Về thực tiễn áp dụng biện pháp tự vệở Liên minh Châu âu thì như phần trên chúng ta đã nghiên cứu, EU thường sử dụng biện pháp hạn ngạch khi phải áp dụng biện pháp tự vệ theo quy định tại điều XIX- GATT 1994 và rất ít khi sử dụng đến biện pháp thuế quan. Nhờ có một quy chế nhập khẩu khá chặt chẽ
nước đã và đang phát triển nhập khẩu vào EU bị ràng buộc bởi nhiều hiệp
định thương mại khác nhau, nhiều hàng rào thuế quan và phi thuế quan như
các quy định, quy chế, tiêu chuẩn cũng như các yêu cầu của thị trường này về
chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn và môi trường…Nhờ đó rất ít khi EU phải viện dẫn đến điều XIX- GATT, Hiệp định về các biện pháp tự vệ nói chung và Quy chế về các biện pháp tự vệ của EU nói riêng. Tuy không thường xuyên sử dụng đến các biện pháp tự vệ nhưng không phải là EU không bao giờ viện dẫn các quy định liên quan đến các biện pháp này.
Vào tháng 10 năm 1999, các nhà sản xuất rượu của Cộng đồng Châu âu
đã có đơn kiện về việc gia tăng nhập khẩu rượu từ các nước ngoài Cộng đồng lên Uỷ ban Châu âu yêu cầu điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng rượu nhập khẩu. Trong đơn kiện, các nhà sản xuất rượu của Pháp đã đưa ra bằng chứng chứng minh có sự gia tăng nhập khẩu và nêu các ảnh hưởng mà việc nhập khẩu này đã gây ra: “Việc nhập khẩu được thực hiện trong những
điều kiện mà các nhà máy sản xuất rượu đã buộc phải đóng cửa”. Đơn kiện
được nộp lên Uỷ ban Châu âu. Các cơ quan chức năng của Uỷ ban đã tiến hành điều tra về đơn kiện. Lúc đầu Uỷ ban nhận định là thực sự có thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất trong nước và quyết định mở cuộc điều tra chính thức. Quyết định điều tra về việc nhập khẩu rượu được thông báo cho WTO và tất cả các bên có liên quan đồng thời cũng được công bố chính thức trên Công báo của Cộng đồng Châu âu. Ngay sau khi quyết định điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ được công bố tất cả các nước có lợi ích chủ yếu trong việc xuất khẩu rượu vào EU đã kiện lại Uỷ ban Châu âu trên cơ sở lập luận rằng việc gia tăng nhập khẩu là hệ quả tất yếu của các nhượng bộ kinh tế mà EU đã tham gia. Uỷ ban đã phải tiến hành tổ chức các buổi trao đổi toạđàm, chất vấn công khai giữa các nước xuất khẩu và các nhà sản xuất rượu của Cộng đồng để làm sáng tỏ các vấn đề điều tra. Sau gần 6 tháng điều tra, cuối cùng Uỷ ban nhận
định rằng các nhà sản xuất trong Cộng đồng kiện không phải chỉ vì sự gia tăng nhập khẩu gây tổn hại đến sản xuất rượu nội địa mà còn có những nguyên
nhân khác như là sự sụt giảm của sản lượng nho là nguyên liệu làm rượu chủ
yếu, sự cạnh tranh của rượu tổng hợp…nên kết luận là không có thiệt hại thực sự gây ra cho các nhà sản xuất của Cộng đồng do việc gia tăng rượu nhập khẩu cũng như do các ảnh hưởng của việc nhập khẩu rượu đó gây ra. Uỷ ban
đã ra quyết định cuối cùng là không áp dụng biện pháp tự vệ nhưng thiết lập một chế độ kiểm soát, giám sát nhập khẩu rượu chặt chẽ hơn thông qua cơ chế
cấp giấy phép nhập khẩu không tự động. Kể từ thời điểm đó các doanh nghiệp muốn nhập khẩu rượu thì phải xin giấy phép nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền.
