Phân tích công tác bảo quản và sửa chữa máy móc thiết bị.

Một phần của tài liệu Biện pháp nhằm quản lý & sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị tại nhà in Diên Hồng - NXB Giáo Dục (Trang 35 - 37)

IV. Phân tích công tác quản lý, bảo quản và sửa chữa, hiện đại hoá máy móc thiết bị tại Nhà máy.

2. Phân tích công tác bảo quản và sửa chữa máy móc thiết bị.

Công tác sửa chữa máy móc thiết bị là một hoạt động hết sức quan trọng, nó ảnh hởng tới rất nhiều vấn đề khác nhau nh : vấn đề sử dụng thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị, tới vấn đề huy động công suất thực tế của máy vào sản xuất, tới chất lợng sản phẩm đầu ra Qua đó ảnh h… ởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác sửa chữa tốt sẽ đảm bảo máy móc thiết bị hoạt động trơn tru, luôn trong tình trạng tốt, giảm bớt thời gian ngừng máy, tăng thời gian hoạt động thực tế của máy móc, đảm bảo chất lợng sản phẩm đầu ra, giảm tối đa phế phẩm, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp.

Nội dung của công tác này bao gồm: việc theo dõi, kiểm tra, xác định trạng thái hoạt động của máy móc thiết bị nhằm lập kế hoạch bảo dỡng, sửa chữa máy móc thiết bị định kỳ hoặc đột xuất.

Hiện tại Nhà máy có các hình thức sửa chữa sau: bảo dỡng máy móc hàng ngày, hàng tuần và sửa chữa khi có sự cố. Hệ thống tổ chức sửa chữa bảo dỡng máy móc thiết bị đợc thực hiện nh sau:

•Tổ Cơ điện chịu trách nhiệm sửa chữa vừa và sửa chữa lớn.

•Phân xởng chịu trách nhiệm sửa chữa nhỏ thiết bị do mình phụ trách.

•Công nhân vận hành máy chịu trách nhiệm bảo dỡng máy móc thiết bị đợc giao sử dụng.

Nh vậy, Nhà máy thực hiện hình thức sửa chữa hỗn hợp. Thực hiện sửa chữa phân tán đối với các loại hỏng hóc thông thờng và đợc thực hiện trực tiếp bởi các phân xởng sản xuất với biên chế bình quân mỗi phân xởng từ 1 đến 2

công nhân kỹ thuật làm nhiệm vụ sửa chữa. Còn đối với trờng hợp sửa chữa lớn, nếu thuận lợi, Nhà máy sẽ tập trung đa về cho tổ Cơ điện sửa chữa hoặc thuê ngoài.

Đối với từng phân xởng, sẽ phải thực hiện bảo dỡng máy hàng ngày, hàng tuần và sửa chữa thông thờng khi máy có sự cố. Hàng ngày ở mỗi ca sản xuất, vào đầu và cuối ca làm việc công nhân đứng máy phải kiểm tra, lau chùi và tra dầu mỡ cho máy móc thiết bị. Nếu phát hiện có bộ phận nào dơ dão có thể sẽ hỏng, nếu sửa chữa đợc thì sửa chữa còn nếu không thì phải thông báo cho ngời phụ trách.

Hàng tuần máy móc đợc bảo dỡng, trách nhiệm thuộc về công nhân kỹ thuật của mỗi phân xởng và dới sự giám sát của PGĐ sản xuất - kỹ thuật và tổ Cơ điện. Thời gian bảo dỡng máy hàng tuần nh sau:

•Máy in offset 1 và 2 màu : 2h/ca/tuần.

•Máy in offset 4 màu : 4h/ca/tuần.

•Các máy móc thiết bị khác : 1h/ca/tuần.

Thời gian bảo dỡng phải đợc ấn định theo lịch cụ thể. Và phải đợc thông báo cho PGĐ và tổ Cơ điện.

Ngoài việc bảo dỡng máy hàng tuần nh vậy, thì Nhà máy còn có hình thức sửa chữa máy khi có sự cố:

Đối với những hỏng hóc thông thờng, trách nhiệm sửa chữa thuộc về công nhân vận hành máy hoặc công nhân kỹ thuật thuộc phân xởng.

Còn đối với sửa chữa vừa và sửa chữa lớn; khi có hỏng hoặc có dấu hiệu hỏng mà không thuộc trách nhiệm sửa chữa của phân xởng thì quản đốc sẽ thông báo cho PGĐ sản xuất - kỹ thuật và tổ Cơ điện để lập biên bản, xác định nguyên nhân và tìm giải pháp để tiến hành sửa chữa.

Thực tế, Nhà máy vẫn cha bao giờ thực hiện một đợt sửa chữa lớn nào, đó là do hiện nay máy móc thiết bị đã cũ, đã sản xuất từ lâu nên trên thị trờng không có các phơng tiện thiết bị để có thể thay thế toàn bộ, mà nếu có thì chi phí lại gần bằng với dầu t mua sắm mới. Và điều đó đã hạn chế khả năng hiện đại hoá máy móc thiết bị trên cơ sở máy móc thiết bị hiện có và cũng là do tâm lý muốn tận dụng triệt để giá trị sử dụng của máy.

Nhà máy cũng không có kế hoạch sửa chữa dự phòng mà chỉ có việc bảo dỡng máy hàng ngày, hàng tuần và thông qua đó thì phát hiện các bộ phận bị hỏng và các bộ phận có dấu hiệu hỏng để sửa chữa, nh vậy thì có thể phát hiện kịp thời sự cố để có thể sửa chữa ngay, nhng với trình độ của ngời công nhân vận hành máy và công nhân kỹ thuật cha thể phát hiện đợc hết những hỏng hóc có thể xảy ra. Vì vậy mà khi sự cố xảy ra thì mới tiến hành sửa chữa nên nhiều khi thiếu vật t, phụ tùng cho công tác sửa chữa. Cộng với biên chế chỉ có 6 ngời trong tổ Cơ điện trong đó chỉ có 3 ngời làm nhiệm vụ sửa chữa thì việc ách tắc trong sửa chữa là không thể tránh khỏi, do đó làm tăng thời gian ngừng máy để sửa chữa.

Một phần của tài liệu Biện pháp nhằm quản lý & sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị tại nhà in Diên Hồng - NXB Giáo Dục (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w