Đánh giá tác động của việc thúc đẩy đầu tư 1.Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh

Một phần của tài liệu Thu hút FDI Nhật Bản vào Việt Nam, thực trạng và giải pháp (2) (Trang 44 - 49)

III. Đánh giá thực trạng đầu tư vào các KCN tỉnh Hà Nam 1.Đánh giá thực trạng đầu tư vào KCN

2.Đánh giá tác động của việc thúc đẩy đầu tư 1.Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh

2.1. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các KCN tạo điều kiện hình thành một loạt các doanh nghiệp vệ tinh trên địa bàn thành phố cung cấp các sản phẩm đầu vào và các dịch vụ cho các KCN. Như vậy, hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN không những góp phần trực tiếp tăng trưởng ngân sách thông qua nộp Ngân sách, xuất khẩu… mà còn dóng góp gián tiếp tới sự tăng trởng kinh tế của Hà Nam. Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng của tỉnh luôn luôn ở mức từ 11.2%-13%.

Trong thời gian qua các doanh nghiệp trong các KCN cũng đã từng bước đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đã có những đóng góp trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp ngân sách cho địa phương…, cụ thể như sau:

+ Về giá trị sản xuất công nghiệp trong các KCN: Năm 2006 đạt 923 tỷ đồng, năm 2007 đạt 1.310 tỷ đồng, năm 2008 đạt: 2.147 tỷ đồng, ước thực hiện năm 2009 đạt: 3.000 tỷ đồng/6.453 tỷ đồng chiếm 46% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.

+ Về thu ngân sách: năm 2006 đạt 7,5 tỷ đồng, năm 2007 đạt 14,5 tỷ đồng, năm 2008 đạt: 128 tỷ đồng, ước thực hiện năm 2009 đạt: 150 tỷ đồng.

2.2. Phát triển mặt hàng, mở rộng thị trường

Hàng hóa được sản xuất trong các KCN ở Hà Nam đạt chất lượng cao không chỉ đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong nước mà còn thâm nhập một số thị trường khó tính như Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ như : Vải, kéo sợi, quần áo may sẵn, thức ăn chăn nuôi, bộ dây điện ô tô,găng tay, sữa, hàng mỹ ký,nhựa, giầy dép…

2.3. Phát triển kinh tế nông thôn, giảm tỷ lệ thất ngiệp

Do hầu hết các KCN đều nằm ở khu vực ngoại thành nên nó không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của khu vực này, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người lao động mà còn phá vớ tính khép kín của làng xã, nâng cao trình độ dân trí của người dân địa phương và làm giảm bớt được sự cách biệt với các khu vực khác.

Về thu hút lao động làm việc trong các KCN luỹ kế đến: năm 2007 là 10.894 lao động, năm 2008 là 14.095 lao động.

Tính đến tháng 6 tháng đầu năm 2009 số lao động tăng thêm: 678 người. Số lao động làm việc trong các khu công nghiệp là 13.966 lao động (cùng kỳ: 12.601 người), đạt 70% kế hoạch năm. Trong đó:

+ Lao động trong tỉnh: 10.108 ngưởi, chiếm 72,4%; + Lao động ngoại tỉnh: 3.803 lao động, chiếm 27%; + Lao động nước ngoài: 87 người, chiếm 0,6%. Chia ra:

+ KCN Đồng Văn: 10.108 lao động đạt 49% theo dự án; + KCN đồng Văn II: 365 lao động, đạt10,1% theo dự án; + KCN Châu Sơn: 2.011 lao động, đạt 62% theo dự án;

+ Cụm công nghiệp Tây Nam: 3787 lao động, đạt 65% theo dự án.

Tình hình thực hiện pháp luật về lao động: đã cấp 25 Giấy phép lao động cho người nước ngoài ( thu hồi 05 Giấy phép vì đã về nước); còn lại 62 lao động chưa được cấp phép; đã chấp thuận 37 nội quy lao động chiếm 56% số doanh nghiệp đi vào hoạt động; Lương bình quân lao động gián tiếp: 2,375 triệu đồng/người/tháng, lương bình quân lao động trực tiếp: 1,350 triệu đồng/người/tháng.

