Giải pháp từ phía tỉnh Hà Nam 1.Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Thu hút FDI Nhật Bản vào Việt Nam, thực trạng và giải pháp (2) (Trang 50 - 52)

1. Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng

Hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào KCN và phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động của các KCN. Việc đầu tư phát triển các khu dân cư, khu đô thị và các dịch vụ kèm theo như hỗ trợ việc giảm giá cung ứng điện, nước, giao thông, viễn thông, đặc biệt là cơ sở hạ tầng xã hội như các trung tâm thương mại, trường học bệnh viện…là nhiệm vụ của các cơ quan tỉnh Hà Nam. Để khắc phục một phần khó khăn ban đầu cho các dự án khi đầu tư vào KCN tại Hà Nam, tỉnh có thể học hỏi kinh nghiệm ở một số địa phương khác như chính sách hỗ trợ tài chính bằng việc miễn giảm phần thuê mà thành tỉnh được hưởng cho các doanh nghiệp hoặc cho phép thanh toán chi phí sử dụng đất làm nhiều lần, cấp giấy chứng nhận quyến sở hữu đất lâu dài cho mỗi doanh nghiệp đầu tư vào KCN và đồng thời cho phép hoặc có quyền thế chấp để huy động vốn trong điều kiện cần thiết, cần chỉ thị cho các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý KCN để giải quyết kịp thời những khó khăn về mặt hành chính, đặc biệt là thủ tục hải quan có thể tiến hành kiểm tra hang hóa ngay tại doanh nghiệp…

2. Chính sách hỗ trợ các khu công nghiệp về đất

UBND tỉnh phối hợp với các Sở, Ban Ngành đề ra những chính sách có hướng “mở” làm sao tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp về đầu tư tại tỉnh như: áp dụng giá thuê đất thống nhất đối với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

- Giá thuê đất có hạ tầng trong các KCN do nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN quy định.

- Giá thuê đất ngoài các KCN bằng 0.5%giá đất do UBND tỉnh quy định. - Thời hạn cho thuê đát kéo dài tới 50 năm.

- Miến tiền thuê đất.

Miến tiền thuê đất áp dụng cho các trường hợp sau:

- Xây dựng nhà ở phục vụ công nhân làm việc trong KCN. - Xây dựng công trình công cộng.

- Miễn 3 năm đối với dự án thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư.

- Miễn 7 năm đối dự án đầu tư vào huyện Thanh Liêm, Lý Nhân; dự án thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư.

- Miễn 11 năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn huyện Thanh Liêm, Lý Nhân.

Miến tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau:

- Đất sử dụng để xây dựng nhà ở cho công nhân làm việc trong KCN, cơ sở phúc lợi xã hội, nhà ở cho những người có thu nhập thấp.

- Đất dung để xây dựng công trình công cộng.

- Cơ sở hạ tầng chuyển giao kỹ thuật và xã hội để chuyển giao cho nhà nước hoặc không sử dụng vào mục đích thương mại.

3. Chính sách cung ứng lao động

Hà Nam cần phải đầu tư phát triển số lượng các trường dạy nghề song song đó là việc đổi mới nội dung phương pháp, ngành nghề đào tạo trong đó cần quan tâm khảo sát đến nhu cầu lao động cần cung ứng của các KCN. Hiện tại lao động đại học trên đại học

là 2.1%, việc đào tạo lực lượng chuyên môn kỹ thuật thời gian qua chưa đáp ứng được nhu cầu lao động ngày càng cao.

Các trường và các cơ sở dạy nghề cần phối hợp với các dịa phương và ban quản lý KCN xây dựng các danh mục ngành nghề đào tạo hiện nay và trong tương lai như: sản xuất phần mềm, cơ điện tử, cơ khí chế tạo…

Cần cải tiến nội dung và phương pháp đào tạo theo hướng đi sâu nâng cao khả năng thực hành đối với đối tượng công nhân kỹ thuật. Đào tạo phải có sự hòa hợp giữa quản lý và nhân công tránh hiện tượng “thừa thầy thiếu thợ”. Đẩy mạnh đào tạo lực lượng kỹ sư công nghệ nhằm thích nghi với tình hình sản xuất của các KCN. Bên cạnh việc đào tạo ngành nghề cần đào tạo về trình độ ngoại ngữ cho lao động nhằm đảm bảo khả năng giao tiếp tối thiểu cho công nhân. Các trường dạy nghề cần nắm thông tin về chất lượng tay nghề công nhân sau khi đào tạo ra trường để có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung nội dung đào tạo cho phù hợp.

4. Đa dạng hình thức huy động vốn

Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để xây dựng và hoạt động KCN, phải kết hợp giữa nguồn vốn để xây dựng và hợp đồng KCN, phải kết hợp nguồn vốn trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở hạ tầng cho các KCN. Không nên có quan niệm sai lầm là nhất thiết phải có nguồn vốn của nước ngoài thì dự án mới hiệu quả và khả thi cao hơn.

Một phần của tài liệu Thu hút FDI Nhật Bản vào Việt Nam, thực trạng và giải pháp (2) (Trang 50 - 52)