Giải pháp nhằm tăng cường quán triệt đặc điểm thứ năm

Một phần của tài liệu Đặc điểm của đầu tư phát triển và sự quán triệt các đặc điểm đó vào công tác quản lý đầu tư (Trang 49 - 53)

a, Các giải pháp về quản lý hành chín h:

3.5 Giải pháp nhằm tăng cường quán triệt đặc điểm thứ năm

Một khi doanh nghiệp đo lường được mức độ rủi ro hoăc ít ra là nhận diện đầy đủ các yếu tố rủi ro trong hoạt động kinh doanh đầu tư của mình thì nguy cơ dẫn đến thất bại đã giảm đi đáng kể. Theo “bản năng” tồn tại, các doanh nghiệp sẽ tìm kiếm những giải pháp để triệt tiêu hoặc ít ra là giảm thiểu những rủi ro đó.

Trước đây doanh nghiệp thường chú ý đến rủi ro về mặt tài chính hoặc trong từng dự án đầu tư cụ thể mà không xem xét mối tương quan toàn

diện trong doanh nghiệp. Nhưng hiện nay, khi sự cạnh tranh đã được mở rộng bởi phạm vi thị trường ngày càng có xu hướng toàn cầu hóa, cơ hội nhiều hơn và rủi ro cũng phức tạp hơn

Có thể có giải pháp là thuê tư vấn bên ngoài (out - sourcing) là các công ty tư vấn kiểm toán và quản trị rủi ro cho doanh nghiệp mình. Các nhà tư vấn này có sự chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm và tính khách quan nhưng họ không “nằm” trong công ty và không “sống” cùng công ty hàng ngày nên nhìn nhận về rủi ro của họ khó có thể được toàn diện và sâu sắc

Vì thế, nên lựa chọn việc thành lập riêng bộ phận chức năng quản trị rủi ro trong doanh nghiệp và người đứng đầu bộ phận này được gọi là giám đốc quản trị rủi ro (Risk Manager). Bộ phận này nếu kịp thời phát hiện và xử lý những rủi ro khi chúng chỉ mới vừa xuất hiện sẽ giúp cho bộ máy doanh nghiệp luôn vận hành suôn sẻ. Và một khi “cơ thể” doanh nghiệp vững mạnh, hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận sẽ tăng lên.

Nhạy bén với thời cuộc, đo lường hết các khó khăn và rủi ro, tìm được những giải pháp hiệu quả nhất khắc phục cho hoạt động đầu tư, kinh doanh, doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển bền vững

Sau đây là một số phương pháp đối phó rủi ro như:

Tránh rủi ro: Tránh rủi ro là việc không thực hiện các hành vi có thể gây ra rủi ro. Phương pháp này có ưu điểm là có thể tránh được tất cả các rủi ro. Nhưng chính việc không thực hiện các hành vi để tránh rủi ro lại đồng nghĩa với việc đánh mất cơ hội tìm kiếm lợi nhuận. Ví dụ khi anh có ý tưởng kinh doanh một ngành nghề nào đó nhưng lại lo ngại các quy định của pháp luật về ngành nghề đó quá nhiêu khê và không rõ ràng nên đã từ bỏ ý tưởng kinh doanh đó và đánh mất cơ hội kiếm lời.

Giảm nhẹ rủi ro: Giảm thiểu rủi ro là việc làm giảm các tác hại do rủi ro tác động đến doanh nghiệp. Khi xảy ra rủi ro người ta tìm mọi cách để giảm bớt các tác hại của chúng. Phương pháp này thường được sử dụng để ứng phó với các loại rủi ro không thể tránh.

Kiềm chế rủi ro: Kiềm chế rủi ro là một trong những phương pháp xử lý rủi ro hiệu quả nhất. Phương pháp này thường được ứng dụng trong trường hợp thiệt hại do rủi ro gây ra thì nhỏ nhưng cơ hội tìm kiếm lợi nhuận lại rất lớn. Trong trường hợp này người ta thường chấp nhận rủi ro để đổi lấy lợi nhuận, đồng thời tiến hành các biện pháp để kiềm chế tác hại của rủi ro. Để tiến hành phương pháp này cần phải đảm bảo nguyên tắc lợi nhuận mang lại phải lớn hơn thiệt hại do rủi ro tác động.

Chuyển dịch rủi ro: Chuyển dịch rủi ro là việc chuyển việc chịu hậu quả rủi ro có thể xảy ra từ một doanh nghiệp sang cho người khác bằng việc trả một khoản chi phí. Ví dụ, một hãng kinh doanh taxi trả một khoản tiền để mua bảo hiểm cho thân vỏ xe và bảo hiểm nghề nghiệp cho lái xe. Nếu tai nạn xảy ra thì hậu quả rủi ro sẽ chuyển sang công ty bảo hiểm gánh chịu. Tương tự, một ngân hàng đã mua bảo hiểm cho các quyết định của Hội đồng quản trị phòng trường hợp quyết định đó là sai lầm gây ra các rủi ro cho ngân hàng đó.

Với mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước thì Đầu tư có vai trò quyết định đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, có ý nghĩa lớn nhằm duy trì và nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế đó. Trong thời đại hiện nay, Việt Nam đã hội nhập và đối mặt với nhiều cơ hội cũng như thách thức mới. Nền kinh tế mở cửa đã thu hút được một lượng không nhỏ nguồn vốn đầu tư cho nhu cầu trong nước và chính lượng vốn đó đã góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển đất nước.Trong tinh hình mới nước ta cần có chủ trương, đường lối đúng đắn trong kế hoạch cụ thể cho đầu tư phát triển của đất nước. Cân đối hài hoà giữa phát triển kinh tế và ổn định xã hội, xác định các chỉ tiêu của nền kinh tế : Tổng vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư như thế nào cho hợp lí, quản lí đầu tư như thế nào cho hiệu quả là thách thức rất lớn. Điều đó đòi hỏi chúng ta không ngừng tiếp thu và tiếp tục quán triệt sâu sắc các đặc điểm của đầu tư phát triển vào công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư.

Đảm bảo sự quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển vào công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư chính là sự nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, qua đó gián tiếp tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư phục vụ cho phát triển đất nước, là công cụ giúp thực hiện các chỉ tiêu phát triển xã hội.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của đầu tư phát triển và sự quán triệt các đặc điểm đó vào công tác quản lý đầu tư (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w