2.4. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế đòi hỏi nền kinh tế phải nhanh chóng tạo điều kiện phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn, có tiềm năng mạnh của đất nước. Đầu tư vào KCN làm tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp dịch vụ và làm giảm tỷ trong các ngành nông nghệp trong GDP. Mặt khác, việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài không chỉ phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng mà những dự án này còn góp phần thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ cho nền kinh tế nước ta…

2.5. Phát triển cơ sở hạ tầng

Các KCN ra đời với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, hệ thống xử lý chất thải được trang bị đồng bộ và hiệu quả, vừa tạo điều kiện di dời các nhà máy cũ, góp phần

bảo vệ môi trường, nhất là các khu vực có đông dân cư như thị trấn Đồng Văn, thành phố Phủ Lý…

Ngoài ra, các KCN ở Hà Nam còn tạo lập được một cơ ở hạ tầng hiện đại, tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế vùng, đóng góp cho phát triển chung của cả nước.

Một số hạn chế của việc đầu tư vào KCN

- Cơ sở hạ tầng nhìn chung còn chưa đồng bộ, các KCN chưa có hệ thống xử lý nước thải (trong số các KCN đã đi vào hoạt động, hiện chỉ có KCN Đồng Văn I có trạm xử lý nước thải công suất 1.000 m3/ ngày đêm); Điện, nước chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhà đầu tư, còn có hiện tượng mất điện, tụt điện áp...

- Hạ tầng các KCN được đầu tư bằng vốn của các doanh nghiệp chưa đáp ứng như tiến độ đã cam kết.

- Các dự án thu hút đầu tư vào KCN chủ yếu vẫn là dự án nhỏ, dự án đầu tư nước ngoài chưa nhiều, hàm lượng công nghệ của các dự án còn thấp.

- Các dự án đầu tư đi vào sản xuất mới ở giai đoạn đầu. Diện tích đất của các doanh nghiệp sử dụng chưa cao mới đạt khoảng 65% diện tích đất được giao.

- Một số doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến chế độ đóng bảo hiểm cho người lao động, chưa quan tâm đến việc thành lập và tạo điều kiện cho các tổ chức đoàn thể như: Công đoàn, đoàn thanh niên, tổ chức cơ sở đảng đượcthành lập và hoạt động. Ban quản lý đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp triển khai thành lập nhưng đến nay đến nay trong các KCN mới có 07 tổ chức cơ sở đảng, 11 chi Đoàn thanh niên, 31 tổ chức Công đoàn.

- Điều kiện ăn ở của người lao động còn khó khăn, chưa có khu nhà nhà ở cho người lao động.

Nguyên nhân:

- Thủ tục đầu tư xây dựng theo qui định của pháp luật và của tỉnh còn phức tạp (nhất là đối với dự án sử dụng vốn Ngân sách cấp).

- Thủ tục để Nhầ đầu tư (doanh nghiệp) được thuê đất trong khu (cụm) công nghiệp vẫn còn rườm rà, phức tạp như: về qui định Giấy chứng nhận đầu tư do Ban quản lý các KCN và CX Hà Nam cấp cho Nhà đầu tư (doanh nghiệp) và khu (cụm) công nghiệp vừa và nhỏ cũng có giá trị pháp lý như; Giấy phép đầu tư cấp cho các Nhà đầu tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nước ngoài hoặc trong nước vào KCN tập trung (đã được ủy quyền của các cấp có thẩm quyền cho Ban quản lý) nhưng thực tế có ngành chưa thừa nhận tính pháp lý Giấy chứng nhận đầu tư cho các Nhà đầu tư (doanh nghiệp) dẫn đến các Nhà đầu tư muốn được thuê đất để thực hiện dự án đầu tư vào khu công nghiệp vừa và nhỏ cần phải hai chữ ký của cấp Lãnh đạo của tỉnh (hai phó chủ tịch UBND tỉnh cùng ký).

