Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý

Một phần của tài liệu Năng lực tài chính của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn hội nhập WTO thực trạng và giải pháp (Trang 95 - 97)

Khả năng quản lý là một trong những điểm yếu chính của các ngân hàng Việt Nam nói chung, của BIDV nói riêng so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Lợi ích học hỏi kinh nghiệm quản lý của các ngân hàng nước ngoài khi Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, việc học hỏi kinh nghiệm đó như thế nào, áp dụng những điều đó vào thực tế ngân hàng sao cho hợp lý và hiệu quả mới là một bài toán khó. Vì vậy, cần có những giải pháp mang tính chất dài hạn cho vấn đề này.

Đầu tiên và trước hết, BIDV cần nâng cao năng lực của Ban lãnh đạo, đặc biệt là năng lực quản lý các nguồn lực tài chính. Đây là khó khăn chung của các

lãnh đạo của các ngân hàng Việt Nam hiện nay, đặc biệt là với BIDV khi ngân hàng chuyển đổi sang mô hình ngân hàng cổ phần và sau này là tập đoàn tài chính ngân hàng. Để đáp ứng được yêu cầu của mô hình mới và đòi hỏi của hội nhập, Ban lãnh đạo cần nhanh nhạy hơn trước những biến động của nền kinh tế trong nước cũng như thế giới, chuyên nghiệp hơn trong công tác quản trị điều hành, học hỏi những kinh nghiệm quản lý của các ngân hàng nước ngoài. Hiện nay BIDV đã rất chú trọng vấn đề này và cũng tham gia nhiều khoá đào tạo trong và ngoài nước cho Ban lãnh đạo, tuy nhiên, việc đầu tư thời gian của Ban lãnh đạo vào các khoá học này là chưa đủ. Trong thời gian tới, khi BIDV cổ phần hoá và có nhà đầu tư chiến lược nước ngoài thì cần tranh thủ sự giúp đỡ hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý từ phía họ. Mặt khác, với nguồn hỗ trợ của WB qua dự án hỗ trợ kỹ thuật (TA), BIDV cần tiếp tục khai thác để đào tạo Ban lãnh đạo cấp cao, đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị trường trong giai đoạn hội nhập.

Tuy nhiên, để làm được điều đó thì Ban lãnh đạo cần thay đổi từ chính tư duy lãnh đạo. Ban lãnh đạo cần là những người đi đầu nhận thức được sự cần thiết của việc phải chuyển đổi cũng như tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng để đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Thứ hai, BIDV cần nâng cao hiệu quả quản lý vốn bằng cơ chế quản lý thống nhất tại hội sở chính thông qua việc tiếp tục hoàn thiện và vận hành thông suốt mô hình mới chuyển đổi. Tuy mô hình mới hiện nay của BIDV đã theo thông lệ quốc tế là hướng về khách hàng và theo sản phẩm, tập trung thẩm quyền về hội sở chính, đảm bảo tách bạch chức năng của Hội đồng quản trị và Ban điều hành nhưng việc triển khai mô hình một cách thông suốt là không đơn giản. Ngoài ra, cần phải có chiến lược cụ thể cho từng khách hàng, từng sản phẩm để việc huy động và sử dụng vốn mới đạt kết quả cao nhất. Hơn nữa, BIDV cần có các thành viên độc lập trong Ban lãnh đạo (không phải do Nhà nước đề cử) để đảm bảo các quyết định không bị ảnh hưởng quá nhiều từ phía Chính phủ. Ngân hàng cũng cần chuẩn hoá các quy trình và thủ tục quản lý theo hướng đồng bộ, hiện đại và tự động hóa. Cần đầu tư phát huy vai trò của các đơn vị quan trọng như quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro tác

nghiệp và rủi ro thị trường, và hội đồng ALCO đang còn rất sơ khai, để đảm bảo công tác quản lý rủi ro và quản lý thanh khoản của ngân hàng đạt hiệu quả cao.

Về quản lý thông tin, ngân hàng cần phát huy những ưu điểm đã có và tiếp tục hoàn thiện để giúp quản lý các thông tin tài chính một cách chính xác và hiệu quả. Cụ thể, ngoài các báo cáo tài chính theo cả hai chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế, ngân hàng cần có các báo cáo phân tích rủi ro thị trường và thanh khoản thường xuyên. BIDV cần tiếp tục thực hiện các khuyến nghị mà tổ chức định hạng tín nhiệm Moody’s đã đưa ra nhằm nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng. Mặt khác, việc hoàn thiện và đi vào vận hành hệ thống quản lý thông tin (MIS) cũng là đòi hỏi cấp thiết của một ngân hàng hiện đại để đảm bảo tính cập nhất, chính xác và thống nhất thông tin trong toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu Năng lực tài chính của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn hội nhập WTO thực trạng và giải pháp (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)