Phát triển kinh tế rừng trồng tại các địa phương vùng cao

Một phần của tài liệu Ngăn chặn nạn phá rừng để giải quyết vấn đề nghèo đói do suy thoái rừng gây ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam (Trang 66 - 67)

Đại bộ phận các hộ gia đình, cộng đồng ở MNPB đã được giao đất, giao rừng. Nhưng phần lớn sau khi nhận đất rừng thì người dân mới chỉ chú ý đến việc bảo vệ, tuần tra chống khai thác trộm gỗ và LSNG, phòng chống cháy rừng, sản xuất nông nghiệp trên đất rừng và khai thác LSNG có trong rừng của mình, mà chưa chú trọng vào việc trồng rừng và gây trồng các loại LSNG hiện đang trở nên khan hiếm ở các khu rừng tự nhiên. những hoạt động đó của người dân và cộng đồng mang lại thu nhập nhỏ lẻ, manh mún không ổn định cho chủ rừng.Cũng đã xuất hiện nhiều mô hình, nhiều vùng gây trồng LSNG

như tre, nứa, thảo quả, nhưng con số này vẫn còn nhỏ so với cả vùng MNPB. Với giải pháp phát triển kinh tế rừng trồng vùng cao sẽ tạo được thu nhập lâu dài và ổn định cho người dân, cộng đồng giữ rừng. Thực chất của việc phát triển kinh tế rừng trồng là tạo vùng nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến gỗ và LSNG, hay tạo nơi tiêu thụ sản phẩm rừng cho các cộng đồng dân cư. Ngoài ra còn tạo được công ăn việc làm cho người dân sở tại bằng việc các cơ sở chế biến sử dụng luôn nguồn lao động tại chỗ. Tuy nhiên với giải pháp này đòi hỏi phải đầu tư theo hướng thâm canh và có quy mô lớn. Vậy có thể áp dụng nó đối với các vùng cao có rừng trồng tập trung, điển hình đối với những khu rừng thuộc quản lý của các cộng đồng dân cư.

Để thực hiện được giải pháp này cần phải có các hoạt động sau:

- Vì việc trồng rừng để tạo ra nguồn nguyên liệu mang tính chất dài hạn, có nghĩa sau một thời gian dài người dân mới đươc hưởng lợi nên Nhà nước và các tổ chức khuyến nông khuyến lâm phải hỗ trợ vốn và nghiên cứu tạo giống cây, con có năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán của của mỗi vùng miền, giúp bà con tham gia sản xuất và gây trồng

- Hình thành các cơ sở chế biến lâm sản tại những khu rừng tập trung có quy mô lớn. Đồng thời phải hình thành các hệ thống dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Nhà nước cần phải hỗ trợ cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và thu mua nguyên liệu của các cơ sở chế biến.

Giải pháp này gắn liền với việc giao đất giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn bản quản lý.

Một phần của tài liệu Ngăn chặn nạn phá rừng để giải quyết vấn đề nghèo đói do suy thoái rừng gây ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam (Trang 66 - 67)