Quản lý chi ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thu-chi ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn (Trang 25 - 30)

1.2.3.2.1. Nhiệm vụ chi của ngân sách xã:

Chi ngân sách xã gồm: chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Căn cứ chế độ phân cấp quản lý kinh tế-xã hội của Nhà nước, các chính sách chế độ về hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của xã, HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp nhiệm vụ chi cụ thể cho ngân sách xã ( nội dung cụ thể được quy định tại điểm 2 mục I phần II Thông tư số 60/2003/TT-BTC).

1.2.3.2.2. Một số vấn đề chung về quản lý chi ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước:

* Mục đích của công tác quản lý chi ngân sách xã:

- Tăng cường kỷ luật tài chính và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực tài chính; đồng thời, ngăn chặn và khắc phục tình trạng quan liêu, tham nhũng. Thông qua đó, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước ở cơ sở.

HỨA LỊCH THIỆP LỚP NGÂN HÀNG K36

- Phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân trong xã nhằm động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội, tăng cường đoàn kết nông thôn, cải thiện dân sinh, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của Đảng bộ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội ở xã trong sạch, vững mạnh.

- Xoá bỏ cơ chế làm thay, làm hộ; giao trách nhiệm và nghĩa vụ đầy đủ cho chính quyền xã trong việc lập dự toán cũng như thực hiện các khoản chi bắt buộc theo chế độ, tiêu chuẩn Nhà nước quy định; đồng thời, giao cho xã những nhiệm vụ chi gắn liền với lợi ích trực tiếp của người dân, của cộng đồng để xã chủ động hơn trong quá trình quản lý và điều hành ngân sách.

* Nguyên tắc quản lý chi ngân sách xã:

Thứ nhất, thực hiện quản lý chi ngân sách xã qua KBNN.Theo đó, UBND xã phải mở tài khoản tại KBNN, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của KBNN và cơ quan tài chính trong việc lập, chấp hành, kế toán và quyết toán ngân sách xã; đồng thời, xã được mở tài khoản tiền gửi tại KBNN để gửi các khoản tiền không thuộc ngân sách xã, KBNN không kiểm soát các khoản tiền này. Đối với các xã có khó khăn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, chưa có điều kiện quản lý thu-chi trực tiếp qua KBNN; UBND tỉnh, thành phố phải có phương án cụ thể trình HĐND tỉnh quyết định cơ chế quản lý phù hợp và báo cáo Bộ Tài chính.

Thứ hai, chi ngân sách xã chỉ được thực hiện khi có đầy đủ các điều kiện theo quy định của Luật NSNN. Cụ thể, các khoản chi phải có trong dự toán được giao, trừ trường hợp dự toán và phân bổ dự toán chưa được cấp có thẩm quyền quyết định và chi từ nguồn tăng thu, nguồn dự phòng ngân sách; đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức quy định; được Chủ tịch UBND xã hoặc người được uỷ quyền quyết định chi.

Thứ ba, cấp phát ngân sách xã được thực hiện bằng lệnh chi tiền, song KBNN có trách nhiệm kiểm soát chi ngân sách xã như đối với các khoản chi theo HỨA LỊCH THIỆP LỚP NGÂN HÀNG K36

dự toán của các cấp ngân sách khác: Trên lệnh chi tiền phải ghi cụ thể, đầy đủ chương, loại, khoản, mục, tiểu mục theo quy định của mục lục ngân sách Nhà nước, kèm theo bảng kê chứng từ chi; đối với các khoản chi lớn phải kèm theo tài liệu chứng minh. Trường hợp thanh toán một lần có nhiều chương, thì lập thêm bảng kê chi, chi tiết theo mục lục ngân sách Nhà nước, trên bảng kê ghi rõ số hiệu, ngày tháng của lệnh chi ngân sách xã; đồng thời, trên lệnh chi tiền ngân sách xã phải ghi rõ số hiệu của bảng kê, tổng số tiền.

Thứ tư, mọi khoản chi ngân sách xã phải được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ ngân sách và mục lục ngân sách Nhà nước. Các khoản chi bằng hiện vật, ngày công lao động được quy đổi và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo đơn giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Thứ năm, các khoản chi ngân sách xã sai phải được thu hồi: Căn cứ quyết định của UBND xã hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và giấy nộp tiền mặt của Ban Tài chính xã ( nếu có ), KBNN thực hiện việc thu hồi cho ngân sách xã.

