b) Đánh giá hiệu quả hoạt động của kết quả đầu tư
2.5 Thực trạng việc quán triệt đặc điểm thứ tư
Trong bất cứ một dự án đầu tư nào thì việc xác định quy mô, tính chất, sản phẩm của dự án là một yếu tố không thể thiếu. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng có tâm lý đề cao công tác nghiên cứu này, hoặc cũng có trường hợp đã có sự nghiên cứu nhưng do không đánh giá hết tình
hình nên đã dẫn đến đầu tư vào những dự án không mấy khả thi. Những việc nghiên cứu này nhiều khi chỉ tính đến lợi ích trước mắt mà quên đi sự tính toán trong dài hạn. Có thể thấy được tình trạng này trong một số dự án khai thác, chế biến khoáng sản ở nước ta. Xem xét vấn đề khai thác quặng bô-xít ở Tây Nguyên, cụ thể là hai nơi dự kiến sẽ là nhà máy chế biến alumina tại Tân Rai( Lâm Đồng) và Nhân Cơ(Đắc Nông) đều do Trung Quốc xây dựng. Có thể nhận thấy rằng nhôm không phải là mặt hàng quý hiếm, không có quốc gia nào coi bô-xít là khoáng sản chiến lược, chính vì vậy việc đầu tư cho khoáng sản này mang tính khả thi không cao. Hay là trong ngành thép có một thực trạng được nhận thây rất rõ là sự “nở rộ” quá mức của các dự án thép có tổng vốn đầu tư lớn, việc kì vọng quá lớn về cầu đã dẫn đến xác định quy mô cho dự án là rất lớn, từ đó dẫn đến tình trạng nguồn cung thép xây dựng đã bị dư thừa, xuất khẩu lại khó khăn dẫn đến các doanh nghiệp hoạt động không đúng công suất dự kiến, gây lãng phí. Công ty gang thép Thái Nguyên được xây dựng từ năm 1959 với sự giúp đỡ của Trung Quốc trong công tác thăm dò, nghiên cứu và xây dựng. Do không có sự nghiên cứu về trữ lượng một cách chính xác nên đã có quyết định lập dự án mở rộng khai thác với quy mô lớn hơn. Tuy nhiên thì trữ lượng trên thực tế thì không lớn như việc nghiên cứu nên dự án đã không có tính khả thi và phải đưa ra phương án thay thế chuyển địa điểm khai thác về Thanh Hóa.
Trong việc lựa chọn địa điểm cũng còn nhiều vấn đề cần xem xét. Như đã biết, công trình xây dựng tại một địa điểm chịu tác động của nhiều nhân tố: tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội,…Việc không nhận định hết những tác động này sẽ dẫn đến kết quả đầu tư không hiệu quả. Một số công trình xây dựng tai khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai đã phải tạm dừng ngay tại thời điểm thi công công trình vì yếu tố không lường trước được về thời tiết. Một số nhà máy phải thường xuyên hoạt động với những chất dễ
gây lửa, mà lại bị đặt tại nơi có nhiệt độ cao, biến đổi thất thường đã dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng như cháy, nổ; một số nhà máy có công suất hoạt động lớn, trọng tải nặng được xây dựng trên nền đất yếu đã gây ra hiện tượng sụt lún, địa chấn.
Trong công tác quy hoạch thì vẫn còn nhiều hạn chế. Hầu hết các kế hoạch, quy hoạch chỉ mang tính ngắn hạn, dẫn đến hiện tượng có chỗ thì bị “chồng lấn” lên nhau, có chỗ thì lại để hở vùng “trắng”, chưa trở thành một hệ thống quy hoạch thống nhất của cả đất nước. Chất lượng quy hoạch không hợp lý, thiếu đồng bộ , không mang tính bền vững. Phương án quy hoạch không dự án sát tình hình và mang nặng tính chủ quan duy ý chí, áp đặt, nhiều trường hợp quy hoạch theo phong trào. Ngoài ra, vấn đề trong công tác quản lý cũng còn nhiều bất cập, tệ xin- cho vẫn còn phổ biến trong việc phê duyệt dự án đầu tư. Công tác thanh tra, kiểm soát, giám sát việc thực hiện quy hoạch và xử lý đơn khiếu nại liên quan đến việc đền bù giải phóng mặt bằng bị buông lỏng và chưa kịp thời gây nhiều bức xúc. Điều này thể hiện sự không công bằng, minh bạch của chính sách làm cản trở đến hoạt động và hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp