Đánh giá việc thực hiện đầu tư đúng theo dự án.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của đầu tư phát triển và sự quán triệt các đặc điểm đó vào công tác quản lý đầu tư (Trang 32 - 36)

Số liệu thống kê từ bộ Tài chính cho thấy, chỉ tính riêng kế hoạch đầu tư thuộc khối trung ương trong thời gian 2001-2003 đã có hơn 1300 dự án chưa đủ thủ tục vẫn được bố trí kế hoạch. Nhiều dự án khởi công chỉ có quyết định đầu tư, chưa có quyết định phê duyệt thiết kế và tổng dư toán. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng bị đọng vốn, giai ngân chậm, gây lãng phí lớn về vốn. Cụ thể:

Năm 2001 2002 2003 2004

Số dự án vi phạm 357 598 366 377

Lãng phí, thất thoát trong đầu tư và xây dựng vẫn còn là vấn đề nổi cộm hiện nay. Qua kiểm tra một số công trình đã phát hiện tình trạng lãng phí và thất thoát vốn nhà nước diễn ra phổ biến ở nhiều công trình, nhiều dự án, nhiều lĩnh vưc, nhiều cấp; tỷ lệ lãng phí và thất thoát của những công trình có mức lãng phí thất thoát thấp cũng tới 10%, thậm chí có công trình thất thoát 80%.

b) Đánh giá việc đảm bảo tiến độ đầu tư.

Một thực trạng trong công tác thực hiện dự án đầu tư ở nước ta thường không đảm bảo tiến độ đặc biệt là đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách. Số dự án chậm tiến độ phải thực hiện giãn tiến độ, hoãn khởi công, ngừng triển khai luôn ở mức cao. Ngoài những nguyên nhân do điều kiện tự nhiên khó khăn ở khu vực thực hiện đầu tư, khó khăn trong giải phóng mặt bằng còn có những nguyên nhân chủ quan sau: Năng lực quản lý thực hiện dự án đầu tư của cán bộ còn yếu kém, bên cạnh đó là do tình hình dải ngân còn chậm

+ Tình hình chậm tiến độ thực hiện dự án vẫn còn khá phổ biến. Năm 2006 có 3.593 dự án chậm tiến độ, chiếm 13,1% và năm 2007 có 3.979 dự án chậm tiến độ, chiếm 13,9%. Tình trạng chậm tiến độ vẫn chưa được khắc phục, còn có xu hướng tăng dần lên theo các năm cả về số lượng và tỷ trọng các dự án. Nguyên nhân của tình trạng chậm tiến độ là do đền bù giải toả khó khăn, tư vấn yếu kém, một số đơn vị thi công không đủ năng lực, giá các loại vật liệu tăng cao, năng lực tổ chức thực hiện của chủ đầu tư yếu, cơ quan thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật, đấu thầu kéo dài, bố trí vốn không đủ, thanh quyết toán chậm, chuẩn bị thủ tục đấu thầu và xét thầu kéo dài.

+ Các dự án phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện có xu hướng tăng lên về số lượng cũng như tỉ lệ: năm 2006 có 4.927 dự án phải điều chỉnh, chiếm 18%; năm 2007 có 6.267 dự án phải điều chỉnh, chiếm 21,8%.Nguyên nhân của việc điều chỉnh dự án, chủ yếu là do trình độ năng lực chủ đầu tư, tư vấn hạn chế, công tác khảo sát chưa đầy đủ hoặc số liệu khảo sát chưa

chính xác, chất lượng thấp nên trong quá trình thực hiện phát sinh những yếu tốt cần phải điều chỉnh.