Và một vụ gần đây nhất là ngay sau khi Mỹ tuyên bố áp dụng biện pháp tự vệ dưới hình thức tăng thuế quan đối với các sản phẩm thép nhập khẩu có hiệu lực từ 20/3/2002 thì EU liền ngay sau đó cũng đã tuyên bố áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời dưới hình thức tăng thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm thép nhập khẩu vào Cộng đồng Châu âu kể từ 3/4/2002. Lý do chính để lý giải cho hành động này được Uỷ ban Châu âu đưa ra là: EU là một trong số các khu vực nhập khẩu nhiều thép nhất trên thế giới. Năm ngoái EU đã nhập khẩu khoảng 26,6 triệu tấn thép và các sản phẩm thép. Việc Mỹ quyết định tăng thuế nhập khẩu thép khiến EU lo ngại rằng các nhà sản xuất thép nước ngoài không xuất khẩu được sang Mỹ sẽ bán rẻ, bán phá giá các sản phẩm thép của họ vào thị trường EU. Do vậy để ngăn chặn các sản phẩm thép nước ngoài nhập khẩu ồ ạt vào thị trường EU và để phòng ngừa nguy cơ đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp thép của Cộng đồng, Uỷ ban Châu âu đã chính thức ra quyết định áp dụng biện pháp tăng thuế nhập khẩu tạm thời lên từ mức 14,9% đến 26% đối với 15 loại sản phẩm thép nhập khẩu vào EU1. Mức thuế mới này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 3/4/2002 và có thể
sẽ được thông qua chính thức sau 6 tháng áp dụng tạm thời. Tuy nhiên các nước đang phát triển sẽ không phải chịu áp dụng các biện pháp này mà chỉ
1Liên minh Châu âu(EU) sẽđánh thuế từ 14,9-26% đối với thép nhập khẩu, Theo tin Chào buổi sáng, ngày 26/3/2002 (www.vneconomy.com.vn)
liên quan đến một số nước xuất khẩu thép có lợi ích cung cấp chủ yếu đối với EU.
Quyết định này của EU đã vấp phải sự phản ứng gay gắt của Mỹ. Phía Mỹ đã gửi đơn kiện EU lên Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Theo Mỹ việc áp dụng biện pháp tự vệ của EU đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu là không phù hợp với các cam kết và quy định của GATT 1994 và của Hiệp định về các biện pháp tự vệ. Phía Mỹ đã yêu cầu EU tiến hành các buổi toạ đàm chất vấn công khai để thảo luận và giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên kết quả không được khả quan cho lắm. EU cũng như Mỹ đều cố gắng bảo vệ
và giữ vững lập trường quan điểm của mình. Và cho đến nay cuộc chiến thương mại về thuế thép giữa Mỹ- EU và các nước khác trên thế giới đã và
đang trở thành một vấn đề nóng bỏng trong vòng đàm phán thương mại của WTO tổ chức tại Doha (Qata) trong năm 2003 này1.
2.3. Thực tiễn sử dụng các biện pháp tự vệở Trung Quốc và Nhật
2.3.1 Khái quát về chính sách Tự vệ thương mại của Trung Quốc
Trung quốc đang tiến hành cải cách toàn diện nền kinh tế của mình kể
từ khi thực hiện chính sách hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2001 Trung quốc chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đây thực sự là bước tiến lớn trong đường lối đối ngoại của Trung Quốc. Việc chính thức tham gia vào WTO sẽ đem lại cho Trung Quốc nhiều lợi ích to lớn nhưng
đồng thời cũng đặt ra không ít các vấn đề và thách thức cần giải quyết. Khi gia nhập WTO đồng nghĩa với việc Trung quốc phải tuân thủ và thực thi đầy đủ
các quy tắc, cam kết về tự do hoá thương mại của tổ chức này. Trung quốc sẽ
phải tiến hành mở cửa hơn nữa, cải cách và hoàn thiện hệ thống luật pháp hơn nữa cho phù hợp với các quy định và tinh thần chung của WTO. Một trong số
những cải cách thay đổi đó là việc ban hành ra các quy tắc tự vệ thương mại nhằm mục đích bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước những thiệt hại
1 “Chiến tranh Thép”: Mỹ căng thẳng chờ EU trảđũa, Thời báo Kinh tế Việt Nam, số ra ngày 20/3/2002 (vneconomy.com.vn)
hay nguy cơ thiệt hại nghiêm trọng do sự cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu gây ra trong bối cảnh tự do hoá thương mại theo khuôn khổ của WTO.
