1. Bộ máy khu công nghiệp
Không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý khu công nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý, có thể cán bộ quản lý sang các địa phương khác: Hà Nội, Hưng yên…Thậm chí ra nước ngoài để học tập và tích lũy kinh nghiệm. Tăng cường phân cấp quản lý Nhà nước cho Ban quản lý các KCN. Sự phân cấp ở đây nên tiến hành đồng bộ và toàn diện hơn, cụ thể có thể giao toàn bộ chức năng quản lý Nhà nước về FDI cho Bqn quản lý và KCN, đồng thời đây là đầu mối giải quyết mọi vấn đề lien quan đến đầu tư trong nước và nước ngoài vào KCN. Mô hình đã được một số địa phương thực hiện thành công như: Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hưng Yên…
Đối sử bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài khi đầu tư vào các KCN, cho phép hưởng những quyền lợi và nghĩa cụ như nhau. Đặc biệt Ban quản lý nên khuyến khích và có những hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp khiddaauf tư vào KCN của tỉnh…
2. Nguồn lao động
Chủ động tạo nguồn lao động cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, bằng cách mở các lớp đào tạo huấn luyện tay nghề cho lao động địa phương, đảm bảo cung cấp lao động có chất lượng cho các doanh nghiệp thì các doanh nghiệp mới yên tâm đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
3. Thu hút đầu tư
Tranh thủ các mối quan hệ của các doanh nghiệp hiện có để thu hút thêm các dự án khác…Để đạt được điều đó, trước tiên các khu công nghiệp phải cung cấp những điều kiên thuân lợi để cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, hỗ trợ các doanh nghiệp về tiêu thụ hàng hóa hoặc tìm kiếm các nguồn đầu vào.
Chủ động và tích cực vận động thu hút đầu tư, đưa ra các biện pháp nhằm hấp dẫnđầu tư. Các khu công nghiệp có thể thông qua thành phố mà kiến nghị với Nhà nước cho giảm giá thuê đất để đảm bảo tính cạnh tranh với các khu công nghiệp của địa phương khác. Ngoài ra cần thành lập các đoàn kêu gọi, vận động thu hút đầu tư ở nước
ngoài hoặc xúc tiến thiết lập mạng lưới thông tin về các khu công nghiệp ở Hà Nam, chẳng hạn như việc xây dựng trang web về khu công nghiệp trên Internet của Ban quản lý KCN…
4. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong KCN theo hình thức đầu tư cuốn chiếu, đồng thời kết hợp giữa xây dựng cơ sở hạ tầng và kêu gọi vốn đầu tư tránh lãng phí vốn đầu tư. Thực tế cũng đã chứng minh mô hình theo kiểu cuốn chiếu này thành công đối với khu chế xuất Tân Thuận (TP HCM) và KCN Sài Đồng B (Hà Nội).
Để đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam mới đề ra thì việc phát triển KCN tập trung có vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên cần sớm có định hướng phát triển khu vực này tránh hiện tượng đầu tư tràn lan, kém hiệu quả. Đồng thời cần quán triệt quan điểm là ưu tiên phát triển về chất hơn là phát triển về lượng của các KCN để các KCN của tỉnh có vị trí tương xứng với điều kiện của tỉnh trong quá trình CNH-HĐH đất nước…