thể theo số liệu thống kê của Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp là lượng nhập khẩu tỏi tây đã tăng từ 1504 tấn vào năm 1996 lên đến 37375 tấn vào năm 2000, tương đương với mức tăng 25 lần, Nấm Shiitake tăng từ 24394 tấn vào năm 96 lên đến 42057 tấn vào năm 2000, lượng nhập khẩu Cói nguyên liệu đan thảm

Tatami tăng cao bắt đầu từ năm 1998 mức tăng trung bình thời kỳ 96-2000 là 70%1. Việc gia tăng đột biến lượng nhập khẩu của ba loại nông sản kể trên đã kéo theo nhiều tác động xấu đến các nhà sản xuất nông nghiệp của Nhật như: thị phần hàng sản xuất trong nước giảm đáng kể, giá bán trong nước tụt xuống mức thấp nhất trong ba năm trở lại đây, doanh số bán hàng, lợi nhuận và kể

cả số lượng các nhà sản xuất nông nghiệp do đó cũng sụt giảm theo… Trước tình trạng đó và trên cơ sở những kết quảđiều tra bước đầu thu thập được, các Bộ có thẩm quyền của Nhật đã nhất trí rằng đang tồn tại những tình huống khẩn cấp mà bất kỳ một sự chậm trễ nào cũng sẽ gây ra sai lầm khó có thể

khắc phục được. Do đó một biện pháp tự vệ tạm thời dưới hình thức hạn ngạch thuế suất thuế quan đã được áp dụng đối với ba mặt hàng nói trên kể từ

ngày 23/4/2001 theo bảng sau:

Mặt hàng Hạn ngạch nhập khẩu cho phép

Tỷ lệ thuế nhập khẩu đang áp dụng

Thuế nhập khẩu đánh thêm cho số lượng ngoài hạn ngạch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỏi tây 5383 tấn 3% 225 yens/kg

Nấm Shiitake 8003 tấn 4,3% 635 yens/kg

Cói nguyên liệu 7949 tấn 6% 306 yens/kg

Nguồn: Ministry of Finance Nikon Gaikobu Boeki Nempyo (Báo cáo hàng năm về Ngoại thương của Bộ Tài chính Nhật bản)

Thời hạn hiệu lực của biện pháp tự vệ tạm thời này là 200 ngày, dự kiến hết hạn vào 8/11/2001. Và sau khi hết thời hạn này, nhận thấy không còn nguy cơ thiệt hại nghiêm trọng đối với sản xuất trong nước nữa nên Nhật đã bãi bỏ

việc áp dụng biện pháp này kể từ ngày 1/12/2001.

CHƯƠNG 3

THỰC TIỄN VỀ TỰ VỆ THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC NÀY TRONG BỐI

CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Các biện pháp tự vệ trong tm- tt sd ở một số nước trên tg và vn (Trang 76 - 80)