Nhìn chung các quy tắc tự vệ thương mại của Trung Quốc đã phản ánh
được hầu hết những nguyên tắc cơ bản của GATT và tương đối phù hợp với Hiệp định về các biện pháp tự vệ của WTO. Thực tế từ năm 1994 Trung Quốc
đã bắt đầu hướng đến hành động tự vệ thương mại trên bình diện quốc tế
nhưng chưa bao giờ ấn định thủ tục tiến hành cũng như các biện pháp tự vệ cụ
thể. Vì không có chế độ tự vệ thương mại cụ thể trước khi gia nhập WTO Chính phủ Trung Quốc đã gặp không ít khó khăn trong việc đối phó với các tình huống thương mại bất thường và phản ứng lại hành động tự vệ của một quốc gia khác chống lại các nhà xuất khẩu Trung Quốc. Chính vì thế tiếp theo việc ban hành các quy định về chống bán phá giá và chống trợ cấp vào năm 1997, do áp lực phải cải tổ và thực thi hệ thống luật lệ thương mại mới sau khi gia nhập WTO và yêu cầu thực tiễn đặt ra, Chính phủ Trung Quốc đã chính thức công bố áp dụng các quy tắc tự vệ thương mại có hiệu lực từ 1/1/20021.
Quy tắc chung về tự vệ thương mại của Trung Quốc được ban hành trên cơ sở của Luật ngoại thương Trung Quốc bao gồm 35 điều được chia thành 5 chương. Dưới đây chúng ta sẽ đi sơ lược một số nội dung cơ bản của Quy tắc này.
2.3.1.1 Điều kiện để tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ.
Việc điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ sẽ chỉ được tiến hành trong trường hợp một sản phẩm được nhập khẩu với số lượng tăng đột biến và trong
điều kiện gia tăng hàng nhập khẩu như thế sẽ gây ra hay đe dọa gây ra một thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếp của Trung Quốc. Uỷ ban kinh tế và thương mại nhà nước Trung Quốc, dưới đây gọi tắt là SETC (State Economy and Trade Committee) sẽ chịu trách nhiệm xác định sự tồn tại và tính chân thực của các điều kiện nói trên thông qua việc xem xét một số yếu tố như: tốc độ gia tăng hàng nhập
1Tự vệ và trảđũa trong thương mại- Việt Nam có thể học kinh nghiệm của Trung Quốc, Thời báo Kinh tế Việt Nam, số ra ngày 22/7/2002
khẩu, mức tăng của chúng về mặt tuyệt đối và tương đối, thị phần nội địa mà hàng nhập khẩu chiếm giữ, ảnh hưởng của hàng nhập khẩu đến ngành sản xuất nội địa và một số yếu tố khác…vv
2.3.1.2 Điều tra để xác định sự tồn tại của thiệt hại
Bộ ngoại thương và hợp tác kinh tế của Trung Quốc, dưới đây gọi tắt là MOFTEC (Ministry of Foreign Trade and Economy Cooperation) phối hợp với SETC sẽ chịu trách nhiệm điều tra xác định thiệt hại và đưa ra các giải pháp quyết định cuối cùng. Quá trình điều tra được bắt đầu bằng một đơn kiến nghị
gửi kèm các giấy tờ liên quan yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ do một thể nhân, pháp nhân hay một tổ chức có liên quan đến ngành sản xuất trong nước đệ trình lên MOFTEC. Trong hồ sơ kiến nghị đó phải bao gồm các thông tin về người
đệ đơn, loại hàng hoá nhập khẩu cần điều tra, ngành sản xuất nội địa bị ảnh hưởng, mô tả thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa gia tăng nhập khẩu và thiệt hại và một số biện pháp khắc phục hoặc kế hoạch điều chỉnh của ngành sản xuất đó. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đơn kiến nghị yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ MOFTEC phải xem xét và đưa ra quyết định có tiến hành điều tra hay không. Ngoài ra nếu không có đơn kiến nghị nhưng MOFTEC nhận thấy có đầy đủ bằng chứng chứng tỏ sự tồn tại của thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước do sự gia tăng của hàng nhập khẩu thì cũng có thể tự quyết
định tiến hành điều tra. Nếu MOFTEC quyết định không tiến hành điều tra thì phải thông báo cho người đưa đơn kiến nghị và nêu rõ lý do. Trong trường hợp ngược lại, quyết định tiến hành điều tra sẽ được công bố trên Công báo và MOFTEC phải thông báo về quyết định này đến Uỷ ban về các biện pháp tự vệ
của WTO trong thời hạn 7 ngày làm việc ngay sau khi đưa ra quyết định.
