Căn cứ vào Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm

Một phần của tài liệu Ngăn chặn nạn phá rừng để giải quyết vấn đề nghèo đói do suy thoái rừng gây ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam (Trang 59 - 60)

Với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày này, các nhu cầu về sản xuất gia tăng mạnh mẽ, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta có nhiều thay đổi so với giai đoạn trước. Nhiều quy định trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (1991) không còn phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước và công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Từ đó mà việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ và Phát triển rừng là rất cần thiết nhằm đáp ứng với yêu cầu thực tiễn.

Ký họp thứ 6, khóa XI, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 (sửa đổi và bổ sung Luật năm 1991). Đây là một đạo luật quan trọng, thể hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Việc sửa đổi Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, đã thể hiện quan

điểm, chỉ đạo của nhà nước:

 Thể chế hóa những chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, cụ thể hóa Hiến pháp, đồng bộ với Luật Đất đai năm 2003, và các văn bản có liên quan phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội:

- Hoàn thành việc giao đất, giao rừng ổn định và lâu dài theo hướng xã hội hóa lâm nghiệp.

- Có chính sách đảm bảo cho người làm nghề rừng sống được bằng nghề rừng.

Kết hợp nông, lâm nghiệp và có chính sách hỗ trợ định canh định cư ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi.

- Ngăn chặn nạn đốt phá rừng. Đẩy mạnh trồng rừng kinh tế, tạo nguồn gỗ trụ mỏ, nguyên liệu cho công nghiệp bột giấy, công nghiệp chế biến gỗ, và làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu, nâng cao giá trị sản phẩm rừng.

 Kế thừa những quy định còn phù hợp ở Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 1991, bổ sung những quy định mới đáp ứng nhu cầu thực tiễn.  Quy định rõ hơn trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung

ương và các cấp chính quyền địa phương trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Quy định rõ quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. Tạo động lực kinh tế thu hút cá nhân, tổ chức tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho đồng bào sống ở vùng rừng núi và những người nghề rừng.

Một phần của tài liệu Ngăn chặn nạn phá rừng để giải quyết vấn đề nghèo đói do suy thoái rừng gây ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam (Trang 59 - 60)