2.3.2 Hạn chế trong quản lí, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện đầu tư đầu tư

Số lượng các dự án có vi phạm các quy định về quản lý đầu tư bao gồm: không phù hợp với quy hoạch được duyệt, phê duyệt không đúng thẩm quyền, không thực hiện đầy đủ trình tự thẩm tra, thẩm định dự án, đấu thầu không đúng quy định, bỏ giá thầu không phù hợp, phê duyệt không kịp thời, ký hợp đồng không đúng quy định, chậm tiến độ, chất lượng xây dựng thấp, lãng phí có xu hướng tăng lên

Tuy nhiên, các số liệu đã nêu về việc vi phạm quy chế quản lý đầu tư và xây dựng trong Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư của các Bộ, ngành và địa phương vẫn còn sự khác biệt với số liệu tổng hợp từ các nguồn khác nhau chưa phản ánh đúng thực tế và chất lượng công trình và việc thất thoát, lãng phí trong đầu tư và xây dựng.

Về trách nhiệm của cơ quan quản lý: còn buông lỏng trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng. Việc phân cấp quản lý trong đầu tư và xây dựng cho các bộ, ngành và địa phương đã thực hiện tương đối mạnh. Tuy nhiên, cơ chế quản đầu tư và xây dựng còn thiếu các chế tài,những quy định cụ thể (kể cả nhưng biện pháp hành chính )nhằm kiểm soát và hạn chế được việc phê duyệt các dự án đầu tư tràn lan, kém hiệu quả.

Công tác giám sát, đánh giá đầu tư chưa đáp ứng được các yêu cầu theo quy định, một mặt do đội ngũ cán bộ chưa được chuẩn bị chu đáo, cán bộ nghiệp còn thiếu kinh nghiệm, năng lực còn hạn chế, chưa có hệ

thống thông tin phục vụ hoạt động giám sát. Mặt khác, lãnh đạo ở một số bộ, ngành và địa phương cũng chưa nhận thức đầy đủ được vai trò của công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong quản lý đầu tư nói chung.

2.4 Thực trạng việc quán triệt đặc điểm thứ ba2.4.1 Đánh giá về cơ chế dự báo vĩ mô và vi mô 2.4.1 Đánh giá về cơ chế dự báo vĩ mô và vi mô

Công tác dự báo kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng lớn tới công tác dự báo nhu cầu và khả năng cung ứng của dự án.

Hiện nay chưa có một cơ chế dự báo hiệu quả. Thực tế của nền kinh tế nước ta với những yếu tố của nền kinh tế thị trường chưa phát triển đầy đủ, các chính sách chưa thật ổn định, và những biến động của thế giới làm hạn chế hiệu quả của các dự báo.

Thiếu đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm về dự báo.Các cán bộ dự báo ít có cơ hội hoc tập và tu nghiệp ở nước ngoài,đa phần đều được đào tạo trong nước,giáo trình dự báo ít được bổ sung,chỉnh sửa cho phù hợp và bắt kịp với trình độ dự báo của thế giới.

Các phương tiện và mô hình dự báo cũng chưa bắt kịp với trình độ thế giới.Các mô hình sử dụng trong phân tích và dự báo kinh tế trên thế giới không thiếu, nhưng nhiều mô hình các nhà dự báo Việt Nam chưa có điều kiện tiếp cận, đặc biệt sử dụng nó phù hợp với các đối tượng dự báo và điều kiện thông tin của Việt Nam.

Nguồn thông tin phục vụ công tác dự báo còn thiếu thốn,chất lượng thông tin chưa cao,Các số liệu thống kê trong nước và quốc tế còn khác nhau khá xa.Khả năng tiếp cận các nguồn thông tin của doanh nghiệp còn khó khăn,mà nếu phải tự điều tra thì rất tốn kém nên các doanh nghiệp

thường sử dụng phương pháp chuyên gia,nên tính chủ quan trong các dự báo cao.

2.4.2 Thực trạng quản lí việc sử dụng thành quả đầu tư

Một phần của tài liệu Đặc điểm của đầu tư phát triển và sự quán triệt các đặc điểm đó vào công tác quản lý đầu tư (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w