Cuộc điều tra sẽ được SETC và MOFTEC tiến hành dưới các hình thức như sử dụng các bảng câu hỏi, lấy mẫu điều tra, tổ chức các buổi tọa đàm, chất vấn công khai, tiến hành việc đánh giá kỹ thuật và kiểm tra các yếu tố được nêu trong hồ sơ kiến nghị… Các bên liên quan đến vụ việc có quyền tham gia đóng góp ý kiến, trình bày quan điểm hay đưa ra các bằng chứng khác có liên quan.
Trong quá trình điều tra, MOFTEC phải công bố một bản phân tích chi tiết về các tình huống điều tra và các nhân tố liên quan. Đối với một số thông tin mật mà người cung cấp không muốn tiết lộ thì MOFTEC sẽ không được công bố mà chỉđưa ra một bản tóm tắt không bí mật những thông tin này. Dựa trên các bằng chứng thu thập được và các sự kiện khách quan, MOFTEC và SETC còn phải xác định liệu có tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc gia tăng nhập khẩu với thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất trong nước hay không. Trên cơ sở đó một quyết định sơ bộ sẽ được MOFTEC và SETC thống nhất
đưa ra. Sau khi hoàn tất mọi thủ tục điều tra, với những nhận định chính xác về vụ việc, MOFTEC và SETC sẽ cùng nhau đưa ra một quyết định cuối cùng về việc có áp dụng biện pháp tự vệ hay không. Quyết định này sẽ được công bố trên Công báo của Trung Quốc.
2.3.1.3 Áp dụng các biện pháp tự vệ
Ngay trong quá trình điều tra nếu nhận thấy có đầy đủ bằng chứng chứng tỏ sự gia tăng của hàng nhập khẩu đang gây ra cho ngành sản xuất trong nước những thiệt hại khó có thể khắc phục nếu không áp dụng ngay các biện pháp tự vệ thì MOFTEC và SETC có thể ra quyết định áp dụng biện pháp tự
vệ tạm thời dưới hình thức tăng thuế quan nhập khẩu. Khi đó MOFTEC sẽ
phải đệ trình yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời lên Uỷ ban Thuế trực thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc. Uỷ ban này sẽ đưa ra quyết định chấp thuận hay không. Mức thuế nhập khẩu mới sẽ có hiệu lực kể từ ngày có quyết
định chấp thuận của Uỷ ban Thuế, và trước khi áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời MOFTEC phải thông báo cho Uỷ ban về các biện pháp tự vệ của WTO các thông tin liên quan. Thời hạn áp dụng một biện pháp tự vệ tạm thời sẽ
không được vượt quá 200 ngày kể từ ngày ra thông báo áp dụng của MOFTEC. Sau khi kết thúc quá trình điều tra nếu kết luận cuối cùng cho thấy sự tồn tại của việc gia tăng hàng nhập khẩu và thiệt hại nghiêm trọng gây ra
cho ngành sản xuất trong nước thì các biện pháp tự vệ chính thức sẽ được áp dụng.
Hình thức của các biện pháp tự vệ có thể dưới dạng tăng thuế nhập khẩu hay áp dụng hạn chế số lượng… Nếu biện pháp tự vệ được áp dụng dưới hình thức tăng thuế nhập khẩu thì MOFTEC phải thông báo lên Uỷ ban Thuế trực thuộc Hội đồng nhà nước để Uỷ ban này ra quyết định thi hành. Còn nếu biện pháp tự vệ được áp dụng dưới hình thức hạn chế số lượng thì quyết định thi hành sẽ do chính MOFTEC đưa ra.
Trong trường hợp áp dụng hạn ngạch nhập khẩu thì lượng hàng hoá nhập khẩu theo hạn ngạch sẽ không được thấp hơn lượng hàng hoá nhập khẩu trung bình trong 3 năm đại diện trước đó trừ khi chứng minh được rằng cần phải hạn chế hơn nữa để ngăn chặn hay khắc phục thiệt hại nghiêm trọng. Và nếu cần thiết phải phân bổ hạn ngạch giữa các nước xuất khẩu thì MOFTEC