Phát triển chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ tại các vùng cao của miền núi phía Bắc

Một phần của tài liệu Ngăn chặn nạn phá rừng để giải quyết vấn đề nghèo đói do suy thoái rừng gây ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam (Trang 67 - 71)

miền núi phía Bắc

Mặc dù là nơi cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến gỗ và LSNG ở miền Bắc, nhưng tại vùng MNPB, đặc biệt là các vùng cao lại có con số rất

hạn chế về các cơ sở chế biến lâm sản. Theo số liệu điều tra ở trên cho thấy, số lao động tham gia vào chế biến lâm sản ở MNPB cũng vẫn còn hạn chế.

Giải pháp này thực chất là giải pháp tạo công ăn việc làm cho người dân từ rừng và phát triển lâm nghiệp. Một mặt, giải pháp này tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ, giúp người dân tiêu thụ sản phẩm từ những khu rừng hợp pháp của hộ gia đình của cộng đồng. Một mặt thì tận dụng nguồn lao động dồi dào tại các địa phương sở tại. Với công việc ổn định thì nguồn thu của người dân có thể đươc đảm bảo bền vững. Ngoài việc tạo thu nhập cho người dân, giải pháp này còn góp phần tạo động lực cho người dân và cộng đồng gây trồng cây gỗ và LSNG để tiếp tục tạo nguồn thu lâu dài cho mình

Với giải pháp này thì cần phải có các hoạt động:

- Nhà nước cần đầu tư, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường giao thông

- Hỗ trợ vốn để hình thành, phát triển các làng nghề như làng nghề mây tre đan và các doangh nghiệp chế biến gỗ và LSNG

- Phát triển các thiết bị chế biến gỗ và LSNG có quy mô và công suất nhỏ để tận thu nguyên liệu và phế liệu tại rừng, phù hợp với điều kiện ở vùng cao, vì ở đây nguyên liệu không tập trung mà còn phân tán ỏ nhiều cánh rừng nhỏ.

- Nhà nước cần hỗ trợ vốn để liên kết, tạo mạng lưới chế biến gỗ và LSNG vùng cao, để tạo hiệu quả cho việc sản xuất chế biến, tránh thất thoát, chi phí cao khi sản xuất với quy mô nhỏ.

KẾT LUẬN

Thông qua việc nghiên cứu suy thoái rừng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo đói ở các tỉnh của miền núi phía Bắc, cho thấy để giải quyết triệt để vấn đề nghèo đói ở đây không chỉ cần sự vào cuộc của các tổ chức kinh tế, xã hội mà còn phải có sự tham gia của các tổ chức môi trường. Nếu các chương trình xóa đói giảm nghèo chỉ quan tâm đến vấn đề làm sao để nâng cao mức sống, hay các vai trò xã hội cho người dân thì sẽ không thành công ở những vùng, địa phương chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của những tác động xấu do môi trường đem lại, nhất là đối với các tỉnh ở MNPB

Đại đa số người dân ở MNPB sống gắn bó và phụ thuộc vào rừng. Ngoài việc đảm bảo về vấn đề thu nhập, kinh tế cho con người, thì rừng còn là một trung tâm điều hòa thời tiết, khí hậu, hạn chế những thảm họa của thiên nhiên cho đời sống của con người, gần hơn nữa là những người dân sống gần và phụ thuộc vào rừng.

Nếu kinh tế, thu nhập của người dân cứ tăng nhờ hưởng lợi từ những nguồn tài nguyên của rừng, còn rừng thì ngày càng nghèo nàn dẫn đến suy thoái thì khi đó môi trường sống của người dân sẽ không được bảo vệ trước những thảm họa mà thiên nhiên gây ra. Như vậy người dân có thể lại rơi vào tình trạng nghèo đói như trước khi thực hiện các chương trình XĐGN, sau mỗi đợt tàn phá của thiên tai.

Như vậy để đảm bảo cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở miền núi phía Bắc cần phải kết hợp, lồng ghép các chương trình cải tạo, bảo vệ môi trường, cụ thể hơn là bảo vệ rừng với các chương trình kinh tế,xã hội. Chủ trương thực hiện đồng bộ các giải pháp kinh tế, môi trường, xã hội ở các cấp, các ngành từ Trung ương đến tận các thôn bản có rừng.

Những giải pháp mà tôi đã nêu ra ở trên có thể dưới một hình thức nào đó đã được triển khai ở các địa phương của MNPB, tuy nhiên cho đến nay, vẫn

chưa cho hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao đời sống người dân. Và để các giải pháp đạt được hiệu quả thì phải có sự thực hiện đồng bộ tất cả các giải pháp đó trong cùng một thời gian, một không gian, nếu tách riêng và thực hiện ở các thời điểm khác nhau thì giải pháp đó sẽ không đưa lại một kết quả mong muốn, thậm chí còn gây lãng phí một nguồn vốn khá lớn của nhà nước, của các tổ chức và của người dân.

Một phần của tài liệu Ngăn chặn nạn phá rừng để giải quyết vấn đề nghèo đói do suy thoái rừng gây ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam (Trang 67 - 71)