Nguồn vốn từ khu vực tư nhân phần lớn bao gồm phần tiết kiệm của dân cư ,phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh.
+ Nguồn vốn huy động trực tiếp trong dân cư,chủ yếu là loại hình kinh doanh tập thể
Bảng 2.7: Số vốn huy động từ khu vực kinh doanh tập thể
Đơn vị :Tỉ đồng
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tập thể 7887 8179 9486 10882 12771 15085 17889 22785
Nguồn: tổng cục thống kê
Loại hình kinh doanh tập thể vẫn dựa trên quy mô nhỏ,vậy nên nguồn vốn huy động được qua kênh này là chưa nhiều.Trong thời gian tới,khi Việt Nam đang trên đà phát triển thì loại hình kinh doanh tập thể sẽ huy động được nguồn vốn lớn
+ Huy động vốn trên thị trường chứng khoán : Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, năm 2007, quy mô thị trường chứng khoán tăng mạnh, giá trị giao dịch tăng cao. Tổng giá trị vốn hoá thị trường đạt gần 500 nghìn tỷ đồng hơn rất nhiều so với năm 2006, chỉ đạt 22,7%. Thị trường chứ. So với GDP tính theo giá thực tế năm 2007 thì tổng giá trị vốn hoá thị trường đạt 43,8%,Đây là một kinh huy động,tuy khá mới mẻ,nhưng nó lại là một nguồn vốn khá lớn trong tổng mức GDP
+ Huy động vốn của hệ thống ngân hàng :Tổng nguồn vốn huy động của các NHTM và tổ chức tín dụng trong toàn quốc đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 20% đến 25%/năm trong 5 năm gần đây,gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế.Điều đó cho thấy hệ thống ngân hàng của nước ta đang phát triển một cách nhanh chóng.
+ Huy động vốn của dân cư ở Việt Nam đang ở nước ngoài qua kênh kiều hối: Kiều hối liên tục tăng trong thời gian qua. Nếu tính cả lượng kiều hối dự kiến năm nay, thì tổng cộng trong 16 năm, từ 1991 đến 2006, đã có hơn 23 tỷ USD kiều hối chuyển về Việt Nam, bằng khoảng 60% tổng vốn FDI thực hiện tính từ năm 1988. Đặc biệt trong mấy năm gần đây,khi Việt Nam gia nhập WTO ,nguồn kiều hối tăng mạnh năm 2008 gần 8 tỉ USD,năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc suy thoái toàn cầu nên vốn kiều hối giảm còn 6,8 tỉ USD.Theo tính toán của liên hiệp quốc tính đến năm 2008 Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới trong vài năm gần đây.
2.2.3 Thực trạng về vốn nước ngoài
Vốn nước ngoài có các nguồn là:Tài trợ phát triển chính thức ODA,nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mai quốc tế,đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI,nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế.Dưới đây xin đề cập hai nguồn chính là ODA và FDI