Thứ sáu, xã được phép lập quỹ tiền mặt để thanh toán các khoản chi có giá trị nhỏ. KBNN nơi xã giao dịch quyết định định mức tồn quỹ tiền mặt của từng xã trên cơ sở đề nghị của UBND xã.

* Nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước trong việc kiểm soát chi ngân sách xã:

- Phạm vi kiểm soát chi ngân sách xã qua KBNN bao gồm: tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, chứng từ chi ngân sách xã; các điều kiện chi.

- Tham gia với các cơ quan hữu quan trong việc kiểm tra tình hình sử dụng ngân sách xã và xác nhận số thực chi ngân sách xã qua KBNN.

- Có quyền tạm đình chỉ, từ chối thanh toán, chi trả trong các trường hợp: không đúng mục đích, đối tượng theo dự toán được duyệt; không đúng chế độ, định mức chi tiêu tài chính Nhà nước; không đủ các điều kiện chi theo quy định.

HỨA LỊCH THIỆP LỚP NGÂN HÀNG K36

1.2.3.2.3. Quy trình kiểm soát các khoản chi của ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước:

*Kiểm soát các khoản chi thường xuyên:

- Điều kiện để được cấp phát thanh toán:

(1) Đã có trong dự toán chi ngân sách xã năm được duyệt.

• Trường hợp chưa có dự toán ngân sách xã được duyệt, việc cấp phát thanh toán căn cứ vào kinh phí tạm cấp của UBND xã cho một số nhiệm vụ chi thiết yêu, trừ các khoản chi mua sắm, sửa chữa.

• Trường hợp có các khoản chi từ nguồn tăng thu so với dự toán ngân sách Nhà nước được giao và từ nguồn dự phòng ngân sách theo quyết định của cấp có thẩm quyền; chi đột xuất ngoài dự toán được duyệt, nhưng không thể trì hoãn được thì việc cấp phát thanh toán được căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền.

• Chi ứng trước dự toán ngân sách xã năm sau, việc cấp phát, thanh toán được căn cứ vào quyết định của Chủ tịch UBND xã.

(2) Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách Nhà nước

(3) Đã được Chủ tịch UBND xã hoặc người được uỷ quyền quyết định chi (4) Có đầy đủ các chứng từ có liên quan được quy định tại tiết 1.4 điểm 1 mục II Thông tư số 79/2003/TT-BTC. Riêng đối với nhóm chi khác, bảng kê chứng từ chi theo mẫu phụ lục số 15 ban hành kèm theo Thông tư số 60/2003/TT- BTC.

- Kiểm soát trước khi cấp phát thanh toán:

HỨA LỊCH THIỆP LỚP NGÂN HÀNG K36

- Khi có nhu cầu chi, ngoài các hồ sơ gửi KBNN một lần, Ban Tài chính xã gửi KBNN nơi giao dịch các hồ sơ, tài liệu sau:

• Đối với các khoản chi thường xuyên: lệnh chi tiền ngân sách xã; bảng kê chi ngân sách xã ( trường hợp cấp một lần có nhiều chương ); giấy đề nghị thanh toán ( khi chuyển từ cấp tạm ứng sang cấp thanh toán ); các hồ sơ khác phù hợp với tính chất của tổng khoản chi.

• Đối với các khoản chi bằng ngày công lao động: lệnh ghi thu ngân sách xã, lệnh chi tiền, bảng kê sử dụng lao dộng, đơn giá ngày công lao động. • Đối với các khoản chi hiện vật: lệnh ghi thu ngân sách xã, lệnh chi tiền,

bảng kê sử dụng tài sản hiện vật, đơn giá quy đổi hiện vật áp dụng cho khu vực.

- Kho bạc Nhà nước kiểm soát hồ sơ, chứng từ chi ngân sách xã, bao gồm:

• Kiểm soát, đối chiếu các khoản chi ghi trên lệnh chi tiền so với dự toán ngân sách xã, đảm bảo khoản chi có trong dự toán ngân sách xã được duyệt, chi tiết theo từng nhóm mục chi, đối với các khoản chi thuộc nhóm 3 còn có trong dự toán ngân sách xã quý của nhóm mục chi này. • Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi phải tuân thủ đúng theo chế độ, tiêu

chuẩn, định mức chi ngân sách Nhà nước do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.Đối với khoản chi chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách Nhà nước, KBNN căn cứ dự toán ngân sách xã đã được duyệt để kiểm soát thanh toán cho xã.

• Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ chứng từ.

HỨA LỊCH THIỆP LỚP NGÂN HÀNG K36

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thu-chi ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w