Giải pháp từ phía Chính Phủ

Một phần của tài liệu Thu hút FDI Nhật Bản vào Việt Nam, thực trạng và giải pháp (2) (Trang 52 - 56)

1. Ban hành luật rõ ràng và cập nhật về khu công nghiệp

Chính phủ cần có nhưng văn bản luật quy định rõ rang hơn về vấn đề đầu tư vào KCN để các doanh nghiệp có thể hiểu một cách dễ dàng nhất khi đầu tư vào các KCN đặc biệt la các doanh nghiệp nước ngoài. Và phải cập nhật văn bản luật của các nước trên thế giới đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á và các nước có nền công nghiệp đi trước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore…

2. Chính sách ưu đãi với nhà đầu tư

Chính phủ nên có chính sách ưu đãi với sản phẩm sử dụng công nghệ cao, mới, công nghệ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Miễn giảm thuế cho những sản phẩm áp dụng công nghệ mới trong thời gian sản xuất thử. Ban hành hoàn thiện những văn bản pháp quy có

lien quan để tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, các tổ chức kinh doanh đầu tư vào các KCN

Nhà nước cần có chính sách tạm hoãn hoặc cho kéo dài thời gian nộp tiền thuê đất để các doanh nghiệp chủ động về vốn…

3. Cải tiến bộ máy quản lý

Cần cải tiến bộ máy quản lý Nhà nước đối với các KCN theo ý kiếm của Thủ tướng chính phủ: Quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý các KCN trong việc thực hiện cơ chế “một cửa tại chỗ, một cửa liên thông” ngày càng hoàn thiện để hấp dẫn hơn nữa các nhà đâu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Theo hướng đa thẩm quyền của ban quản lý KCN ngày càng nâng cao và trách nhiệm cũng to lớn và nặng nề hơn…

KẾT LUẬN

Nhìn một cách tổng quát, các KCN của nước ta ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển của Hà Nam nói riêng và của cả nước nói chung. Nó không những thúc đẩy kinh tế của Hà Nam và cả nước phát triển mà còn tăng khả năng sản xuất hang hóa phục vụ nhu cầu tiêu dung trong nước và xuất khẩu.

Để đạt được những thành công đó là do trong qua trình hình thành, xây dựng và phát triển, Nhà nước, UBND tỉnh Hà Nam và ban quản lý KCN đã xác định đúng được vai trò quan trọng của các KCN trong quá trình phát triển kinh tế để từ đó tập trung giải quyết khó khăn nhằm tập trung vào quá trình phát triển. Vì vậy các KCN của Hà Nam trong thời gian vừa qua không ngừng khắc phục những khó khăn về xây dựng cơ sở hạ tầng, bộ máy quản lý, tăng cường các hoạt động xúc tiến để tăng cường thu hút đầu tư vào các KCN, tập trung đào tạo tốt đội ngũ lao động…để từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của KCN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo trình Kinh tế phát triển, Khoa Kế hoạch và phát triển- Đại học Kinh tế quốc dân.

- Khu công nghiệp, khu chế xuất với cơ hội đầu tư tại Việt Nam – Nxb Chính trị Quốc gia, 1993.

- Kinh nghiệm thế giới về phát triển Khu công nghiệp, khu chế xuất và đặc thù kinh tế - Nxb Chính trị Quốc gia, 1994.

- Giáo trình Kinh tế đầu tư - GS. TS. Nguyễn Văn Chọn, Nxb Giáo dục, 1996. - Những văn bản pháp luật về KCN, khu chế xuất và khu công nghệ cao.

- Quy định chi tiết Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 24/CP năm 2003.

- Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP năm 1997.

- Báo cáo Tình hình thực hiện qua các năm và phương hướng nhiệm vụ qua các năm tiếp theo - Ban quản lý các Khu công nghiệp, khu chế xuất Hà Nam (từ năm 2003 - 2009).

- Báo cáo Tổng kết tình hình phát triển các Khu công nghiệp, khu chế xuất. Phương hướng phát triển trong thời gian tới -Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Ngày 14/4/2003).

- Một số Báo cáo của các Phòng tại Ban quản lý KCN, KCX Hà Nam(Văn phòng; Phòng Quản lý doanh nghiệp; Phòng Quản lý đầu tư).

Một phần của tài liệu Thu hút FDI Nhật Bản vào Việt Nam, thực trạng và giải pháp (2) (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w