Tăng cường năng lực quản lý của các cơ quan có chức năng phục hồi và bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Ngăn chặn nạn phá rừng để giải quyết vấn đề nghèo đói do suy thoái rừng gây ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam (Trang 63 - 65)

phục hồi và bảo vệ rừng

Đối với lực lượng quản lý bảo vệ rừng, lực lượng kiểm lâm

Một trong những nguyên nhân của tình trạng mất rừng cũng là do tình trạng buông lỏng quản lý của các cơ quan, cán bộ có chức năng và nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên cũng phải bàn đến sự phức tạp về địa hình của các tiểu vùng miền núi phía Bắc, làm cho việc quản lý và bảo vệ các khu rừng ở đây trở nên khó khăn rất nhiều đối với đội ngũ kiểm lâm. Trong khi đó đội ngũ kiểm lâm ở đây được phân bố rất mỏng, nên thường bị lâm tặc lợi dụng sơ hở để tấn công rừng, không những thế kiểm lâm còn bị cả lâm tặc tấn công.

Luôn luôn có các lớp bồi dưỡng về đạo đức và nghiệp vụ cho các thành viên trong đội ngũ. Có thể khuyến khích người dân bản địa có kiến thức tham gia công tác này đóng vai trò như một cán bộ kiểm lâm. Để có được những cán bộ kiểm lâm tận tâm tận lực với nghề thì nhà nước phải có chính sách hỗ trợ khuyến khích, đảm bảo cuộc sống cho họ nơi núi rừng. Đồng thời cũng phải có những hình thức xử phạt nghiêm minh đối với những cán bộ biến chất, phải thanh trừ triệt để những trường hợp đó ra khỏi đội ngũ kiểm lâm.

Đối với cán bộ cơ sở cấp xã, thôn, bản

Đồng thời cũng phải nâng cao năng lực, hiểu biết cho các cán bộ lâm nghiêp, đặc biệt là các cán bộ cấp xã, cấp thôn bản ở địa phương. Vì một thực trạng còn tồn tại ở các địa phương của miền núi phía Bắc, đó là vẫn còn nhiều người dân chưa am hiểu hay chưa được phổ biến các chính sách hay cách thức thi hành các văn bản luật đặc biệt là những quyết định, hay những chương trình bảo vệ và phát triển rừng, trong đó có nâng cao thu nhập của người dân. Một trong những nguyên nhân của thực trạng đó là sự hạn chế trong năng lực và trình độ của các cán bộ địa phương. Đôi khi vì sự hạn chế đó mà có trường hợp phổ biến thiên lệch các quyết định của nhà nước cho dân. Ví dụ như trong quyết định về hưởng lợi của người dân trong công tác giao đất, giao rừng, các cán bộ ở một số địa phương của Sơn La đã nóng vội phổ biến cho người dân khai thác rừng với giá trị lớn hơn rất nhiều so với quy định. Vì cán bộ địa phương là những người cầm cân, đẩy mực, có vai trò quan trọng trong việc phổ biến thông tin của cấp trên tới người dân, và có vai trò đặc biệt quan trong hơn ở các khu vực miền núi, nên đòi hỏi họ phải có kiến thức, hiểu biết, có khả năng thuyết phục hướng dẫn người dân địa phương tham gia,làm theo đúng theo chủ trương..

Vì vậy cần mở các lớp tập huấn về năng lực quản lý, nâng cao hơn nữa trình độ văn hóa, đặc biệt là những kiến thức liên quan đến rừng, lâm nghiệp

cho cán bộ các địa phương miền núi phía Bắc, vì thế mạnh của những địa phương này là lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu Ngăn chặn nạn phá rừng để giải quyết vấn đề nghèo đói do suy thoái rừng gây ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam (Trang 63 - 65)