Hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế, cụ thể:
- Sửa đổi Luật các các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp lý liên quan khác do Luật được xây dựng trên quan điểm chỉ quy định những nội dung chủ yếu, bao quát, còn những nội dung cụ thể là do Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn nên phát sinh nhiều văn bản hướng dẫn dưới Luật. Do chủ yếu là quy định chung nên Luật chưa đưa ra các quy định cụ thể cho nhiều hoạt động của TCTD như cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng, độc quyền, điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán,…; các quy định chưa cập nhật được những chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất nên hoạt động của các tổ chức tín
dụng bị bó hẹp, khó tiếp cận và hội nhập quốc tế. Điều này gây khó khăn cho các ngân hàng trong đó có BIDV trong việc thực hiện các mục tiêu hoạt động kinh doanh và nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tiến hành rà soát, bổ sung và chỉnh sửa cơ chế, chính sách và các văn bản phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, đặc biệt là thực hiện các cam kết WTO. Theo đó, đổi mới và hoàn thiện căn bản cơ chế, chính sách về tín dụng, bảo đảm tiền vay, ngoại hối, huy động vốn, thanh toán và các dịch vụ tài chính khác theo hướng NHNN hạn chế can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, tăng cường quyền tự chủ kinh doanh của các tổ chức tín dụng nói chung và BIDV nói riêng. Tiếp tục hoàn thiện các Luật, Nghị định, văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến hoạt động tiền tệ, ngân hàng để tạo tính đồng bộ, tính nhất quán và hoàn thiện dần nền tảng pháp luật cho hoạt động của toàn bộ nền kinh tế;
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa NHNN với các Bộ, ngành trong điều hành chính sách tiền tệ như ban hành Nghị định về sự phối kết hợp giữa các bộ ngành trong việc cung cấp thông tin về hoạt động tiền tệ, ngân hàng của các tổ chức khác;
- Nghiên cứu xây dựng khung pháp lý cho các mô hình tổ chức tín dụng mới, các tổ chức có hoạt động mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức tín dụng (công ty xếp hạng tín dụng, công ty môi giới tiền tệ) nhằm phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng. Đồng thời, cần xây dựng cơ chế định giá phù hợp hơn với điều kiện thị trường và những chế tài hiệu quả đối với việc thu hồi tài sản nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng, đặc biệt là BIDV (có tỷ trọng khoản vay có tài sản đảm bảo cao), thuận lợi hơn trong việc định giá cũng như thu hồi các tài sản đảm bảo. - Bên cạnh đó, Chính phủ cần tiếp tục tăng cường chỉ đạo các Bộ, ngành có sự phối hợp để đảm bảo giữ ổn định kinh tế vĩ mô (lạm phát ở mức thấp,
cán cân thanh toán ổn định, tình hình ngân sách lành mạnh), tiếp tục áp dụng các giải pháp tạo môi trường lành mạnh, bình đẳng và minh bạch cho hoạt động tiền tệ - ngân hàng.
Hỗ trợ BIDV nói riêng để nâng cao năng lực tài chính, đặc biệt là giai đoạn trước cổ phần hóa:
- Phê duyệt cấp bổ sung vốn điều lệ cho BIDV và cho phép BIDV hạch toán tăng vốn điều lệ, giúp BIDV đạt mục tiêu tỷ lệ an toàn vốn CAR theo IFRS >8%.
- Chỉ đạo các Ban, ngành tiếp tục hỗ trợ BIDV trong việc giải quyết các khoản nợ chỉ định tồn đọng thông qua hỗ trợ nguồn vốn tương ứng 100% dư nợ trên và chuyển toàn bộ các khoản nợ này sang DATC để xử lý. - Chỉ đạo các Ban, ngành hỗ trợ BIDV trong việc tiến hành quá trình cổ
phần hóa cũng như việc chuyển đổi mô hình thành tập đoàn tài chính.