Thực hiện tốt cơ chế giám sát cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu Đặc điểm của đầu tư phát triển và sự quán triệt các đặc điểm đó vào công tác quản lý đầu tư (Trang 44 - 45)

b) Đánh giá hiệu quả hoạt động của kết quả đầu tư

2.2.2. Thực hiện tốt cơ chế giám sát cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động đầu tư

lượng của hoạt động đầu tư

Cơ chế giám sát cộng đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng của các bộ ngành, địa phương và các DNNN được Thủ tướng Chính phủ ban hành trong Quyết định số 80/2005/QĐ-TTG ngày 18/04/2005, Quy chế giám sát cộng đồng ra đời, một mặt chính thức công bố về mặt luật pháp là cho cộng đồng có quyền làm, mặt khác là đưa người giám sát vào một hệ thống có tổ chức để thực hiện quyền phản ánh của mình, tiếp cận với hệ thống quản lý Nhà nước về đầu tư. Qua giám sát, cộng đồng có thể phát hiện và báo cho cơ quan có thẩm quyền về những việc làm xâm hại đến lợi ích của mình; những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư, vận hành dự án, từ đó góp phần làm giảm thiểu các hành vi gian lận, sai trái của các cơ quan, đơn vị thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư công. Để cơ chế này đi vào thực tế và phát huy tác dụng, cần thực hiện những giải pháp sau:

Thứ nhất, công khai hóa các thông tin về hoạt động đầu tư công theo quy định của Nhà nước. Chỉ khi nào công tác khai hóa thông tin tốt thì người dân mới biết để tham gia và giám sát cộng đồng mới đạt hiệu quả

Thứ hai, cần có một tổ chức đủ mạnh và có uy tín ( như Mặt trận Tổ Quốc ) ở địa phương sở tại để thu nhập, thẩm định lại ý kiến đóng góp ( vì nhiều khi ý kiến của cộng đồng không thực sự chuẩn xác ) và tổ chức để cho người dân, cộng đồng thực hiện ý kiến đóng góp cho dự án, phản ánh của người dân theo quy chế, phải được thực hiện qua Ban giám sát là để phần nào đó tránh gây phiền hà, phức tạp trong quá trình quản lý điều hành, triển khai dự án của chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu, đồng thời tránh chuyện người dân biết sai phạm mà không biết phản ánh với ai hoặc họ tiến hành những hoạt động giám sát mang tính tự phát. Việc giám sát của người dân chỉ nên dừng ở các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng như đất đai, môi trường, trật tự xã hội, các vấn đề liên quan đến kỹ thuật như dự toán, thiết kế thì đã có các cơ quan chức năng xử lý. Ngoài ra, cộng đồng

cũng cần giám sát việc giải quyết các kiến nghị của cơ quan chức năng để cơ quan này phải giải quyết đến nơi đến chốn. Đây là quy chế dành cho cộng đồng, nên cần phải được tuyên truyền, phổ biến sâu đến tất cả cộng đồng dân cư để biết để thực hiện.

Thứ ba, có cơ chế khuyến khích, động viên, khen thưởng đối với các cá nhân, tổ chức, báo chí, cơ quan ngôn luận có công khám phá ra những sai phạm trong quá trình thực hiện dự án đầu tư. Có như vậy, chất lượng của các dự án đầu tư công mới được cải thiện, góp phần giảm thất thoát lãng phí, nâng cao hiệu quả đầu tư công.

Thứ tư, cần đặc biệt đề cao và thực hiện tốt vai trò của các cơ quan dân cử là Hội đồng nhân dân các cấp đến Quốc hội trong việc quyết định và giám sát các hoạt động đầu tư công theo đúng quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của đầu tư phát triển và sự quán triệt các đặc điểm đó vào công tác quản lý đầu tư (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w