Giải pháp nâng cao khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu Năng lực tài chính của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn hội nhập WTO thực trạng và giải pháp (Trang 97 - 99)

Khả năng sinh lời của ngân hàng hiện nay là khá tốt. Tuy nhiên, ngân hàng cần tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp nhằm duy trì và nâng cao khả năng sinh lời trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để nâng cao khả năng sinh lời cho ngân hàng, một mặt, BIDV cần tăng cường doanh thu, mặt khác cần quản lý chi phí hợp lý và hạn chế các khoản làm suy giảm lợi nhuận (như nợ xấu). Cụ thể:

+ Tăng doanh thu: Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, số lượng ngân hàng cổ phần và ngân hàng nước ngoài ngày càng tăng thì việc duy trì và tăng doanh thu là một thử thách không nhỏ. Do đó, BIDV cần xây dựng một chính sách khách hàng chi tiết cho từng loại hình khách hàng, từng sản phẩm để từ đó có những cơ chế đối với các khách hàng phù hợp. Với mô hình mới, các chi nhánh và bộ phận quan hệ khách hàng tại hội sở chính cần được nâng cao hơn nữa kỹ năng về quan hệ và quản lý khách hàng nhằm giữ và mở rộng cả về số lượng khách hàng và doanh số. Bên cạnh đó, BIDV cần mở rộng danh mục sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm kết hợp, hỗ trợ (như vấn tin qua điện thoại, internet banking, home banking, …) để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của BIDV. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng cũng là một yếu tố cạnh tranh quan trọng để thu hút khách hàng.

Như vậy, trong giai đoạn tới, BIDV cần tập trung phát triển một hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng và toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam bằng việc tiếp tục cải tiến chất lượng và hiệu quả của dịch vụ ngân hàng truyền thống, bắt kịp hệ thống ngân hàng hiện đại và cung cấp các dịch vụ tài chính có sử dụng công nghệ cao, có thể cung cấp các dịch vụ gia tăng cho khách hàng.

+ Quản lý chi phí: Chi phí gồm hai loại chính là chi trực tiếp cho hoạt động kinh doanh như chi trả lãi tiền gửi, lãi tiền vay, các khoản phí nghiệp vụ,… và chi cho hoạt động quản lý như chi về lương cho nhân viên, chi về tài sản, trang thiết bị, các khoản thuế và lệ phí,...

 Về chi phí trực tiếp cho hoạt động kinh doanh: Ngân hàng cần tăng huy động từ các nguồn tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp - nguồn vốn có chi phí thấp và duy trì khoản huy động vốn từ dân cư - là nguồn vốn ổn định. Theo đó, ngân hàng phải đưa ra hình thức huy động hấp dẫn và chính sách về lãi suất huy động phù hợp trong từng thời kỳ. Ngoài ra, BIDV cần đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ (hiện nay doanh thu từ mảng này mới chỉ chiếm 20% tổng thu nhập hoạt động kinh doanh). Đây là mảng hoạt động có chi phí thấp, ít rủi ro, mang lại nguồn thu ổn định cho ngân hàng. Theo đó, ngân hàng cần hoàn thiện các sản phẩm hiện có và phát triển sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao chất lượng dịch vụ tài trợ thương mại, chuyển tiền,… cùng với chiến lược marketing hiệu quả nhằm duy trì khách hàng truyền thống và mở rộng khách hàng mới.

 Về chi phí hoạt động: Trong các năm qua, BIDV quản lý chi phí khá tốt với chỉ tiêu hiệu quả (chi phí hoạt đông/tổng thu nhập hoạt động luôn ở mức hợp lý). Tuy nhiên, trong thời gian tới, việc hiện đại hoá ngân hàng cùng với việc mở rộng mạng lưới, đẩy mạnh các hoạt động marketing để nâng cao khả năng cạnh tranh sẽ khiến cho chi phí của ngân hàng tăng đáng kể. Do đó, ngân hàng cần tiếp tục duy trì việc kiểm soát chi phí, hạn chế các chi phí lãng phí nhằm tối đa hoá lợi nhuận.

+ Hạn chế nợ xấu: Các giải pháp nâng cao chất lượng tài sản sẽ giúp ngân hàng hạn chế nợ xấu, nhờ đó giảm áp lực đối với các khoản dự phòng và tăng khả năng sinh lời cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Năng lực tài chính của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn hội nhập WTO thực trạng và giải pháp (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)