2. Thực trạng tổ chức hệ thống tiêu thụ của Côngty bia Hà Nộ
2.2.1. Nhận xét chung:
Từ sơ đồ trên, ta thấy rằng: đối với kênh ”d” nó chính là kênh trực tiếp từ Công ty tới người tiêu dùng cuối cùng, nó rất phù hợp với đặc điểm của sản phẩm, mà rõ nét nhất là sản phẩm bia hơi của công ty, kênh này được thể hiện thông qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty, nhưng nó chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong mức tiêu thụ tổng sản phẩm của công ty.
Với kênh “b” là kênh chỉ có một trung gian là người bản lẻ (kênh một cấp)cũng rất phù hợp với đặc tính của sản phẩm bia nhưng tỷ trọng không cao ( chủ yếu là sản phẩm bia hơi) .
Còn chủ yếu là mức tiêu thụ thông qua 2 kênh “ a, c” với loại hình trong kênh gồm 2 trung gian: đại lý (nhà bán buôn,), nhà bán lẻ đã hình thành lên kênh 2 cấp nhằm tăng khả năng kiểm soát chặt chẽ của công ty tới hoạt động tiêu thụ qua các kênh đó, đồng thời còn hạn chế đến mức tối đa có thể về thời gian chu chuyển bia qua các trung gian rồi mới đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Đảm bảo được khả năng phân phối hàng hóa đi khắp các tình phía Bắc, đồng thời nâng cao tính chuyên môn hóa trong phân phối, quay vòng vốn nhanh. Khi ấy nhà sản xuất có điều kiện nâng cao năng suất lao động của mình, tăng khả năng bao phủ thị trường. Tuy nhiên nó cũng đem lại cho những người quản lý các khó khăn nếu như người quản lý thiếu khả năng, chi phí lưu thông sẽ tăng, thời gian lưu thông dài hơn 2 kênh “b, d”, mặt khác nó làm tăng rủi ro. Dù vậy với những ưu thế của chúng mà chúng đã trở thanh 2 kênh phân phối đắc lực nhất của công ty về sản phẩm bia chai và bia lon, còn riêng bia hơi chủ yếu lại tập trung vào 2 kênh “b và d”.