- Cơ chế phối hợp giữa Ban quản lý các KCN & CX Hà Nam với các Sở, Ban, Ngành, UBND các quận, huyện và các Ban quản lý dự án huyện, thành phố chưa đồng bộ và chặt chẽ, còn có nơi, có khâu, có cán bộ công chức chưa quán triệt tinh thần khẩn trương, quyết liệt của thành phố đối với các công trình trọng điểm nên để kéo dài thời gian trong chỉ đạo thực hiện các bước ôcng vịêc của qui trình thực hiện dự án.

- Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với các doanh nghiệp trong các KCN còn chậm. Việc thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản để vay vốn còn nhiều vướng mắc do pháp luật chưa phù hợp với thực tế.

- Thời gian qua công tác đền bù giải phóng mặt bằng trong quá trình triển khai dự án xây dựng KCN của Hà Nam gặp không ít khó khăn, gây trở ngại chính và làm chậm tiến độ triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật cũng như quá trình phát triển các KCN. Công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Việc qui hoạch hướng dẫn, chỉ dẫn, tuyên truyền thông tin làm chưa tốt, do vậy người dân không hiểu rõ chế độ chính sách của Nhà nước hoặc nhiều trường hợp do tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng tại địa phương, nên đẩy giá đất lên cao, không chịu giao đất, gẩy cản trở khó khăn. Mặt khác, thực tế là đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án xây dựng khu (cụm) công nghiệp bao giờ cũng thấp so với một số loại dự án khác (xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ công cộng), do vậy nhiều KCN từ khi có Quyết định thành lập Hội đồng bền bù giải phóng mặt bằng cho đến khi hoàn thành thủ tục, lấy được đất phải kéo dài hàng nhiều năm trong thời gian đó nhiều phát sinh nằm ngoài dự kiến làm tốn kém và gây tâm lý ức chế cho Nhà đầu tư.

- Quy hoạch tổng thể, thiếu nhất quán. Việc quy hoạch và phát triển các KCN chưa xác định trên cơ sở cân đối theo ngành, theo vùng. Đây là nguyên nhân chính của sự yếu kém trong việc phát triển hạ tầng xã hội phục vụ sự phát triển các KCN.

- Việc tạo nguồn lao động cho các doanh nghiệp KCN thường bị động do chưa đảm bảo chất lượng, khả năng đáp ứng nhu cầu về lao động có tay nghề cao cho một số

lĩnh vực, đặc biệt là các ngành công nghệ cao đang đang còn yếu các doanh nghiệp phải tự đào tạo lấy lao động của mình. Tuy vậy, do môi trường pháp lý của Việt Nam chưa hoàn chỉnh, ý thức pháp luật của người dân chưa cao nên vẫn tồn tại nguy cơ đối với các doanh nghiệp là lao động tự bỏ việc, ký hợp đồng với công ty khác sau khi được công ty cũ đào tạo.

- Nhiều đơn vị tư vấn được lựa chọn để lập dự án, còn rất yếu về năng lực nên chất lượng dự án kém, thời gian thẩm định, phê duyệt dự án kéo dài, gây khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.

- Hệ thống mạng lưới thông tin cho các nhà đầu tư (doanh nghiệp) chưa đảm bảo. - Việc thực hiện cơ chế “Một cửa tại chỗ, một cửa liên thông” tuy đã được Ban quản lý các KCN Hà Nam và các Ban, ngành liên quan cố gắng thực hiện tốt và được đánh giá cao so với các địa phương khác nhưng thực sự chưa đồng bộ thống nhất.

Một phần của tài liệu Thu hút FDI Nhật Bản vào Việt Nam, thực trạng và giải pháp (2) (Trang 44 - 49)